Sử Từ một đòn nghi binh chiến dịch

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Căn cứ núi Bà Đen ở độ cao gần ngàn mét, là trung tâm thông tin của Bộ Tổng tham mưu VNCH để duy trì liên lạc với vùng 3 và vùng 4 chiến thuật, được bảo vệ đến 12 lớp rào kẽm gai, có địa hình hiểm trở và luôn được phi pháo hỗ trợ.
74525755_783065578799160_4056149144199233536_n.jpg

Để góp phần nghi binh cho trận Phước Long và phá vỡ một phần hệ thống thông tin của VNCH, Tiểu đoàn trinh sát 47 Quân Giải phóng được giao nhiệm vụ giải phóng núi Bà Đen. Trận đánh giữa hai bên giằng co ác liệt trong 31 ngày. Đến 7/1/1975, cờ Giải phóng đã được cắm trên đỉnh núi (ảnh).
Hơn cả việc nghi binh thành công cho Phước Long, Quân Giải phóng đã nắm giữ được một vị trí rất chiến lược. Với núi Bà Đen có tầm quan sát rất rộng trong tỉnh Tây Ninh, pháo của Quân Giải phóng có thể trực tiếp uy hiếp các căn cứ VNCH tại tỉnh lỵ, gây tác động lớn về tâm lý. Dòng người tị nạn từ Tây Ninh và Bình Dương đổ về Sài Gòn. Giáo phái Cao Đài rung động, tuyên bố trung lập quân sự trong khuôn viên Tòa Thánh (chiếm diện tích rất lớn trong tỉnh lỵ Tây Ninh).
Cho qua vụ Phước Long, nhưng tổng thống Thiệu ra lệnh phải giữ Tây Ninh bằng mọi giá, vì Tây Ninh ảnh hưởng trực tiếp đến an nguy của Sài Gòn. Nhất định phải tái chiếm núi Bà Đen. Các trận đánh tại đây diễn ra ác liệt đến tận cuối tháng 1. Dù phải chịu hy sinh rất lớn (181 người, cả trận đánh và giữ), Quân Giải phóng vẫn đứng vững và đẩy lui mọi đợt phản kích.
Không thể tái chiếm núi Bà Đen và tỉnh Tây Ninh tiếp tục bị các đơn vị Quân Giải phóng uy hiếp mạnh, tổng thống Thiệu chỉ thị phải gia tăng an ninh cho Sài Gòn bằng một trong những quyết định gây tranh cãi nhất của ông vào năm 1975: Đó là rút về Sư đoàn Dù từ Vùng I để bảo vệ đô thành.
Sau này nhìn nhận lại, nhiều cựu VIP VNCH cho rằng Tây Ninh chỉ là cái cớ để tổng thống Thiệu rút về Sư đoàn Dù, còn thực chất là do ông lo ngại sẽ có đảo chính.
Dù cớ là hư hay thực, quyết định này của tổng thống Thiệu đã gây ra hệ quả rất xấu cả về quân sự và tinh thần tướng sĩ VNCH tại Quân đoàn I, góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ của Vùng I Chiến thuật, tiếp tục mở đường cho chiến thắng cuối cùng của Quân Giải phóng năm 1975.
(Tham khảo: RAND, p.87-88)
 
Top Bottom