Dựa vào các cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống giặc ngoại xâm từ thế kỉ 10 đến thế kỷ 18 Anh chị hãy phân tích và làm sáng tỏ truyền thống đánh giặc và thắng giặc bằng trí thông minh sáng tạo và nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc ta
bichtuyen0784844482Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
+ Nghệ thuật đánh giặc
- Để giành thắng lợi trước các kẻ thù hùng mạnh đến từ phương Bắc, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, các nhà chính trị – quân sự tài ba như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi - Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ (Quang Trung) đã đề ra đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và độc đáo, nâng nghệ thuật quân sự Việt Nam lên mức ưu thế tuyệt đối trước kẻ thù hung bạo.
- Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075-1077), Lý Thường Kiệt đã sử dụng nghệ thuật “Tiên phát chế nhân", phá vỡ công cuộc chuẩn bị xâm lược của Nhà Tống, giảng một đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang và đẩy chúng vào thế bị động. Dự kiến được những đường tiến quân của giặc vì lợi dụng địa hình để xây dựng phòng tuyến –trận tuyến xuất sắc, giam chân địch, tiêu hao lực lượng và biết chớp lấy thời cơ tổ chức phản công giành thắng lợi, kết thúc chiến tranh trong thể thắng.
- Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên (1258-1288), nhà Trần mà đứng đầu là Trần Hưng Đạo biết đoàn kết, thống nhất ý chí đánh giặc trong vương hầu, quan lại rồi phát triển nhân rộng trong toàn dân, tổ chức toàn dân đánh giặc, thực hiện vườn không nhà trống ". Với nghệ thuật đó, cả ba lần nhà Trần đưa quân Mông Nguyên vào tình thế khó khăn. Nắm đúng thời cơ, quân dân nhà Trần tổ chức phản công giành thắng lợi quyết định. Nghệ thuật quân sự của nhà Trần là "Lấy đoãn binh phá trường trận", “Lấy nhàn chờ nhọc”.
-Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống ách đô hộ của nhà Minh (đầu thể kỷ XV), bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi là dựa vào dân, phát động sức mạnh vĩ đại của nhân dân để tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài trên quy mô cả nước; vận dụng thành công lối đánh "Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" như du kích, phục kích, vận động chiến, vậy thành diệt viện, du hàng và kết thúc chiến tranh một cách độc đáo bằng Hội thề Đông Quan.
- Trong cuộc kháng chiến chống xâm lược cuối thế kỷ XVIII, trước kẻ thủ hung hãn, quân Tây Sơn và Quang Trung đã biết rút lui để kích thích dân quân và làm cho chúng kiêu căng, say sưa với chiến thắng quá nhanh chóng của mình. Vua Quang Trung đã vừa hành quân thần tốc vừa tuyển mộ và huấn luyện tân hình, biết chọn đúng thời cơ chiến lược để tiêu diệt địch. Từ đó, Ông chủ động mở những trận quyết chiến thần tốc, bất ngờ tấn công mãnh liệt bằng nhiều mũi nhiều hướng, đánh tới tả 29 vạn quân Thanh, bảo vệ vững chắc nên độc lập dân tộc.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^