-Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, quân dân Đại Việt đối đầu với những kẻ thù xâm lược (Tống, Mông – Nguyên) từ phương Bắc cùng trình độ phát triển (phương thức sản xuất phong kiến) nhưng chúng đông và mạnh. Những thế lực đó đều có quân đội tinh nhuệ, vũ khí trang bị chu đáo, có kinh nghiệm tác chiến trên chiến trường; binh lực, tài lực đầy đủ cho cuộc chiến tranh. Kháng chiến chống Tống thời Lí, nhà Lí có 10 vạn, nhà Tống có đến 30 vạn quân; cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, nhà Trần có khoảng 10 đến 15 vạn, trong khi đó tính ba lần xâm lược nước ta quân Mông – Nguyên có tới 83 vạn quân.
-Các thế lực đó đều ngoan cố không từ bỏ ý thức xâm lược. Chúng chỉ chấp nhận rút quân về nước khi đã thất bại về quân sự trên chiến trường, bị quân dân Đại Việt đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược. Các thế lực đó là Hán tộc hay không phải là Hán tộc nhưng chúng đều có chung bản chất là bành trướng, hiếu chiến, nham hiểm và tàn bạo, muốn chiếm lâu dài Đại Việt, muốn đồng hóa dân Đại Việt và sát nhập Đại Việt vào lãnh thổ Trung Quốc. Các thế lực đó đều đại diện cho các thế lực phong kiến Trung Hoa.