Sinh 9 Tự luận sinh lớp 9

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
1) - Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con
- Có 4 loai môi trường: đất ,nước ,biển ,không khí
2)
- Nhân tố sinh thái bao gồm các nhân tố vô sinh, hữu sinh, con người có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.
- Các nhóm: + Nhóm nhân tố vô sinh. + Nhóm nhân tố hữu sinh (kể cả con người và hoạt động của họ)
- Vai trò: Các nhân tố thiết yếu có vai trò sống còn đối với sinh vật, tạo thành ổ sinh thái của loài. Các nhân tố ảnh hưởng có thể gây đột biến.
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
3)
Thực vật ưa sáng:
_Phiến lá nhỏ, hẹp , màu xanh nhạt.
_Lá có tầng cu tin dày, mô giậu phát triển.
_Thân cây thấp, số cành nhiều (khi mọc riêng rẽ) hoặc thân cao,thẳng, cành tập trung ở ngọn ( khi mọc trong rừng).
_Cường độ quang hợp cao khi ánh sáng mạnh.
_Điều tiết thoát hơi nước linh hoạt.
Thực vật ưa bóng:
_Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.
_Lá có mô giậu kém phát triển.
_Chiều cao thân bị hạn chế.
_Cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh, cây có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu.
_Điều tiết thoát hơi nước kém.
4)
_Cây mọc trong rừng có ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới.
_Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp cùa lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đù bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
5)
_Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật:
+Tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian
+Ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật
_Dựa theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm:
+Nhóm động vật ưa sáng: gồm những động vật hoạt động ban ngày
+Nhóm động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm
6)
_Vì mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định.
_Nhiệt độ ánh hưởng tới các đặc điểm hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá..., động vặt có lông dày).
_Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của sinh vật như quang hợp, hô hấp,...
_Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng ngủ hè, tránh lạnh ngũ đông,...
7)
_Động vật thuộc nhóm ưa ẩm: ễnh ương, dế, còng, cuốn chiếu, cóc, nhái, môi, sâu ăn lá, con bà chằn, rết.
_Động vật thuộc nhóm ưa khô: kì nhông, rắn, gà, ngỗng, chó, mèo, bò, dê, hổ, khi.
8)
_Trong các nhóm cá thể, sinh vật hỗ trợ nhau chống lại các tác động bên ngoài: kẻ thù, con mồi, bão, ...
_Khi điều kiện bất lợi, các sinh vật cạnh tranh nhau về nơi ở, thức ăn, bạn tình, ...
9)
1. Quan hệ hỗ trợ:
a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.
- Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu
- Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người...
b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.
Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.
2. Quan hệ đối địch:
a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.
Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...
- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...
b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.
Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…
c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.
Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.
d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…
Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.
e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.
Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ
10)
bai-4-trang-121-sgk-sinh-9-1.PNG

11)
1494127423_501.jpg

12) Câu 8)
Nguồn: google
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Awet nina
Top Bottom