Sử 12 Từ khoá lịch sử Cách Mạng Việt Nam ( 1919 - 1930 )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỬ VIỆT NAM
**Giai đoạn 1919 -1930
1. Sự kiện được coi như như một “hồi chuông” thức tỉnh tinh thần yêu nước nhân dân ta / một “quả bom nổ chậm” làm cho kẻ thù khiếp sợ : Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách đến hội nghị Vexai.
2. Sự kiện mở ra 1 thời đại mới cho CM VN / bước ngoặt quan trọng của phong
trào công nhân Việt Nam / chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo / có tính quyết định để chuẩn bị cho bước phát triển nhảy vọt: Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
3. Tiền thân của ĐCS VN 1930: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên 6/1925
4. Người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam là: Nguyễn Ái Quốc.
5. Công lao lớn nhất, đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc: Tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc (con đường Cách mạng vô sản).
6. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc :
Nguyễn Ái Quốc là đọc sơ thảo Luận cương của Lenin về vấn đề dân tộc và
thuộc địa
7. Mốc kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là: tại Đại hội
Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), NAQ bỏ phiếu tán thành gia nhập
Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành
người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
8. Nguyên nhân chung dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên / sự chuyển hóa của Tân Việt cách mạng Đảng và sự tan rã của VNQDĐ do: sự
thâm nhập và truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc vào
Việt nam
9. Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác
/ Bước tiến mới của phong trào công nhân là: phong trào đấu tranh của công
nhân Ba son (8/1925).
10. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất :
Nông nghiệp.
11. Giai cấp mới ra đời ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực
dân Pháp: tiểu tư sản, tư sản
12. Đặc trưng cơ bản nhất (quan trọng nhất) của giai cấp công nhân VN là vừa mới
ra đời đã sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản trên thế giới, đặc
biệt là cách mạng tháng 10 Nga.
13. Mục tiêu đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1924 chủ
yếu là: đòi quyền lợi về kinh tế.
14. Tổ chức Cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam là: Đông Dương cộng sản
đảng.
15. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân hóa thành 2 tổ chức cộng sản /
sự phân hóa : Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.
16. Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam: Độc lập dân tộc và tự do.
17. Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản năm 1929: phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản
18. Yêu cầu số 1 và cấp thiết nhất của nông dân VN dưới thời Pháp thuộc là: độc lập dân tộc
19. Tính chất xã hội của nước ta từ khi Pháp đặt ách thống trị đến trước cm tháng 8
thành công là: thuộc địa, nửa phong kiến.
20. Mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN sau trong thời kì thống trị của Pháp : Mâu
thuẫn dân tộc: giữa toàn thể nhân dân với thực dân Pháp và tay sai
21. Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng Việt Nam trong thời gian
1919-1930 là: Khuynh hướng tư sản và khuynh hướng vô sản cùng phát triển
trong phong trào yêu nước, khuynh hướng này đấu tranh nhau để giành lấy
quyền lãnh đạo đối với cách mạng nước
22. Lực ượng đông đảo nhất của cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất : nông dân
23. Nhân tố quyết định giúp NAQ lựa chọn con đường cm vô sản là : nhãn quan
chính trị nhạy bén.
24. Hội nghị thành lập Đảng thông qua 4 văn kiện bao gồm: chánh cương, điều lệ vắn tắt và chương trình tóm tắt
25. Đường lối xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản ra đời đến nay là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
26. Đảng Cộng sản VN ra đời là: sản phẩm lịch sử cuộc đấu tranh dân tộc và
giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong ba thập kỉ đầu thế kỉ XX, là sự
sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.
27. Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa yếu tố: chủ nghĩa
Mac- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
28. Thực dân Pháp hạn chế đầu tư phát triển công nghiệp đặc biệt cm nặng
trong cuộc khai thác thuộc địa do:
- Mục đích của bất cứ kẻ xâm lược nào cũng chỉ nhằm cung cấp nguyên,
nhiên liệu cho chính quốc và bọc lột thuộc địa
- Không muốn sự phát triển của công nghiệp thuộc địa làm ảnh hưởng
tới sự phát triển của công nghiệp chính quốc
- Cột chặt nền kinh tế VN vào kinh tế Pháp
29. Điều kiện cơ bản, quyết định dẫn tới sự ra đời của Đảng CSVN: phong trào
công nhân.
30. Sự kiện nào đã đánh dấu sự trở về đầy đủ với những tư tưởng của Nguyễn ÁiQuốc trong cương lĩnh chính trị là: Nghi quyết hội nghị Ban chấp hành trung
ương Đảng tháng 5/1941.
31. Những hoạt động của hội VN CM TN :- Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cho cách mạng VN.
- Truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản
vào trong nước
- Phát động và thực hiện phong trào Vô sản hóa.
- Đấu tranh trong nội bộ để thành lập Đảng Cộng sản.
32. Khuynh hướng cách mạng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc dân chủ ở VN vào cuối những năm 20 của TK XX vì: Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc
33. Cơ sở hạt nhân của Việt Nam Quốc dân Đảng là: Nam Đồng Thư Xã.
34. Từ việc bản “ Yêu sách của nhân dân An Nam” không được chấp nhận, Nguyễn
Ái Quốc rút ra kết luận: muốn được giải phóng các nước thuộc địa chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
35. Đặc điểm cơ bản của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Đông Dương :
tiến hành đầu tư ồ ạt vào các ngành kinh tế với tốc độ nhanh quy mô rộng lớn
hơn lần thứ nhất
36. Hội nghị trung ương 8 (5/1941) chủ trương hoàn thành cuộc: cách mạng giải
phóng dân tộc
37. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở VN trong các cuộc khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp đã: Tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu
nước mới.
 
  • Like
Reactions: N_B_S_1/2/5
Top Bottom