Văn 9 Từ đoạn thơ của Tố Hữu và bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, em hãy viết thành đoạn văn...

Nguyễn Thị Kiều Tâm

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng năm 2018
1
0
1
21
Hà Nội
THCS Việt Long
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong bài thơ “Việt Bắc” sáng tác năm 1954, nhà thơ Tố Hữu đã để cho nhân dân miền núi Việt Bắc nhắn nhủ cán bộ miền xuôi:
“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao, còn nhớ núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn, còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?”
Từ đoạn thơ của Tố Hữu và bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, em hãy viết thành đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phương pháp quy nạp với câu chủ đề (câu chốt): “Dù sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, nhưng những vần thơ của Tố Hữu và Nguyễn Duy đã gặp gỡ ở lời nhắn nhủ: Hãy sống ân tình thủy chung”. Trong đoạn có sử dụng phép nối và một câu trần thuật đơn có từ là.
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
I. Mở bài : Giới thiệu được ý thơ của Tố Hữu và bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
II. Thân bài
1. Điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và Nguyễn Duy trong bài “Ánh trăng” :
+ Đều là những nhắc nhở về đạo lý ân nghĩa thủy chung.
+ Ở những dòng thơ của Tố Hữu: Là lời nhắc nhở với những người cán bộ kháng chiến khi từ Việt Bắc về xuôi ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc. Khi đó sự lãng quên chưa xảy ra mà đó mới chỉ là dự cảm (1954).
+Ở bài “Ánh trăng”: là lời tâm sự tự bạch, tự thú với chính mình, với mọi người khi giật mình nhận ra bản thân đã từng có lúc lãng quên quá khứ khi được sống trong hòa bình. Đó là thời điểm 3 năm sau kháng chiến chống Mỹ (1978) .
=> Có lẽ, từ chiến tranh sang hòa bình, từ gian khổ sang an lạc, có không ít người lãng quên quá khứ, quên những người đã từng gắn bó, đùm bọc, sẻ chia. Vì thế, điểm đồng điệu của hai bài thơ chính là nhắc nhở mọi người về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ân tình, thủy chung với quá khứ .

2. Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài “Ánh trăng” :
* Hoàn cảnh ra đời bài thơ :
- Cuộc kháng chiến đã khép lại ba năm, sống trong thời bình, không mấy ai nhớ lại những kỷ niệm gian khổ thời quá khứ, “ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ .
- Đó là hình ảnh quen thuộc và còn vừa là niềm thơ, vừa là biểu tượng đã qua một đời người gắn bó với kỷ niệm .
* Tâm sự của tác gỉả về những ngày tháng làm bạn với trăng trong quá khứ :
- Nhớ về kỷ niệm đã qua: Nhớ về kỷ niệm thuở ấu thơ gắn liền với không gian “đồng, sông, bể” đến thời chiến tranh gian khổ.
=> Vầng trăng là biểu tượng của thiên nhiên tươi mát, là biểu tượng nghĩa tình, nguồn cội, biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, con người ngỡ không thể quên (Phân tích):
* Tâm sự sâu kín về những ngày lãng quên vầng trăng ở thời điểm hiện tại:
- Trăng trở thành người dưng. Người và trăng trở nên xa lạ.
- Lý do: Hoàn cảnh sống thay đổi, con người lãng quên vầng trăng, quên quá khứ.
=>Đó là sự lãng quên của một lớp người. Nhà thơ không phê phán “ánh điện cửa gương” mà cốt yếu để nói đến hoàn cảnh sống thay đổi khiến con người từ đó mà dần đổi thay...
* Tâm sự sâu kín nhất là niềm ân hận, lời nhắc nhở của tác giả trước “tấm lòng” của vầng trăn
- Gặp lại hình ảnh vầng trăng trong một tình huống bất ngờ “mất điện” -> Sự đối diện trong khoảnh khắc khiến con người “rưng rưng” xúc động và nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình. => Đó là sự ân hận, sám hối. (Phân tích)
- Hình ảnh trăng vẹn nguyên “tròn vành vạnh” là hình ảnh thiên nhiên tròn đầy, hình ảnh của quá khứ vĩnh hằng . Hình ảnh trăng “im phăng phắc” không nói mà muốn nói bao điều còn là nhân chứng nghĩa tình, là bạn bè, đồng đội, đồng chí mà người lính từng gắn bó sẻ chia, là nhân dân đã từng nuôi dưỡng bao bọc anh trong qua khứ gian lao hào hùng .
=> Tấm lòng của “trăng”, của những người đồng chí, đồng đội ấy, của nhân dân thật bao dung, độ lượng, sẵn sàng tha thứ nhưng cũng nghiêm khắc nhắc nhở mỗi người về đạo lý ân nghĩa thủy chung, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” (Phân tích)
- Tâm sự sâu kín của nhà thơ không dừng lại ở đó. Điều ông muốn nói là con người phải nhận ra, tự mình bước qua những lỗi lầm, biết tự điều chỉnh mình để hoàn thiện bản thân.
* Những thành công về nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề bài thơ
- Thể thơ 5 chữ, lời thơ giản dị, mộc mạc, mạch cảm xúc theo dòng chảy của thời gian.
- Chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi khổ để đảm bảo cảm xúc được liền mạch, bài thơ có dáng dấp như một câu chuyện.
-Lời thơ tâm tình, thủ thỉ. Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng kết hợp các biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh…) thể hiện rõ nỗi lòng sâu kín của mình.

III. Kết bài :

- Khẳng định đạo lý sống ân nghĩa, thủy chung, trước sau như một luôn là đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Bài thơ ...không chỉ là câu chuyện riêng của tác giả mà là câu chuyện, là vấn đề đặt ra đối với mỗi chúng ta. Truyền thống ấy được thể hiện xuyên suốt trong các TP tạo nên sự đồng điệu của các nhà thơ.
Tham khảo!
 
Top Bottom