Em khá phân vân "cách làm đẹp" ở đây liệu có dừng ở nghĩa đen thông thường hay không? Em nghĩ là cả đẹp người và đẹp nết. Có gì sai, nhờ mọi người chỉ giúp ạ.
I. Mở bài:
- Lê Minh Khuê là cây bút nữ trong làng văn học Việt Nam.
- "Những ngôi sao xa xôi" là tác phẩm được bà viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ kể về sự khốc liệt của chiến tranh và cuộc sống chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong. Mặc dù cuộc chiến rất khốc liệt và gây ra vô số khó khăn, nguy hiểm, thế nhưng nét rất nữ tính của các cô gái vẫn không bị mất đi, các cô vẫn biết làm điệu bản thân mình.
- Từ cách làm điệu của các cô gái trong tác phẩm, vấn đề làm đẹp của giới trẻ ngày nay cũng khiến ta đáng phải suy ngẫm.
II. Thân bài:
- "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", lí tưởng ấy đã dẫn lối cho Thao, Nho và Phương Định trở thành những cô gái xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Nêu hoàn cảnh sống và làm việc( họ sống trong một cái hang...), khẳng định đó là công việc hết sức nguy hiểm và hoản cảnh cũng rất khốc liệt.
- Nguy hiểm như thế, khốc liệt như thế lại là cơ hội để ta thấy được vẻ đẹp của các cô ( tập trung nói về vẻ nữ tính, làm điệu của các cô, những vẻ đẹp còn lại chỉ cần nói qua mỗi vẻ đẹp bằng 1 câu hoặc chỉ liệt kê ra):
+ Dũng cảm khi chọn làm kẻ phá bom, dũng cảm khi đối mặt với cái nóng hừng hực tại nơi chiến trường…
+ Tinh thần trách nhiệm: hoàn thành công việc đều đặn…
+ Tình đồng đội: lo lắng khi đồng đội chưa về, quan tâm, chăm sóc khi bị thương…
+ Dũng cảm, gan góc ra chiến trường như 1 chàng trai thực thụ nhưng về cuộc sống cá nhân, các cô vẫn là những cô gái hồn nhiên, ngây thơ và rất biết cách làm điệu cho mình ( tham khảo bài trên ). Nhận xét về cách làm điệu: đó là cách làm điệu hết sức bình thường, không cần phải quá màu mè, sắc sảo mà vẫn đẹp theo một cách riêng, giúp ta cảm nhận được cá tính của mỗi người…
- Tổng kết nội dung, nghệ thuật và nói được vấn đề đang bàn là cách làm điệu của các cô gái thanh niên.
- Từ cách làm điệu của những cô gái trong tác phẩm, cách làm đẹp của giới trẻ ngày nay cũng khiến ta phải ngồi lại suy ngẫm:
+ Làm đẹp không chỉ đơn thuần là nhu cầu của con người mà còn là yêu cầu đối với con người.
+ Làm đẹp ở đây có thể hiểu là hành động khiến bề ngoài trở nên dễ nhìn, đẹp hơn trong mắt người khác và cũng khiến ta trở nên tự tin hơn… hoặc cũng có thể hiểu là sự tu dưỡng tinh thần, đạo đức, nhân cách để trở nên tốt đẹp hơn. ( thêm dẫn chứng)
+ Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm đẹp đúng cách, có rất nhiều người chỉ đi theo "đẹp người" mà bỏ quên "đẹp nết" . ( cảm thấy không hài lòng với nhan sắc liền đi tới Thẩm mĩ viện chỉnh sửa, cắt, ghép...mà không hề quan tâm tới chính sức khỏe của bản thân mình hay hồi trước có những câu như là "em xinh em có quyền…" …)
+ Cái đẹp là sự giản dị, là những điều hết sức bình thường mà không cần quá cầu kì. Trân trọng những gì ta đang có cũng là 1 cách khiến ta trở lên đẹp hơn, bên trong có đẹp thì bên ngoài mới có thể đẹp được.
…
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.
- Bài học nhận thức và hành động.