Sử Truyền thuyết về một ngôi làng người Việt thời Văn Lang - Âu Lạc

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Làng Tử Đà là một ngôi làng có thật, song đã không còn. Hầu hết các sách sử không có nhắc đến, sớm đã lu mờ trong tâm trí người Việt. Các tư liệu về làng Tử Đà khá hiếm và chủ yếu được biết đến qua phương thức truyền miệng trong dân gian.
Thuở đầu, làng Tử Đà mang tên là làng Kẻ Thạo, hình thành bên dòng sông Lô, ra đời từ đời các Hùng Vương còn cai trị sơn hà xã tắc. Nhân một lần Hùng Vương đi săn ngang làng, dân trong làng hối nhau thổi cơm, dâng xôi nếp và dưa lên cho vua. Chẳng may trong chuyến đi này, một viên tướng của vua là Lạc Cao bị dã thú húc chết. Hùng Vương cho táng ở làng ấy, lập đền thờ và cho dân trong làng thay phiên lo hương quả, nhan khói quanh năm. Về phía Hùng Vương, vua đã miễn cho làng việc đóng thuế, lại ban cho làng các vật lễ tế để cúng cho Lạc Cao, nhờ ơn của vua mà dân trong làng ai cũng thóc chất đầy kho, tiền chất đầy túi, trở nên giàu có. Từ cái tên Kẻ Thạo được các vùng quanh làng gọi là Kẻ Gạo. Do gạo quý như ngọc trời ban nên làng được gọi là làng Ngọc.
Vào thời Thục Phán An Dương Vương, Triệu Đà đem quân xâm lượt Âu Lạc, toàn bộ thanh niên trai tráng trong làng Ngọc đều hưởng ứng đánh giặc, khí thế anh dũng, lẫm liệt vô cùng, quân Triệu trông thấy tất phải tháo chạy về nước. An Dương Vương biết ơn nên ban thưởng, phong cho làng tên mới là làng Cự Đà - chống lại Triệu Đà.
Đến lần thứ 4, Triệu Đà sang xâm lược Âu Lạc, dân làng Cự Đà tiếp tục chiến đấu, trai tráng chết gần hết; đàn bà, trẻ con, người hai thứ tóc đều bị chém hết, phần rất rất nhỏ thì ẩn chốn nơi khác. Triệu Đà chưa nguôi giận, truyền đổi tên làng, gọi là làng Tử Đà - đối đầu với Triệu Đà thì sẽ chết.
Đến đời Hậu Lê, tên làng được đổi từ chữ "Tử"(chết) sang chữ "Tử"(màu tím), ngầm chỉ rằng sự anh dũng của nhân dân khi đánh giặc ngoại xâm, dầu máu có chảy thành sông vẫn kiên cường, bất khuất.

Ps: tác giả biên soạn lại từ các tài liệu rải rác trên Internet
 
  • Like
Reactions: Kuro-chan
Top Bottom