Văn Truyện Kiều

chi254

Cựu Mod Toán
Thành viên
12 Tháng sáu 2015
3,306
3
4,627
724
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,985
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Hì, cái này chị viết theo cảm nhận thôi nhé :D Hihi :D

Ở trong ba đoạn trích này thì đại thi hào Nguyễn Du đã dùng lối tả trực tiếp để miêu tả về bức tranh thiên nhiên:
- Một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút miêu tả thiên nhiên trực tiếp : “Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (Cảnh ngày xuân )
- Cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp trong sáng tinh khôi của thiên nhiên cỏ hoa. Bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: thảm cỏ xanh mướt bao la, trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng tinh.
- Cách nói đồng thời ngụ ý rằng cảnh trời thanh khiết như chính tâm hồn chị em Thúy Kiều đi dự lễ thanh minh.
=> Nó đã mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương, nên thơ. Giữa bầu trời bao la, mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như thoi đưa. Cánh én ngày xuân thân mật biết bao. Hai chữ “đưa thoi” rất gợi hình, gợi cảm. Và đây là một bức tranh sơn thuỷ tuyệt đẹp giữa một khung trời chiều

Còn về tâm trạng nhân vật thì Nguyễn Du sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình:
- ”Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Nguyễn Du miêu tả cảnh chị em Thúy Kiều đi du xuân trở về khi chiều vừa ngả bóng hoàng hôn : “Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”. Nguyễn Du đã sử dụng lối dùng chữ trang nhã, bình dân trong tả cảnh. Bức tranh không còn tươi rói, tinh khôi nữa mà cảnh được nhân hóa một cách tự nhiên nên dường như nhuốm màu tâm trạng. Hai chữ “tà tà” chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Thúy Kiều thong thả bước chân ra về “thơ thẩn” không có gì là vội vã, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều. Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu. Chúng được đặt dưới góc nhìn khác nhau, một thời điểm khác, nên giữa cảnh và tình có sự giao hòa đồng điệu. Cảnh được Nguyễn Du nhìn nhận qua tâm trạng xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nỗi buồn vô cớ của chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân.

Ngoài ra, Nguyễn Du dùng lối tả cảnh tượng trưng trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”: “ Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng “Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung”. Hình ảnh thơ đã được Nguyễn Du miêu tả trái với quy luật tự nhiên, thực ra “non” phải ở gần “trăng” phải ở xa. Tuy nhiên, lại phù hợp với quy luật của cảm giác, vì những gì phát sáng ta cảm thấy nó ở gần hơn. Đó chính là sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, là tài năng miêu tả thiên tài của Nguyễn Du. Kiều nhìn xung quanh, bốn bề bát ngát, mênh mông, trải dài ngót tầm mắt, với những “cát vàng”, “bụi hồng”, kéo dài ngàn dặm xa.

À suýt quên, về đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" thì chị chịu :D Nếu nói về bút pháp thì Nguyễn Du dùng bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng. Ví vẻ đẹp con người là tâm điểm để so sánh với thiên nhiên đất trời. Cảnh đẹp bao nhiêu thì cũng ko thể so bì với vẻ đẹp của hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều. Tâm trạng Thúy Vân thì đằm thằm, hiền hòa nên dự báo tương lai tốt đẹp còn Thúy Kiều thì đa sầu, đa cảm nên tương lai u tối. Về thiên nhiên thì nó đan xen ở bút pháp tả vẻ đẹp của chị em Kiều rồi. Cái này thì nhờ cô thôi chứ chị lỡ quên rồi :p Hì hì :D
 

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
21
Đắk Lắk
  • Thành công của đoạn trích là nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du. Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình, tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Các biện pháp tu từ như đảo ngữ, nhân hóa… Tác giả kết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết
    • Đoạn trích là ba bức tranh đặc sắc về cảnh ngày xuân.
    • Bức tranh đầu là cảnh thiên nhiên đặc trưng của mùa xuân. Với vài nét châm phá, mùa xuân hiện lên tươi đẹp, trong sáng.
    • Bức tranh tiếp theo là khung cảnh lễ hội Thanh minh nhộn nhịp, đông vui. Hình ảnh con người vui vẻ, chen nhau đi dự hội đạp thanh. Bằng hàng loạt tính từ, động từ, danh từ, kết hợp với nhịp đôi, tác giả đã tạo được không khí vui tươi của ngày hội.
    • Bức tranh cuối cùng là cảnh ngày hội tan, hai chị em Thuý Kiều tha thẩn ra về. Tâm trạng bâng khuâng, nuối tiếc của hai chị em dường như hoà trong không gian êm đềm, lắng đọng của buổi chiều tà ấy..
  • Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Tả cảnh mà gợi tình, gợi những tâm trạng của con người trước bức tranh thiên nhiên (Cảnh ngày xuân nè)
  • Bài 2 nha:
Trong dòng văn học cổ Việt Nam,Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn học kiệt xuất . Tác phẩm không chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, hấp dẫn ,lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép , giá trị nhân đạo cao cả mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẻ, sinh động . Đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như Thúy Vân, Thúy Kiều .

Ngay phần đầu của Truyện Kiều Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân :

“ Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị , em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Nói đến Mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao ; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng ,tinh sạch . Cả mai và tuyết đều rất đẹp .Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao , trong trắng của hai chị em nhưlà mai là tuyết và đều đạt đến độ hoàn mĩ “ Mười phân vẹn mười” .

Tiếp đó tác giả giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân :

“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân . Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm ,lông mày cong hình cánh cung như mày ngài . Miệng cười của nàng tươi như hoa nở, giọng nói của nàng trong như ngọc . Lại nữa da trắng mịn đến tuyết phải nhường . Ôi , thật là một vẻ đệp đoan trang, phúc hậu ít ai có được . Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung nàng Thúy Vân có thể nói là tuyệt đẹp .Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đệp tuyệt vời cảu Thúy Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo .

Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân đã khiến ta rung động đến vậy , ông miêu tả Thuý Kiều thì ta còn bất ngờ hơn nữa . Bất ngờ đến kinh ngạc . Bắt đầu từ câu :

“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Nàng Vân đã tuyệt diệu như vậy rồi , nàng Kiều còn đẹp hơn nữa ư ? Có thể như vậy được không ? Ta hãy xem ngòi bút của Nguyễn du viết về nàng Kiều :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kếm xanh
Một hai nghiên nước nghiên thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”

Đến đây , chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục . Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp Thuý kiều không dài , chỉ vài cau thôi , vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ “ tuyệt thế gia nhân” . Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu , lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân ; dung nhan đằm thắm đến hoa củng phải ghen , dáng người tươi xinh mơn mởn đén mức liễu cũng phải hờn . Khi đọc đến đoạn này ta không chỉ rung động , thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều Xinh đẹp quá . Thủ pháp ước lệ,nhân hoá là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc , kết hợp với việc dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” , tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận , mà như thấy tận mắt nàng Kiều . Nàng quả là có một vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà” Ta có thể nói là “có một không hai” làm mê đắm lòng người . Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu” của Thuý Vân trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy , dùng vẻ đệp của Thuys Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều , quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả .

Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao ? ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng , mặc dù Nguyễn Du đã nói “ Sắc đành đòi một , tài đành hoạ hai” . Về sắc thì chắc chắn chỉ có miònh nàng là đẹp như vậy , về tài hoạ chăng có người thứ hai sánh kịp :

: Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Nàng có cả tài thơ , tài hoạ , tài đàn , tài nào cũng xuất sắc , cũng thành “nghề” cả . Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề “ Bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người .

Với hai nhân vật như Thuý Kiều Thuý Vân , Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong văn thơ cổ như ước lệ , ẩn dụ , nhân hoá , dùng điển cố . Qua đó ta thấy vẻ đẹp phúc hậu , đoan trang của Thuý Vân Và vẻ đẹp “ sắc sảo măn mà” của Thuý Kiều . Hai bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều Thuý Vân , mà Nguyễn Du khắc hoạ phải nói là rất thành công . Đặc biệt là Thuý Kiều nhà thơ đã giành trọn tâm huyết , sức lực và tài năng của mình để sáng tạo nên nàng . Bởi nang là nhân vật chính của Truyện Kiều

Như đã nói . Truyện Kiều thu hút người đọc phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du . Quả vậy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bạc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam . Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật ông luôn làm toát lên cái tính cách , tâm hồn bên trong của nhân vật đó .

Với Thuý Vân ông đã thực hiện biện pháp ước lệ để miêu tả vẻ đẹp :

“ Khuôn trăng dầy đặn , nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Tất cả các từ ngữ , hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp “ đoan trang , thuỳ mị” của Thuý Vân . Không những khắc hoạ vẻ đẹp hình thể bên ngoài Nguyễn Du còn như dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng qua từ “ thua” và từ “ Nhường”. Mây và tuyết thua avẻ đẹp của Thuý Vân nhưng cả hai đều chịu “ thua” và chịu “ nhường”một cách êm ả .

Với Thuý Kiều , Tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp “sắc sảo , mặn mà” của nàng.Những câu thơ miêu tả nàng có thể xem là tuyệt bút :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kém xanh”

Trong hai câu thơ ,Nguyễn Du như đã dự báo số phận bấp bênhchìm nổi của Kiều qua các hình ảnh hoa và liễu thua vẻ đẹp của nàng nhưng không cam chịu thua mà còn “ ghen” còn “ hờn” và khúc nhạc bạc mệnh nàng sáng tác cũng như dự báo điều đó .

Nói tóm lại , Nguyễn Du có nghệ thuật tả người rất đặc sắc và tiêu biểu . Mỗi nhân vật ông miêu tả dù tốt hay xấu , dù chính diện hay phản diện cũng đề biểu hiện được bản chất tâm hồn bên trong qua hình dáng bên ngoài . Nghệ thuật miêu tả , xây dựng nhân vật của Nguyễn Du rất đáng để chúng ta trân trọng và học tập .
bài 3:
Lập ý:

- Xác định những nội dung cơ bản cần huy động để giải quyết yêu cầu của đề:

+ Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc mà Nguyễn Du đã sử dụng để miêu tả trong đoạn trích.

+ Những câu thơ chứa đựng những thủ pháp nghệ thuật đó.

+ Hiệu quả thẩm mỹ của từng thủ pháp nghệ thuật.

* Lập dàn ý:

- Diễn biến tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm:

+ Kiều đối diện với lòng mình, nói với mình về nỗi thương nhớ Kim Trọng trong nỗi cô đơn trống vắng vô cùng.

+ Kiều tượng tưởng cảnh cha mẹ đang ngóng trông mình mà nói về nỗi thương nhớ cha mẹ trong cảnh buồn tủi cô đơn.

- Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về tương lai thể hiện qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc : Bức tranh tâm cảnh thể hiện tâm trạng buồn đau, âu lo cho số phận trong tương lai của Kiều



THẤY HAY LIKE CHO MÌNH NHA, CÔNG MÌNH SOẠN
 

ngọc mon

Học sinh
Thành viên
24 Tháng chín 2017
143
167
21
22
Phú Thọ
Cảnh ngày xuân:

Thời gian thấm thoát trôi mau, tiết trời đã sang tháng ba, những con én vẫn rộn ràng trên bầu trời trong sáng. Bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân. Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời, trên nền trời xanh non điểm xuyết vài hoa lê trắng. Màu sắc hài hòa tuyệt diệu gợi nét đặc trưng mùa xuân: Mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non) khoáng đạt, trong trẻo( xanh tận chân trời); nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa) tô điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn.

Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:

Các hoạt động của lễ tảo mộ: viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ người thân...) Hội đạp thanh (đi chơi ở chốn đồng quê).

Phân tích giá trị biểu cảm của các danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân: gợi tả cảnh đông vui, nhiều người đi trẩy hội; các động từ (sắm sửa, dập dìu) gợi tả sự rộn ràng, náo nhiệt của cảnh ngày xuân; các tính từ gần xa, nô nức) làm rõ tâm trạng vui tươi của người đi trẩy hội. Hình ảnh ẩn dụ “nô nức yến anh” đã làm nổi bật không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu nam thanh, nữ tú quấn quýt cùng đi vui hội xuân.

Khắc họa truyền thống lễ hội văn hóa xa xưa trong tiết Thanh minh.

Cảnh chị em du xuân trở về:

Cảnh tan hội lúc chiều tàn không còn nhộn nhịp, rộn ràng mà nhạt dần, sâu lắng dần, cảnh nhuốm màu tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình.

Những từ láy (tà tà. thanh thanh, nao nao) biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người.

Tất cả những chuyển động trở nên chậm hơn, không còn tưng bừng như ở phần trước. Cảnh vật ấy như diễn tả tâm trạng luyến tiếc một ngày vui sắp tàn của chị em Thúy Kiều. Đây cùng là tài năng của Nguyễn Du khi chuẩn bị để nhân vật Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp Kim Trọng.

Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, ngôn ngữ tạo hình, kết hợp bút pháp tả và bút pháp gợi.
----------------------
chị em thúy kiều
Chân dung Thúy Vân được Nguyễn Du vẽ lên trong bốn câu thơ. Vân xem trang trọng khác vời - câu thơ này đả gợi ra vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân. Còn trong ba câu còn lại, tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vàn bằng các hình ảnh ước lệ: Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang. Câu thơ đã miêu tả khuôn mặt của Thúy Vân. Nàng có khuôn mặt tròn như mặt trăng, lông mày rậm, cong như con ngài. Hoa cười, ngọc thốt đoan trang - câu thơ này lại diễn tả sự đoan trang của Thuý Vân, nàng cười tươi như hoa, tiếng nói trong đẹp như ngọc. Và ta càng thấy Thuý Vân đẹp hơn trong câu thơ cuối: Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Tóc Vân đẹp hơn mây, da trắng hơn tuyết. Nguyễn Du đã rất tài tình khi lấy hình ảnh của thiên nhiên như trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết để miêu tả cái đẹp của Thuý Vân. Ta tưởng như Thuý Vân có vẻ đẹp được kết hợp từ những cái đẹp, cái cao quý của thiên nhiên. Nhưng Nguyễn Du còn tài tình hơn khi qua những vẻ đẹp ấy, ông bộc lộ được tính cách của Thuý Vân. Nàng là người cao sang mà phúc hậu, lại vô cùng đoan trang và có phần trang nghiêm, đứng đắn. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Thuý Vân được hiện lên cả vẻ đẹp lẫn tính cách.

Và Nguyễn Du còn tài tình hơn nửa khi khắc hoạ được chân dung của Thuý Kiều. Thuý Kiều cũng đẹp nhưng cái đẹp của nàng gây ấn tượng mạnh hơn và khác xa cái đẹp của Thuý Vân: Kiều càng sắc sảo mặn mà. Nét đẹp cùa Kiều là vẻ đẹp đằm thắm mặn mà, sắc sảo, quyến rũ chứ không phải là vẻ đẹp phúc hậu như Thuý Vân. Để tả Kiều, Nguyễn Du đã đi sâu vào tả đôi mắt của Kiều: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn. Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh như nước mùa thu, đôi lông mày cong, thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vì vậy Nguyễn Du khắc hoạ đôi mắt Kiều chính là cho thấy cái mặn mà, sắc sảo trong tâm hồn Kiều, cái tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân không gây nên sự đố kị thì cái đẹp của Thuý Kiều lại khiến hoa ghen, liễu hờn, cái đẹp ấy làm nghiêng nước nghiêng thành. Qua sự miêu tả của Nguyễn Du, Kiều quả thật rất đẹp, nhưng nàng không chỉ đẹp bên ngoài mà còn đẹp ở cái tài bên trong, cầm, ki, thi, hoạ - những chuẩn mực tài năng lí tưởng của xã hội xưa đều hội tụ ở Kiều. Nàng giỏi làm thơ, thông thạo vẽ tranh, âm vực, nhạc lí và đặc biệt giỏi chơi đàn. Nàng còn có tài sáng tác nhạc. Bản nhạc Bạc mệnh do nàng sáng tác khiến ai nghe cũng buồn não lòng. Bản nhạc này chính là tiếng lòng từ trái tim đa sầu đa cảm của Kiều. Nguyễn Du đã gợi tả cả sắc, tài, tình của Kiều. Nàng Kiều quả là người vẹn toàn cả tài và sắc.

Tất cả những vẻ đẹp đó của Thuý Vân, Thuý Kiều được hiện lên thật sinh động chỉ qua những hình ảnh ước lệ. Hình ảnh ước lệ đã bộc lộ được cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn tính cách của Thuý Vân Nó còn cho thấy vẻ đẹp, cái mặn mà đằm thắm trong tâm hồn, cái tinh anh trong trí tuệ, tài năng của Kiều.

Hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân hiện lên với mỗi người một vẻ. Nếu như Thuý Vân mang vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang, cao sang thì Kiều lại có vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, sắc sảo, mặn mà, vẻ đẹp được kết hợp giữa cả tài lẫn sắc. Dù là hai chị em nhưng vẻ đẹp của Thuý Kiều, Thuý Vân rất khác nhau, báo hiệu số phận cũng khác nhau của hai người.
------------------------

Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích trong cảm nhận của Thúy Kiểu

Bức tranh thứ nhất (4 câu đầu) phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của Thúy Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Mở đầu đoạn trich, Nguyễn Du viết: Trước lần Ngưng Bích khóa xuân. Khóa xuân để chỉ người con gái đẹp bị cấm cung. Kiều ra lầu Ngưng Bích sau khi đã bị Mã Giám Sinh phá đời thiếu nữ, định tự tử mà không chết được. Thực chất là nàng đang bị giam lỏng. Vì vậy, khóa xuân ở đây có ý nghĩa mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trớ trẽn, bất bình thường cùa nàng Kiều. Vừa bị lừa vừa bị mắng, vừa tự tử không thành, lại vừa bị giam lỏng. Kiều cảm thấy rất cô đơn, buồn tủi.

Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích là cảnh núi xa, cảnh trăng sáng, cồn cát vàng, bụi đỏ bốc lên hàng dặm. Cảnh vật được miêu tả rất rộng lớn, bát ngát, và đã góp phần bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn tủi, ngổn ngang của Thúy Kiều. Nàng cô đơn nên muốn kéo cả vẻ non xa và vầng trăng vời vợi thành tấm trăng gần để ở chung cho bớt cô quạnh. Nàng thấy cảnh vừa bát ngát vừa ngổn ngang cồn nọ, dặm kia như lòng nàng đã ngổn ngang về quá khứ hiện tại và tương lai. Rồi.nàng còn bẽ bàng, buồn tủi vì chỉ có mây làm bạn buổi sáng và ngọn đèn chong làm bạn đêm khuya. Cảnh ngộ nàng, tình cảm của nàng làm tấm lòng nàng như bị cắt ra đau đớn.

Bức tranh thiên nhiên thứ hai (8 câu cuối) phản chiếu tâm trạng của Thúy Kiều trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi mà cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định:

Cửa bể mênh mông lúc ngày tàn chiều hôm gợi nỗi cô đơn của kiếp người lưu lạc:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là hình ảnh rất đắt để thể hiện nội tâm nàng Kiều. Một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt; cũng như Kiều trong không gian vắng lặng của hiện tại nhìn về phương xa với những nỗi buồn da diết về gia đình, quê hương. Con thuyền vẫn còn lênh đênh trên mặt biển khi mà những con thuyền khác đều đã cập bến, biết bao giờ mới tìm được bến bờ neo đậu; cũng như Kiều còn lênh đênh giữa dòng đời. biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu.

Rồi nàng lại buồn trông về phía ngọn nước mới sa, dõi theo những cánh hoa trôi dạt và tự hỏi về đâu, đến phương trời vô định nào:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Khi nhìn những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trông ngọn nước mới sa thì Kiều càng buồn hơn bởi nàng như nhìn thấy trong đó thân phận mình lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi giữa sóng nước cuộc đời. không biết rồi sẽ trôi dạt đi đâu, sẽ bị dập vùi ra sao. Câu hỏi về đâu mông lung không thể trả lời. Bây giờ Kiều chỉ nghĩ đến tấm thân bèo bọt như cánh hoa trôi trên sóng dữ, mong manh, nhỏ nhoi, đáng thương. Đó chính là hoàn cảnh tội nghiệp của nàng. Nàng không thể tự chủ mặc cho sóng gió đẩy đưa, vùi dập. Tâm trạng cô đơn, bơ vơ lại được đẩv thêm một nấc.

Sau hai câu hỏi tu từ về thuyền ai, về hoa trôi biết là về đâu thì Kiều đã buồn trông về bên phía chân mây mặt đất:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Nội cỏ rầu rầu, xanh xanh - sắc xanh héo úa, mù mịt, nhạt nhòa trải dài từ chân mây đến mặt đất, còn đâu cái xanh tận chăn trời rạo rực như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm. Màu xanh này gợi cho nàng một nỗi buồn vô vọng vì cuộc sổng quẩn quanh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao giờ, sắc cỏ rầu rầu ấy, nàng đã một lần nhìn thấy ngày nào trên nấm mồ Đạm Tiên:

Sè sè nấm đất. bên đường,

Rầu rầu ngọn cỏ nứa vàng nửa xanh.

Nhưng nhìn xa rồi lại nhìn gần, vừa buồn trông vừa lắng tai nghe, nàng Kiều nghe tiếng gió gào, gió cuốn, tiếng sóng kêu:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn gió cuốn mặt duềnh làm cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh ầm ầm tiếng sóng ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến bất công. Tất cả là đợt sóng đang gầm thét, rít gào trong lòng nàng. Lúc này, Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như rơi dần vào vực thẳm một cách bất lực. Nỗi buồn ấy đã dâng đến tột đỉnh khiến nàng thực sự tuyệt vọng. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất ảo. Đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng theo quy luật

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

-> Bức tranh với cận cảnh là lầu Ngưng Bích, viễn cảnh là con thuyền và cánh buồm xa xa trên cửa bề chiều hôm, là ngọn nước và hoa trôi, là nội cỏ rầu rầu giữa màu xanh xanh, là gió cuốn và tiếng sóng ầm ầm,... mang ý nghĩa tượng trưng và giàu giá trị thẩm mĩ. Màu sắc ấy, âm thanh ấy của thiên nhiên vừa bao la mờ mịt vừa dữ dội, tất cả như đang bủa vây Thúy Kiều - người con gái lưu lạc với bao đau thương trong nỗi buồn lẻ loi, cô đơn. Cảnh trong đoạn thơ được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn đạt nỗi bưồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tất cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất. Cũng vì thế mà nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.

Nghệ thuật

Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.

Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom