Truyện Kiều

N

ngoclinh1122

Ở 8 câu cuối đoạn trích "Kiều ở lầu ngưng bích" là cảnh cửa bể chiều hôm mà cũng là nỗi buồn của Kiều phủ lên cảnh vật. bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện:
_ Điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo (Buồn trông...) vừa tô đậm nỗi buồn của Kiều vừa cho thấy ở đây dường như không có con người, chỉ có cái nhìn, hay đúng hơn chỉ còn tâm trạng...
_ Nghệ thuật miêu tả âm thanh của Nguyễn Du trong câu thơ cuối. Giữa cái tĩnh lặng của cỏ nội, mây trời bỗng dội lên tiếng sóng vỗ bờ (ầm ầm) như để đưa Kiều ra khỏi vòng chìm đắm của suy tư. và để rồi chợt thảng thốt, hoảng loạn như tiên cảm nhưng điều không may đang ập tới: "Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh tiếng ngồi".
Bài làm:
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm lớn và xuất sắc nhất của Nguyễn Du. Để viết nên tuyệt tác này ông đã sử dụng rất thành công các phép tu từ, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có lẽ là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm, qua đó đã diễn tả sinh động tâm trạng Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đểlại ấn tượng không thểnào quên cho người đọc:Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghếngồi.Khung cảnh thiên nhiên của cửa biển trước lầu Ngưng Bích như hiện lên trước mắt ta: một nỗi buồn chiều hoàng hôn đẹp nhưng buồn và quạnh hiu. Đó là những con thuyền với những cánh buồm trắng nhấp nhô, con sóng bạc dập dềnh cuốn trôi từng cánh hoa, lác đác rơi trong ánh nắng cuối chiều, trảng cỏ xanh ươm nối liền đường chân trời xanh vô tận. Cùng với âm thanh dữdội của biển khơi như một nét chấm phá cho cảnh vặt, bức tranh thiên nhiên chứa dựng trong nó biết bao nỗi niềm chất chứa của con người...Qua những ngôn từ và hình ảnh miêu tả cảnh vật, băng cách sử dụng khéo léo và tinh tếbút pháp tả cành ngụ tình, Nguyễn Du đã cho ta hiểu và cảm thương với tâm trạng nàng Kiều.
Điệp ngữ buồn trông được sử dụng xuyên suốt đoạn trích tạo thành điệp khúc cho đoạn thơ và cũng tạo nên điệp khúctâm trạng Thuý Kiều. Nỗi buồn trong Kiều như trào dâng như lớp sóng ồạt dồn vềphía đại dương mênh mông. Nỗi niềm đó ***riền miên, cứdai dẳng, đeo bám, tạo thành cái vòng luẩn quẩn khỏng lối thoát, con người ta có muốn vùng thoát ra mà cũng không thểnào được. Mỗi cảnh vật như đều nói lèn nỗi niềm tâm sựấy.Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoảng cánh buồm xa xa?Con thuyền không bến đậu, không nơi chốn quay về gợi nhớ nỗi nhớ, nỗi cô đơn của người đi xa,muốn trở về bên gia đình êm ấm, bên bạn bè thân thương, điều này vó cùng phù hợp với cảnh ngộ của Kiều.Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?Cuộc đời Kiều bây giờ như cánh hoa mỏng manh trước sóng to gió lớn, chỉbiết mặc cho bảo bùng, mưa giông vùi dập. Càu thơ bộc lộ nồi lo lắng, xót xa, buồn tủi về cảnh ngộ lênh đênh chìm nổi trước sóng gió cuộc dời.Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.Thảm cỏ, biển cảvới màu xanh vô vọng thật buồn và ảm dạm. Liệu có phải cánh cửa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng của số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,Ẩm ầm tiếng sóng kêu quanh ghếngồi.Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sựviệc kinh khủng, hãi hùng, như dựbáo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ cùa Kiều
Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sáu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rôi bời cùng nỗi hoảng sợtuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.Có thểnói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho sốphận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua đó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với sốphận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
 
Last edited by a moderator:

Nguyễn Quốc Bảo

Học sinh
Thành viên
18 Tháng tư 2017
69
34
36
22
Hà Nội
Mở bài: Truyện Kiều được người đời tôn vinh là "khúc nam âm tuyệt xướng", là nơi kết tinh tài năng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du( quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Kiệt tác này hấp dẫn người đọc không chỉ ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Bút lực của Nguyễn Du còn được khẳng định qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài hoa điêu luyện. Tám câu thơ cuối văn bản " Kiều ở Lầu Ngưng Bích" được coi là những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong "Truyện Kiều".
Thân bài: Bức tranh phong cảnh nhuốm màu buồn tê tái. Nguyễn Du đã lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trừ tình. Cảnh vật đượm buồn một vẻ thê lương, chia lìa tan tác bởi nó được nhìn qua tâm trạng Thúy Kiều. Nỗi buồn mỗi lúc một thấm thía, nỗi buồn vời vợi mênh mông giờ đã đọng thành khối trong lòng Kiều. "Buồn trông" là buồn mà nhìn xa, buồn mà ngóng một cái gì đó mơ hồ sẽ đến làm thay đổi cuộc sống hiện tại. Nhưng buồn mà vô vọng:
"Buồn trông cửa...... xa xa?"
Thúy Kiều trông về "cửa bể chiều hôm". Bầu trời đã dần tối, tối như chính cuộc đời nàng. Trên cái nền trống vắng ấy xuất hiện một chiếc thuyền "thấp thoáng", "xa xa", lạc lõng cô đơn. Canhhs buồm mờ mờ ảo ảo, chợt ẩn chợt hiện, mơ hồ như ảo ảnh phía cuối chân trời. Con thuyền ấy cũng cô đơn, lưu lạc, lạc lõng giữa đất trời mênh mông. Con thuyền đó có khác chi cuộc đời Kiều đơn độc, vô định, lặng lẽ giữa dòng đời trôi nổi...
"Buồn trông ngọn.... về đâu?"
Trước mắt Thúy Kiều là dòng nước chảy trôi vô định. Nước chảy làm cánh hoa "trôi man mác", bồng bềnh, lặng lẽ, buồn bã, không phương hướng... Cuộc đời Kiều có khác nào thế? Cuộc đời nàng giờ đây cũng mỏng manh tan tác, vô định như cánh hoa kia, không biết phiêu dạt đến phương trời xa xăm nào nữa... Lòng đã buồn, cảnh lại quá đỗi buồn thương...
"Buồn trông nội....xanh xanh"
Lại một cảnh mênh mông hoang vắng. "Nội cỏ rầu rầu" trải tít tắp tới chân trời xa. Không có một bóng cây, một bóng nhà để phá bớt cái màu xanh đơn điệu đó. Màu cỏ không phải là màu xanh tươi tốt mà "rầu rầu" buồn bã, héo hắt không chút sức sống. Ấy thế mà màu xanh cứ trải rộng ra mãi, nối tiếp với vùng trời mênh mang mờ mịt. Và có lẽ màu xanh ấy là màu của tâm trạng được nhìn từ đôi mắt đẫm ướt khổ đau của Thúy Kiều. Tương lai của nàng cũng ủ ê như chính sắc cỏ vậy. Không sức sống, không niềm tin, vô vọng và đầy ngao ngán...
"Buồn trông gió..... ghế ngồi."
Dường như đến đây, nỗi buồn đã dâng cao đến đỉnh điểm, đang trào dâng mạnh mẽ như vỡ ra trong lòng Kiều. Gió cuốn ào ào khiến mặt biển nổi đầy sóng lớn, trắng xóa một màu. Sóng gào thét "ầm ầm" như chực cuốn phăng đi tất cả mọi thứ hiện hữu, kể cả Kiều. Nàng cảm nhận thấy tiếng sóng đang bủa vây xung quanh, như bao bọc lấy nàng, xiết chặt, gào thét trong tâm hồn nàng. Thật đáng sợ! Thúy Kiều dường như không còn lối thoát. Từng lớp sóng như muốn nhấn chìm nàng xuống vực thẳm. Chi tiết này đã dự báo trước cuộc đời nàng vẫn còn nhiều sóng gió, hiểm họa phía trước. Kiều đã phải chịu quá nhiều thương đau, mất mát vậy mà vẫn chưa đủ, dòng đời vẫn cuốn nàng đi, xô đẩy, vùi dập số phận mỏng manh nhỏ bé của nàng... Thật thương cảm biết mấy!
Kết bài: Một lần nữa, Nguyễn Du đã chạm ngòi bút đến đáy sâu tâm hồn Thúy Kiều. Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả ngoại cảnh đều mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và bất hạnh của một người con gái tài sắc. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng đặc sắc và tinh tế đã khắc họa lên tâm trạng Thúy Kiều vừa có màu, vừa có âm thanh. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du rất điêu luyện. Cảnh mang hồn người, cảnh và tình hòa hợp, sống động, giàu giá trị biểu cảm. Cũng như chính tác giả đã khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa cảnh và tình trong "Truyện Kiều":
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

*Chú thích:
•Phần gạch chân là thành phần phụ chú.
•Phần in đậm là câu đặc biệt. ( mình lấy 2 câu cho cậu chọn đấy)
THE END.
********
●PS1: Bạn cố gắng bình thêm các hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng là " thuyền, hoa trôi, nội cỏ, rầu rầu, màu xanh xanh(so sánh với màu xanh trong bài Cảnh ngày xuân), gió, ầm ầm, tiếng sóng" để bài viết thêm sâu hơn nhé!

●PS2: nếu hay hãy cho mình 1 like. Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công.
 
Top Bottom