đúng là khi đặt tác phẩm vào hoàn cảnh xã hội xưa thì việc đàn ông năm thê bảy thiếp là quá bình thường, và viêc con gái đc gả vào 1 gia đình đàng hoàng, có 1 người chồng thấu tình đạt lí thì người con gái đó đc cho là sướng. nhưng các bạn hãy nhỡ, xã hội phong kiến đã ép con người PHẢI có cái suy nghĩ như vậy. nhưng thật ra họ cũng ước đc yêu rồi ms kết hôn, đc chồng yêu thương săn sóc chỉ 1 mình họ thôi chứ, đúng không? và các bạn thấy đấy ngày nay thì việc con gái lấy chồng xong ko sống chung đc vs nhau nữa thì li dị cũng là chuyện thường. cho nên những cái suy nghĩ đó là do xã hội. vậy nên khi Nguyễn Du viết tác phẩm, ông cũng ngĩ rằng cuộc đời Thúy Vân như vậy là quá tốt. mà đã gọi là tốt thì đương nhiên nó phải đc so sánh vs cái j chứ. và cuộc đời của vân đc so sánh với kiều.
nói cho cùng thì 2 người phụ nữ này đều có những cái khổ khác nhau. vân thì khổ về tình cảm. sống bên cạnh 1người đàn ông luôn nghĩ đến chị của mk suốt 15 năm thì đó là 1 cái khổ. người phụ nữ nào mà chẳng ao ước đc chồng yêu thương chỉ mk họ thôi chứ. nhưng trái lại thì nàng lại sướng hợn kiều ở chỗ không bị xã hội lừa bịp hết lần này đến lần khác. đó lại là cái "êm đềm". còn kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, khuê các nhưng lại phải bán mk chuộc cha, đặt cái hiếu lên trên tình riêng. đó là 1 đức tính tốt của nàng. rồi bị bán vào lầu xanh 1 lần, lấy 4 đời chồng, nhảy sông 2 lần ( đc cứu) đó lại là 1 cái khổ khác. 1 cô gái từng mang danh tiểu thư đài các, con nhà danh giá nay đc coi như là gái làng chơi. đó là 1 cái khổ. bôn ba nhiều nơi chỉ có 1 thân gái đó là 1 cái khổ. có bạn nói " Lần 1, lần 2 mắc lừa thì thấy bình thường chứ Kiều lăn lộn trong cái lầu xanh bao năm rồi, bị xã hội dìm vậy rồi mà vẫn mắc lừa? ". đúng. một người thông minh, ns như ta hiện giờ thì bị lừa lần 1 thì lần 2 sẽ cẩn trọng hơn đúng ko? nhưng các bạn có hiểu đc rằng kiều đã quá chán vs cái cuộc sống lầu xanh, bị người chê bai, bị các thế lực ăn hiếp, nàng mong ước có 1 người kéo nằng ra khỏi cái hố bùn bẩn thỉu đó. nên khi đc người rước về thì nàng đâu có nghĩ quá xa như vậy. đối với nàng đó nhue 1 tia hi vọng vậy. nên nàng ĐÃ TIN. vâng tuy có hơi áp đặt nhưng không sai. trái lại nàng lại may mắn hơn Vân là luôn có 1 người yêu nàng thật lòng, luôn mong mỏi, chờ đợi nàng.
cái gì cũng vậy, khi đc gọi là bất hạnh hơn hay may mắn hơn cũng đều đc so sánh giữa thứ này với thứ khác. cả 2, Kiều và Vân cũng có những nỗi khổ mà dường như cả hai đều khó có thể hiểu thấu cho nhau 1 cách tường tận, bời vì những cái họ đã chịu đựng bấy lâu đã quá đủ cho họ nhận thấy họ đau khổ nhất. nhưng ở trong tác phẩm này, nhân vật chính là Kiều, cho nên Nguyễn Du chỉ tập trung cho kiều mà quên đi Vân "không cho nằng có cơ hội để khóc" . cho nên chúng ta phải hiểu đc điều này. nhưng cái cốt chính mà tác phẩm muốn đề đạt ko phải là ai khổ hơn ai, ai đc đề cao hơn ai, mà là cái giá trị nhân đạo. xét cho cùng thì tác phẩm đều ca ngợi 2 người phụ nữ, đồng thời cũng cảm thông cho họ, và qua họ để gián tiếp phê phán cái xã hội xâu xa , cổ hủ kia.
=> tóm lại cả 2 người phụ nữ này đều có cái khổ, cũng như cái may mắn khác nhau. và quan điểm của chúng ta, con người hiện tại cũng khâc nhau, ai hơn ai là điều mà chúng ta nghĩ. đó mới là điều tạo nên sự phong phú cho 1 tác phẩm văn học. và chắc hẳn ai cx sẽ hiều đc cái ý nghĩa chính mà Nguyễn Du muốn nói.!!!