L
liknight_kamihame
Chú thích
* Nguyên văn: Từ Thức tiên hôn lục.
(1) Quang Thái: niên hiệu Trần Thuận Tông, từ 1388-1398.
(2) Hóa châu: Thanh Hóa ngày nay (theo nguyên chú Hóa Châu là châu Thanh Hóa cổ).
(3) Tiên Du: nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.
(4) Năm Bính Tý: dưới thời Thuận Tông là năm 1396.
(5) Huyện Tống Sơn: khoảng đời Trần là vùng đất tương đương với miền bắc huyện Nga Sơn và miền đông bắc huyện Hà Trung; thời Lê là vùng đất huyện Hà Trung, Thanh Hóa ngày nay.
(6) Đào Uyên Minh: năm sinh có ba thuyết: 365; 372; 376, mất 427, tên là Tiềm, là thi gia đời Đông Tấn. Từng làm Huyện lệnh Bành Trạch, sau vì không chịu luồn cúi nên treo ấn từ quan. Ông có câu nói nổi tiếng: "Lẽ nào vì năm đấu gạo lương mà phải khom lưng!". Thơ văn của ông giản phác mà tinh luyện, có phong cách riêng, phần lớn thể hiện tư tưởng ẩn dật.
(7) Núi Chích Trợ... cửa Nga: đều là những thắng cảnh của Thanh Hóa.
(8) Thần Phù: Theo Lịch triều hiến chương loại chí, phần Dư địa chí: cửa Thần Phù là cửa sông ra bể, thuộc huyện Nga Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
(9) Núi Thứu: xưa Tây vực có núi Thứu Lĩnh, vì núi hình chim Thứu nên thành tên. Nguồn đào: theo Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm thì đời Tấn có một người đánh cá ở Vũ Lăng đi thuyền lạc vào rừng đào. ở đấy người đánh cá gặp một thôn xóm rất yên bình, hỏi thì là những người lánh nạn nhà Tần, họ không biết gì về thời cuộc hiện tại. Người đánh cá ở mấy hôm rồi ra về. Câu chuyện đến tai viên quan quận, ông ta muốn người đánh cá đưa đi, nhưng khi trở lại, người đánh cá không tìm được dấu vết gì nữa. Sau những từ Vũ Lăng, nguồn Đào, thôn đào vừa chỉ nơi ẩn dật cũng vừa chỉ cõi tiên.
(10) Câu: cái móc để vén rèm, màn.
(11) Kim tiên: tức Tây Vương mẫu.
(12) Sách Loại tụ nói vua Chu Mục Vương ham thích thần tiên rồi gặp bà Vương mẫu ở Dao Trì.
(13) Lời chua ở sách Đường thi, nói vua Hán Vũ Đế ngồi ở điện Thừa Hoa, chợt có hai con chim xanh từ phương tây bay lại, đậu ở trước điện. Vua hỏi Đông Phương Sóc. Sóc nói: "Đó là bà Vương mẫu sắp đến chơi đấy". Một lát quả nhiên bà Vương mẫu đến, có hai người thị nữ áo xanh tức là hai con chim xanh lúc trước.
(14) Chuyện Ngưu Tăng Nhụ đời Đường gặp các nàng tiên ở đền Bạc thái hậu; xem thêm chú thích 5 Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.
(15) Sở vương chơi ở quán Cao Đường, gặp một nàng thần nữ, cùng chung chăn gối. Xem thêm chú thích 11 Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu.
(16) Thần nữ ở Lạc Phố tên là Bật Phi, con gái vua Phục Hy. Sách Quần ngọc có chép chuyện Trần Tư Vương gặp thần nữ ở Lạc Phố.
(17) Hai nàng tiên Giáng Phi chơi ở bên sông gặp Trịnh Giao Phủ, cởi ngọc minh châu mà tặng cho. Trịnh nhận được ngọc đi được mấy chục bước thì ngọc không còn nữa mà những nàng kia cũng biến mất.
(18) Chàng Tiêu Sử giỏi thổi ống tiêu, vua Tần Mục Công đem con gái là Lộng Ngọc gả cho. Chàng dạy nàng thổi tiêu, chim phượng hoàng nghe tiếng bay đến. Sau vợ chồng cùng cưỡi phượng mà bay lên trời.
(19) Chàng Văn Tiêu gặp nàng tiên Thái Loan ở núi Tây tại đất Chung Lăng, hai người lấy nhau.
(20) Ngọc nữ Đỗ Lan Hương lấy Trương Thạc. Sau nàng về trời, Trương Thạc rất thương nhớ.
(21) Phong Trắc đọc sách ở trong núi sâu, bà tiên Thượng Nguyên phu nhân đêm đến ve vãn (xuất ở sách Thiên hạ dị kỷ).
(22) Chuyện Ngưu Tăng Nhu. Xem chú thích 5 Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.
(23) Lý Quần Ngọc qua miếu Nhị phi ở Sầm Dương có đề một bài thơ câu đầu là: "Hoàng Lăng miếu tiền xuân dĩ không" chợt có hai người con gái hiện lên tự xưng là hai nàng Nga Hoàng, Nữ Anh hẹn sau hai năm sẽ cùng Lý gặp gỡ.
(24) Tần nữ: xem chú thích 18 cùng truyện.
(25) Mân, Quế: nguyên chú: Mân thuộc vùng đất Bách Việt giáp với Ngao Sơn biển Đông; Quế là Quế Châu, Quảng Tây. Ngày nay Mân là tỉnh Phúc Kiến.
(26) Phương trượng: tăng phòng. Nguyên do là Vương Huyền Sách đời Đường sang sứ Tây vực, vào chỗ ở của nhà sư Duy Ma, thấy căn buồng của sư vuông vắn, mỗi bề mười hốt, bèn gọi là phương trượng.
(27) Nhược thủy: theo Sơn hải kinh, là một dòng sông ở vùng cực tây của Trung Quốc, sức nước rất yếu, dù một hạt cải cũng không thể nổi trên mặt nước: tương truyền là nơi tiên ở.
(28) Đà: tên một giống cá có chân, dài vài trượng, da bền có thể bưng trống được; tiếng kêu rất vang, mỗi lần kêu rất đúng với một trống canh.
(29) Bài thơ này lấy ý từ câu chuyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai. Đời Hán, Lưu Thần, Nguyễn Triệu vào núi hái thuốc. Hai chàng đi mãi lạc vào Thiên Thai, gặp tiên nữ, lấy làm vợ. Được một thời gian, nhớ nhà đòi về, tiên nữ tiễn đưa đến cửa động. Lưu Nguyễn về đến nhà thì đã qua bảy đời, bạn bè họ hàng không còn ai, hai người muốn trở lại nơi cũ nhưng không tìm được lối xưa nữa. Nhà thơ Tào Đường (đời Đường) có năm bài thơ "kể" chuyện này rất được nhiều người ưa thích.
(30) Năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh: Diên Ninh là niên hiệu của Lê Nhân Tông từ 1454 đến 1459; năm thứ 5 là: 1458.
* Nguyên văn: Từ Thức tiên hôn lục.
(1) Quang Thái: niên hiệu Trần Thuận Tông, từ 1388-1398.
(2) Hóa châu: Thanh Hóa ngày nay (theo nguyên chú Hóa Châu là châu Thanh Hóa cổ).
(3) Tiên Du: nay thuộc tỉnh Bắc Ninh.
(4) Năm Bính Tý: dưới thời Thuận Tông là năm 1396.
(5) Huyện Tống Sơn: khoảng đời Trần là vùng đất tương đương với miền bắc huyện Nga Sơn và miền đông bắc huyện Hà Trung; thời Lê là vùng đất huyện Hà Trung, Thanh Hóa ngày nay.
(6) Đào Uyên Minh: năm sinh có ba thuyết: 365; 372; 376, mất 427, tên là Tiềm, là thi gia đời Đông Tấn. Từng làm Huyện lệnh Bành Trạch, sau vì không chịu luồn cúi nên treo ấn từ quan. Ông có câu nói nổi tiếng: "Lẽ nào vì năm đấu gạo lương mà phải khom lưng!". Thơ văn của ông giản phác mà tinh luyện, có phong cách riêng, phần lớn thể hiện tư tưởng ẩn dật.
(7) Núi Chích Trợ... cửa Nga: đều là những thắng cảnh của Thanh Hóa.
(8) Thần Phù: Theo Lịch triều hiến chương loại chí, phần Dư địa chí: cửa Thần Phù là cửa sông ra bể, thuộc huyện Nga Sơn, nay thuộc tỉnh Thanh Hóa.
(9) Núi Thứu: xưa Tây vực có núi Thứu Lĩnh, vì núi hình chim Thứu nên thành tên. Nguồn đào: theo Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm thì đời Tấn có một người đánh cá ở Vũ Lăng đi thuyền lạc vào rừng đào. ở đấy người đánh cá gặp một thôn xóm rất yên bình, hỏi thì là những người lánh nạn nhà Tần, họ không biết gì về thời cuộc hiện tại. Người đánh cá ở mấy hôm rồi ra về. Câu chuyện đến tai viên quan quận, ông ta muốn người đánh cá đưa đi, nhưng khi trở lại, người đánh cá không tìm được dấu vết gì nữa. Sau những từ Vũ Lăng, nguồn Đào, thôn đào vừa chỉ nơi ẩn dật cũng vừa chỉ cõi tiên.
(10) Câu: cái móc để vén rèm, màn.
(11) Kim tiên: tức Tây Vương mẫu.
(12) Sách Loại tụ nói vua Chu Mục Vương ham thích thần tiên rồi gặp bà Vương mẫu ở Dao Trì.
(13) Lời chua ở sách Đường thi, nói vua Hán Vũ Đế ngồi ở điện Thừa Hoa, chợt có hai con chim xanh từ phương tây bay lại, đậu ở trước điện. Vua hỏi Đông Phương Sóc. Sóc nói: "Đó là bà Vương mẫu sắp đến chơi đấy". Một lát quả nhiên bà Vương mẫu đến, có hai người thị nữ áo xanh tức là hai con chim xanh lúc trước.
(14) Chuyện Ngưu Tăng Nhụ đời Đường gặp các nàng tiên ở đền Bạc thái hậu; xem thêm chú thích 5 Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.
(15) Sở vương chơi ở quán Cao Đường, gặp một nàng thần nữ, cùng chung chăn gối. Xem thêm chú thích 11 Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu.
(16) Thần nữ ở Lạc Phố tên là Bật Phi, con gái vua Phục Hy. Sách Quần ngọc có chép chuyện Trần Tư Vương gặp thần nữ ở Lạc Phố.
(17) Hai nàng tiên Giáng Phi chơi ở bên sông gặp Trịnh Giao Phủ, cởi ngọc minh châu mà tặng cho. Trịnh nhận được ngọc đi được mấy chục bước thì ngọc không còn nữa mà những nàng kia cũng biến mất.
(18) Chàng Tiêu Sử giỏi thổi ống tiêu, vua Tần Mục Công đem con gái là Lộng Ngọc gả cho. Chàng dạy nàng thổi tiêu, chim phượng hoàng nghe tiếng bay đến. Sau vợ chồng cùng cưỡi phượng mà bay lên trời.
(19) Chàng Văn Tiêu gặp nàng tiên Thái Loan ở núi Tây tại đất Chung Lăng, hai người lấy nhau.
(20) Ngọc nữ Đỗ Lan Hương lấy Trương Thạc. Sau nàng về trời, Trương Thạc rất thương nhớ.
(21) Phong Trắc đọc sách ở trong núi sâu, bà tiên Thượng Nguyên phu nhân đêm đến ve vãn (xuất ở sách Thiên hạ dị kỷ).
(22) Chuyện Ngưu Tăng Nhu. Xem chú thích 5 Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây.
(23) Lý Quần Ngọc qua miếu Nhị phi ở Sầm Dương có đề một bài thơ câu đầu là: "Hoàng Lăng miếu tiền xuân dĩ không" chợt có hai người con gái hiện lên tự xưng là hai nàng Nga Hoàng, Nữ Anh hẹn sau hai năm sẽ cùng Lý gặp gỡ.
(24) Tần nữ: xem chú thích 18 cùng truyện.
(25) Mân, Quế: nguyên chú: Mân thuộc vùng đất Bách Việt giáp với Ngao Sơn biển Đông; Quế là Quế Châu, Quảng Tây. Ngày nay Mân là tỉnh Phúc Kiến.
(26) Phương trượng: tăng phòng. Nguyên do là Vương Huyền Sách đời Đường sang sứ Tây vực, vào chỗ ở của nhà sư Duy Ma, thấy căn buồng của sư vuông vắn, mỗi bề mười hốt, bèn gọi là phương trượng.
(27) Nhược thủy: theo Sơn hải kinh, là một dòng sông ở vùng cực tây của Trung Quốc, sức nước rất yếu, dù một hạt cải cũng không thể nổi trên mặt nước: tương truyền là nơi tiên ở.
(28) Đà: tên một giống cá có chân, dài vài trượng, da bền có thể bưng trống được; tiếng kêu rất vang, mỗi lần kêu rất đúng với một trống canh.
(29) Bài thơ này lấy ý từ câu chuyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai. Đời Hán, Lưu Thần, Nguyễn Triệu vào núi hái thuốc. Hai chàng đi mãi lạc vào Thiên Thai, gặp tiên nữ, lấy làm vợ. Được một thời gian, nhớ nhà đòi về, tiên nữ tiễn đưa đến cửa động. Lưu Nguyễn về đến nhà thì đã qua bảy đời, bạn bè họ hàng không còn ai, hai người muốn trở lại nơi cũ nhưng không tìm được lối xưa nữa. Nhà thơ Tào Đường (đời Đường) có năm bài thơ "kể" chuyện này rất được nhiều người ưa thích.
(30) Năm thứ 5 niên hiệu Diên Ninh: Diên Ninh là niên hiệu của Lê Nhân Tông từ 1454 đến 1459; năm thứ 5 là: 1458.