NX: Bộ máy nhà nước được hoàn thiện trong một tổ chức thống nhất từ trên xuống dưới, liền mạch và không đứt đoạn. Hoàng đế là kẻ có quyền lực tối cao nhất, ông ta nắm vương quyền lẫn thần quyền.
Ở phương Đông là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền với Hoàng đế là đại diện tối cao, nguyên thủ quốc gia. Nhà nước theo thiết chế "trung ương tập quyền" đảm bảo việc thống nhất quyền lực tập trung vào tay của nhà vua; các quan lại và tướng lĩnh chỉ là người thi hành và phục tùng mệnh lệnh của nhà vua. Chỗ dựa của nhà vua chính là bọn quan lại, nên có vài trường hợp bọn quan lại thông qua các cuộc hôn nhân cung đình để khống chế quyền lực của vua và triều đình. Nên triều đình phương Đông mặc dù là hùng mạnh, tập quyền nhưng thời gian duy trì được "trung ương tập quyền" không bao giờ dài, lý do chính là cuộc tranh giành quyền lực giữa quan lại với quan lại, giữa quan lại với triều đình và triều đình với nông dân (vấn đề ruộng đất)
Ở phương Tây là phong kiến phân quyền là vì lúc này, thế lực của quần thần (quan lại) rất mạnh và nhiều lúc lấn át quyền lực của nhà vua. Nhà vua chỉ là một lãnh chúa nhỏ trong số hàng trăm lãnh chúa khác nhau cùng cai trị trên lãnh thổ vương quốc. Về sau, các cuộc chiến tranh nội bộ (chiến tranh Pháp - Anh, nội chiến Hai Hoa Hồng ở Anh...) làm suy yếu nhiều quyền lực của lãnh chúa, tạo điều kiện cho nhà vua tiến tới nắm trọn quyền lực như các vua Pháp Francois I, vua Louis XIV (đỉnh cao của vương quốc Pháp). Tương tự, nước Anh bắt đầu quân chủ tập quyền sau khi nội chiến Hai Hoa Hồng chấm dứt giữa họ York và họ Lancaster với việc vua Henry VII họ Lancaster lên ngôi (năm 1485), đỉnh cao là thời Elizabeth I và Charles I. Trong khi vương quốc Bồ Đào Nha đã ly khai khỏi Tây Ban Nha từ lâu do sự kiện vua Afonso I của nhà Aviz lên ngôi (1143 - 1185), ba vương quốc lớn ở bán đảo Iberia là Castille, Leon và Navarre đấu tranh để thống nhất đất nước; đồng thời loại bỏ người Hồi giáo ra khỏi nước Granada. Tây Ban Nha chính thức hùng mạnh do cuộc hôn nhân giữa vua Ferdinand II của nước Aragon và Isabella I của nước Castile năm 1469, thống nhất hoàn toàn dưới thời con trai là Karl I (1516 - 1556). Nước Thụy Điển tái thống nhất thời vương triều của vua Gustav I (thế kỷ XVII, hùng mạnh nhất dưới thời Karl XII Đại đế)..... Nhưng tương tự như phương Đông, quân chủ tập quyền ở phương Tây không bao giờ tuyệt đối tập quyền, chỉ là một sự "tập quyền" lỏng lẻo vì quyền lực của bọn quần thần, quan lại vẫn còn rất lớn