Sử Trung Quốc thời Nam - Bắc triều (420 - 589)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người soạn: Đây là thời kỳ loạn lạc nối tiếp Ngũ Hồ thập lục quốc (304 - 439) và Tam quốc (220 - 280). Theo trình tự, Nam triều nối tiếp thời Đông Tấn gồm 4 triều đại là: Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần; Bắc triều kế thừa Ngũ Hồ thập lục quốc, gồm 5 triều đại: Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu.
Về sơ nét giữa Bắc triều và Nam triều, có thể thấy Nam triều tương đối ổn định hơn so với Bắc triều: kinh tế ổn định - nhất là vùng Giang Nam. Còn Bắc triều hỗn loạn trong nội bộ triều đình, thậm chí là gặp nhiều khó khăn khi cố gắng sát nhập văn hóa Hồ - Hán vào lại với nhau.
Để cho các bạn dễ theo dõi, người viết trình bày theo hai phần: a) Nam triều và b) Bắc triều; mỗi phần trình bày cụ thể các sự kiện diễn ra trong phần đó.

A. Nam triều (420 - 589)
1. Triều Lưu Tống (420 - 479)

a. Thành lập:
Người lập ra vương triều này là Lưu Dụ, nguyên là một viên tướng của nhà Đông Tấn. Ông ta tiến hành đánh tan các nước của Ngũ Hồ thập lục quốc, buộc vua Đông Tấn phong làm Tống công, rồi Tống vương. Năm 420, Lưu Dụ chính thức phế bỏ vua Cung đế của Đông Tấn rồi lên ngôi Hoàng đế với hiệu là Vũ đế, lập ra nước Tống (sử gọi là Lưu Tống). Thời Lưu Tống Vũ đế, triều đình hạn chế quyền lực của vua chư hầu và giảm bớt gánh nặng cho nông dân.
Liu_Yu%2CSong_Wudi.png
Lưu Tống Vũ đế

Vũ đế vừa mất và thái tử lên ngôi (hiệu là Thiếu đế) yên vị chưa bao lâu, Bắc Ngụy đem quân tấn công. Đàn Đạo Tế chống cự quyết liệt, vất vả lắm mới giữ được Sơn Đông. Nhưng đến năm 422, cho rằng Thiếu đế không có năng lực trị vì quốc gia, chỉ lo vui chơi nên các quan lại thực hiện đảo chính phế bỏ Thiếu đế (một tháng sau thì ông bị giết chết), giết hại Lưu Nghĩa Chân năm 424, đưa Lưu Nghĩa Long lên ngôi.

b. Thịnh trị thời Lưu Tống Nguyên Gia
Vừa lên ngôi năm 424, Lưu Nghĩa Long (hiệu là Lưu Tống Văn đế) dùng mưu loại trừ và sát hại các viên quan đã giết hại vua tiền nhiệm Lưu Tống Thiếu đế, củng cố quyền hành vào tay mình. Năm Nguyên Gia thứ ba, Văn đế xem xét án kiện và quy định các điều luật để giữ vững sự công bằng.
%E5%AE%8B%E6%96%87%E5%B8%9D%E5%83%8F.jpg
Lưu Tống Văn đế

Southern_and_Northern_Dynasties_440_CE.png

Lược đồ hai nước Lưu Tống và Bắc Ngụy năm 440

Văn đế ra sức củng cố chính quyền vững chắc. Ông đặt chức Thị trung (tức Tể tướng) đứng đầu trăm quan, cùng vua quản lý chính sự. Các chức quan Thượng thư lệnh, Thượng thư bộc xạ, Trung thư lệnh, Thị lang, Thị trung, Cấp sự trung đều giữ những chức vụ trọng yếu; thường giao cho các quan lại trong gia tộc họ Vương (Vương Hoằng, Vương Đàm Thủ, Vương Hoa...), họ Ân (Ân Cảnh Nhân, Ân Hạo...) nắm giữ. Có lần Văn đế cùng 4 viên Thị trung là Vương Hoa, Vương Đàm Thủ, Lưu Trạm, Ân Cảnh Nhân ăn yến; ăn xong bốn người lui ra, vua nhìn theo hồi lâu mà nói: "Bốn vị hiền sĩ này là người tài tuấn một thời, cùng làm việc miệng lưỡi cho ta, đời sau e khó mà được như thế nữa". Đối với nhân dân, Vũ đế theo ý kiến của Vương Hoằng cho phép nam giới 15 tuổi phải chịu một nửa dao dịch, đến 17 tuổi thì chịu toàn bộ dao dịch.
Những cải cách tích cực của Lưu Tống Văn đế - niên hiệu Nguyên Gia đem lại nhiều hiệu quả cho Lưu Tống, giúp nước này đủ sức đánh Bắc Ngụy:
- Số là khi Lưu Tống Vũ đế vừa mất không lâu, vua Minh Nguyên đế của Bắc Ngụy cử Hề Cân đem quân vượt sông Hoàng Hà, đánh chiếm mất 3 quận ven sông và đe dọa Thanh Châu, Đông Dương. Năm 423, tướng Bắc Ngụy đánh thẳng vào Kim Dung và Lâm Tri; nhưng ở Đông Dương tướng Lưu Tống là Trúc Quỳ động viên nhân dân đào hào, xây địa đạo đánh úp sau lưng quân Bắc Ngụy, khiến quân Bắc Ngụy hỗn loạn. Tháng 3 âm lịch, Đàn Đạo Tế từ Bành Thành tiến qua Đông Dương giải vây, nhưng dọc đường thì quân sĩ chết bệnh quá nhiều nên bí mật rút lui. Tháng 4 nhuận âm lịch, quân Bắc Ngụy vây thành Hổ Lao tới 200 ngày, nhưng bị thất thủ và Bắc Ngụy tổn thất mất hai ba phần mười binh lực. Chiến tranh vừa dứt, Lưu Tống bị mất vùng từ Hồ Lục lên phía bắc.
- Năm Nguyên Gia thứ sáu (429), Lưu Tống Văn đế lợi dụng triều đình Bắc Ngụy của Thái Vũ đế bận chiến tranh với Hạ và hãn Nhu Nhiên, đòi vua Ngụy trả lại Hà Nam, nhưng không hồi âm. Năm 430, Văn đế lệnh cho Đáo Ngạn Chi dẫn theo 5 vạn quân đi đánh Bắc Ngụy. Quân Lưu Tống theo đường thủy đã bất ngờ tấn công Lạc Dương, Hổ Lao, Hoạt Đài và Nghiêu Ngao, khiến quân địch phải rút chạy về nước. Quân Lưu Tống tiến nhanh qua bên Linh Xương, Đồng Quan không chút trở ngại gì, làm các tướng Lưu Tống bắt đầu chủ quan. Vương Đức Trọng khuyên Đáo Ngạn Chi không nên chủ quan, vì quân Bắc Ngụy sẽ vượt sông lúc đóng băng để đánh quân Tống. Tháng 10, quân Bắc Ngụy vượt sông tấn công và chiếm mất Lạc Dương, Hổ Lao khiến Ngạn Chi khiếp sợ, vội thu quân về nước (lúc này vua Lưu Tống cũng đã cử Đàn Đạo Tế đem quân ra đánh phá quân Bắc Ngụy). Quân Bắc Ngụy đuổi theo, tới Lịch Thành thì thấy cổng thành đang mở toang; quân Bắc Ngụy sợ phục binh nên không dám vào.
- Năm 431, Đàn Đạo Tế đem quân tới Lịch Thành, đánh nhau với quân Bắc Ngụy hơn 30 trận, làm quân địch tổn thất nặng nề. Tướng Bắc Ngụy là Thúc Tôn Kiến đem quân kỵ đánh úp quân lương, khiến quân Lưu Tống thiếu lương trầm trọng, tướng trong thành là Chu Tô Chi bị bắt. Trong quân Lưu Tống có người phản, bí mật báo cho quân Bắc Ngụy biết. Bắc Ngụy thừa cơ truy kích khiến quân Lưu Tống hoảng sợ liên tục. Lúc này Đàn Đạo Tế bày cách tính thẻ lường cát (thẻ có ghi số để tính toán) bày số thẻ tính gạo còn thừa trên mâm cát, làm ra vẻ có nhiều lương thực. Quân Bắc Ngụy dò thám, cho là tên quân hàng kia đánh lừa nên giết chết y. Đạo Tế bình tĩnh và mặt áo thường dân, ngồi lên kiệu thong thả đi. Quân Bắc Ngụy cho đó là kế dụ địch, nên không truy đuổi nữa, Đạo Tế mới được rút lui. Bắc phạt của Lưu Tống thất bại hoàn toàn; Bắc Ngụy vẫn mạnh và vẫn đang đánh nhau với Hạ và Bắc Lương.

220px-Tan_Dao_Ji.jpg
Đàn Đạo Tế
- Năm Nguyên Gia thứ 27 (450), Thái Vũ đế của Bắc Ngụy đem 10 vạn quân ra đánh. Quân Bắc Ngụy vây thành Huyền Hồ (nay thuộc Hà Nam) 42 ngày không hạ nổi, bị thiệt mất trên một vạn quân; còn các thành khác thì quân Bắc Ngụy chiếm dễ dàng, quân Lưu Tống vừa thấy địch đã vội tháo chạy mất. Lúc này Lưu Tống Văn đế lại quyết định bắc phạt, bất chấp khuyên can của quần thần (Thẩm Khánh Chi 65 tuổi phản đối kiên quyết nhất, cho rằng quân bộ không chống lại quân kỵ, hai tướng Tống liên tiếp thua trận; vua không nghe, cho hai văn nhân họ Từ và Giang ra tranh luận). Lưu Tống chia thành 2 cánh quân: quân thủy vào sông Hoàng Hà lúc triều lên, quân bộ ra phía tây và chiếm Hoằng Nông. Trước sức tấn công của Lưu Tống, quân Bắc Ngụy ở các thành Cao Ngao, Nhạc An vội rút lui. Quân Lưu Tống của Vương Huyền Mô tiến đến Hoạt Đài; bộ tướng chủ trương không đốt nhà dân khiến nhân dân trong thành ùn ùn đầu quân cho Lưu Tống lên tới trên nghìn người. Nhưng Vương Huyền Mô tham lam, bắt dân trong thành nộp mỗi nhà một tấm vải cùng 800 quả lê, khiến người dân thất vọng và quyết giữ thành, làm quân Lưu Tống không hạ được. Tháng 9 trời đẹp, Thái Vũ đế lại đem quân đánh Hoạt Đài. Tướng giữ thành Thạch Tế cấp báo cho Huyền Mô, kêu Mô mau chiếm thành nhưng ông ta không nghe theo. Tháng 10, Bắc Ngụy cho quân làm gián điệp lẻn vào thành điều tra tình hình, rồi về cấp báo cho nhà vua. Thái Vũ đế nghe xong lập tức tiến quân, nói phao là trên 100 vạn quân, khiến Vương Huyền Mô tháo chạy. Quân Bắc Ngụy tiếp tục dùng xích sắt buộc thuyền của Thản Chi lại, nhưng Thản Chi lợi dụng nước lớn dùng búa phá hết xích và rút lui an toàn. Tin thất bại lan về triều đình Lưu Tống. Triều đình bàn bạc quyết liệt, cuối cùng cho Huyền Mô giữ Cao Ngao, Thản Hộ Chi giữ Thanh Khẩu (nay thuộc Sơn Đông).
Ở mặt trận phía tây, Bàng Quý Minh đánh quân Bắc Ngụy rất cừ và đánh chiếm Lư thị; đến tháng 10 thì đại quân Lưu Tống tiến qua Lư Thị, Đồng Quan và kịch chiến với Bắc Ngụy ở Thiểm Thành. Viên tướng Lưu Tống là Tiết An Đô một mình xông vào trận địa, cởi áo giáp, vứt mũ trụ, vung mâu sát phạt quân địch. Kết quả, quân Lưu Tống đại thắng, chém được tướng Bắc Ngụy là Trương Thị Liên Đề cùng 3.000 quân, bắt sống 2 vạn quân. Chiến thắng này khiến hào kiệt hưởng ứng đông nghịch, các tộc Khương và Hồ phải quy hàng. Ở phía đông, Lưu Khang Tổ và Lương Thản của Lưu Tống hạ được Trương Xã (nay thuộc Hà Nam). Nhưng Huyền Mô bị thua khiến vua Lưu Tống ra lệnh rút quân. Nghe tin Lưu Tống rút quân, Bắc Ngụy tiến công. Quân Bắc Ngụy của Thác Bạt Nhân đuổi kịp quân Lưu Tống của Lưu Khang Tổ ở Thọ Dương. Lúc này, Khang Tổ bày trận và quyết định tử chiến, giết hơn 10 vạn quân Bắc Ngụy. Nhưng quân Bắc Ngụy tiến vào ngày càng đông khiến Khang Tổ thất thế, bị trúng tên ngã ngựa mà chết. Toàn quân Lưu Tống thất bại.
Thái Vũ đế bất ngờ đem quân tiến đánh Bành Thành. Tướng trong thành là Lưu Nghĩa Cung quyết định phòng thủ chặt chẽ, khiến quân địch không hạ được. Lợi dụng quân Bắc Ngụy chuyển hướng đánh Hu Thai, vua Lưu Tống cử Tang Chất ra cứu Bành Thành. Quân Bắc Ngụy vượt sông Hoài đánh Bành Thành, khiến Tang Chất cùng 700 quân rút chạy về Hu Thai. Tại Hu Thai, Thái thú Thẩm Phác họp cùng Tang Chất giữ vững thành trì, khiến Thái Vũ đế bỏ ý định này mà cho quân chuẩn bị vượt sông Trường Giang tiến đánh Kiến Khang. Lưu Tống Văn đế hốt hoảng vội cho trưng phát toàn bộ đinh nam ra đắp lũy bố phòng. Đến tháng 2 năm Nguyên Gia thứ 18, quân Bắc Ngụy đã phải phá hết nhà cửa, bắt theo tất cả cư dân.

30444b4776493030.jpg

Bắc Ngụy Thái Vũ đế

30444b4776493031.jpg

Ảnh mô phỏng quân kỵ của Bắc Ngụy
Trên đường về bắc, quân Bắc Ngụy bắt đầu tiến đánh Hu Thai. Vua Bắc Ngụy đòi Tang Chất hiến rượu ngon, nhưng Chất lại gửi bầu nước tiểu cho ông ta. Tức quá, Thái Vũ đế lệnh cho quân đội lấp hào thành, bắt cầu phao cắt đứt đường thủy. Thái Vũ đế gửi thư hăm dọa Tang Chất: "quân của ta đều không phải người nước ta, phía đông bắc thành là người Đinh Linh và người Hung Nô, phía nam là người Đê và người Khương. Người Đinh linh chết thì bớt được giặc ở Thường Sơn, Triệu Quận; người Hung Nô chết thì bớt được giặc ở Kinh châu, người Khương người Đê chết thì bớt được giặc ở Quan Trung. Ngươi giết họ thì không có gì không có lợi cho ta". Tang Chất lại gửi thư phúc đáp chửi mắng, lặp lại giải thưởng của Lưu Tống: "Ai chém được đầu Phật Ly, phong hầu vạn hộ, thưởng một vạn tấm vải".
Vua Bắc Ngụy giận quá, sai quân sĩ đánh rát. Quân lính Bắc Ngụy dùng thừng quăng móc câu dính vào tường thành định kéo đổ tưởng thành; quân trong thành dùng thừng lớn buộc vào móc câu và cả trăm người xúm lại kéo, nhưng thành chưa đổ. Tối đến, quân trong thành cho thả người xuống cắt dứt dây móc câu, rồi nhanh chóng kéo người lên mặt thành. Quân Bắc Ngụy dùng xung xa húc vào thành, nhưng thành không đổ mà chỉ lở vài đoạn. Quân Bắc Ngụy đánh càng hăng, cố leo lên tường thành bằng xác quân sĩ chết (về sau xác chất cao ngang tường thành). Vây nửa tháng không hạ được, quân lính chết trận và chết bệnh quá nhiều nên Thái Vũ đế phải cho quân rút lui. Lúc quân Bắc Ngụy qua Bành Thành, tướng Nghĩa Cung không ra chiến đấu. Đến khi phát hiện sứ giả của Lưu Tống tới giao lệnh truy kích, quân Bắc Ngụy ra sức rút chạy mau, giết hơn 1 vạn dân vì họ đi quá chậm. Truy binh ở Bành Thành đuổi hết một đoạn đường dài, cả bóng quân địch cũng không nhìn thấy nữa.


Năm 427, quyền lực triều đình Lưu Tống rơi vào tay Lưu Nghĩa Khang, con thứ tư của Vũ đế Lưu Dụ. Khi Nghĩa Khang về triều, Văn đế giao chức thứ sử Kinh châu cho em trai mình là Lưu Nghĩa Cung, ra 11 điều để răn dạy Nghĩa Cung. Năm 438, Văn đế mời Lôi Thứ Tông về dạy học, lập trường sử học, cho Tạ Nguyên dựng trường văn học.... Văn đế mấy lần đích thân ra hội quán nghe Thứ Tông giảng sách. Khi Văn đế có bệnh, Nghĩa Khang vào chăm sóc tận tình Hoàng đế.
Quan hệ giữa các đại thần thời Nguyên Gia quá phức tạp. Lưu Trạm và Ân Cảnh Nhân lúc đầu rất thân nhau; về sau thì Trạm thấy địa vị của Cảnh Nhân cao hơn mình, nên xui Nghĩa Khang nhờ nhà vua gạt bỏ Cảnh Nhân. Nghĩa Khang đến nói xấu Cảnh Nhân, nhưng Văn đế không nghe. Biết tin Lưu Trạm âm mưu cho toán cướp vào sát hại Cảnh Nhân, vua cho dời nhà của ông về cung cấm. Văn đế bèn sai người thư từ không ngớt với Trạm, khiến ông ta không để ý nhiều. Tức mình, Lưu Trạm bày mưu cho Nghĩa Khang trừ khử Đàn Đạo Tế. Trạm thấy vua có bệnh, bèn nói với Nghĩa Khang: "nếu xe cung một sớm phó yến thì không thể nào chế phục Đạo Tế được nữa". Khéo Văn đế bệnh nặng, Khang xin vua triệu Đạo Tế về triều. Đạo Tế về triều thì bệnh của vua đã đỡ, vua cho ông này về Giang Châu. Đạo Tế vừa sắp xếp thuyền bè thì có tin bệnh của vua trở nặng, Nghĩa Khang giả truyền chiếu thư nói Đạo Tế mưu phản, giết chết ông ta.
Lưu Trạm thấy Văn đế bệnh nặng, bèn mưu tôn Nghĩa Khang lên ngôi. Âm mưu bị bại lộ, Hoàng đế Lưu Tống sai Nghĩa Khang ở lại Trung thư sảnh; bí mật triệu Ân Cảnh Nhân chuẩn bị vào cung. Cảnh Nhân vào triều, ban bố mệnh lệnh và cho giết Lưu Trạm cùng gia đình ông ta. Nghĩa Khang bị vua bỏ rơi, đổi ra Giang Châu để giam lỏng. Năm 445, Nghĩa Khang bị phế làm thứ nhân do nhóm Pham Hoa mưu tôn ông ta làm vua. Năm Nguyên Gia thứ 28, quân Bắc Ngụy nam chinh, sợ có người ủng hộ Nghĩa Khang dấy quân nên giết chết ông ta luôn.
Cuối đời, Lưu Tống Văn đế gặp rắc rối vì vấn đề kế vị. Ông có 20 con trai. Lưu Thiệu lớn nhất, là con dòng đích nên được vua cưng chiều nhất. Lúc trẻ tin lời bà đồng, Thiệu làm tượng vua bằng ngọc, chôn ở trước điện để mong cha chết sớm. Nhà vua giận lắm, cho phế ngôi thái tử của Lưu Thiệu nhưng lại không lập thái tử mới, dù bị Vương Tăng Xước thúc giục. Vua không nghe, Xước bèn báo lại cho mẹ của Lưu Tuấn, sau đó là Lưu Thiệu. Nửa đêm 20 tháng 2 âm lịch năm Nguyên Gia thứ 30, Lưu Thiệu họp quân và tuyên bố: "Sáng mai sẽ làm việc lớn". Sáng ngày 21, quân Đông cung tiến vào Đài thành. Bất chấp quy định, Lưu Thiệu dùng chiếu thư giả lừa mở được cửa thành, tiến vào cung điện. Đêm đó Văn đế và Từ Trạm Chi bàn việc, chỉ huy vệ binh là Trường Siêu Chi cầm đao sắt xông vào cung điện. Vua nhấc bàn ra đỡ, liền bị đao chém tới đứt 5 ngón tay, một nhát đao cuối cùng đã kết liễu mạng của Hoàng đế. Từ Trạm Chi và Giang Trạm sau đó cũng bị giết chết.

c. Hoàng tộc nhà Lưu Tống tàn sát lẫn nhau - nhà Lưu Tống suy sụp
Sự kiện Lưu Thiệu làm chính biến cướp ngôi vua của cha mình năm 453 mở đầu cho thời kỳ suy sụp và khủng hoảng liên miên của triều Lưu Tống, mặc dù vương triều này còn tương đối mạnh để ổn định miền Nam Trung Hoa. Vừa lên ngôi hoàng đế, Lưu Thiệu dùng mưu sát hại mất Thượng thư bộ Lại Vương Tăng Xước. Tháng 3 âm lịch năm 453, Thứ sử Giang Châu là Lưu Tuấn nghe tin Kiến Khang có biến, bèn đem quân hỏi tội Lưu Thiệu. Thiệu bèn nhờ Thẩm Khánh Chi đưa thư mật sang giết Lưu Tuấn. Thế nhưng, thái độ do dự của Khánh Chi làm Lưu Tuấn dù biết trước nhưng cũng rất sợ, xin vào phòng của mẹ mình rồi chịu chết. Thẩm Khánh Chi tức giận nói: "Hạ quan chịu ơn dày của tiên đế, chuyện hôm nay ra sức để điện hạ nhìn thấy thư, sao lại nghi ngờ như thế ?" Ít lâu sau, Lưu Nghĩa Cung bí mật ủng hộ Lưu Tuấn nên đã cho Lưu Thiệu ở Kiến Khang và dựng tuyến phòng thủ chống lại Lưu Tuấn. Lưu Thiệu cử quân đi đánh Lưu Tuấn, song bị tướng của Lưu Tuấn là Lỗ Tú phá tan; Lưu Tuấn sau đó đã giết hết 12 con trai của Lưu Nghĩa Cung. Lưu Tuấn sau đó đã xưng làm Hoàng đế (tháng 4 âm lịch) ở Kiến Khang và đến tháng 5 âm lịch thì đánh hạ Đài thành, giết chết Lưu Thiệu.

Vừa lên ngôi, Hiếu Vũ đế (Lưu Tuấn) còn tàn bạo không kém người tiền nhiệm. Lấy cớ Nam Bình vương Lưu Thước quá tự phụ và từng là cận thần của Lưu Thiệu, Hiếu Vũ đế cho người mưu sát ông này.
Đến năm 454, chú của vua là Thứ sử Kinh Châu Lưu Nghĩa Tuyên giành ngôi của cháu: Nghĩa Tuyên giàu có và rất xa xỉ, hậu cung có đến nghìn người. Tang Chất là thông gia của ông này; lợi dụng Hiếu Vũ đế hoang dâm với các con gái của Nghĩa Tuyên để kêu gọi Tuyên giành ngôi. Tang Chất và Nghĩa Tuyên định xong kế hoạch; nhưng khi thực hiện thì không ngỡ Lỗ Sảng uống nhiều rượu nên lỡ việc, buộc phải dấy quân sớm hơn mấy ngày. Thanh thế quân phản loạn rất lớn, khiến Hiếu Vũ đế phải tính chuyện đầu hàng. Nhưng em trai vua là Đãn không chịu, yêu cầu triều đình cứ tiến quân. Vua nghe theo, cử các tướng cầm quân đánh bại Lỗ Sảng, Từ Di Bảo và Nghĩa Tuyên. Kết cục, Nghĩa Tuyên cùng 16 con trai bị xử tử; Tang Chất bị liên can đến sự việc này nên cũng bị vua xử tử.
Năm Hiếu Kiến thứ hai (455), Hiếu Vũ đế lấy cớ em trai 17 tuổi là Lưu Hồn rất vô lại và ngang bướng, lại dám tự xưng là Sở vương mặc dù cho là trò đùa nên phế làm thứ dân, rồi bức tự sát.
Cảnh Lăng vương Lưu Đãn sau khi giúp vua diệt Lưu Nghĩa Tuyên rồi thì ông ta còn nuôi dũng sĩ, vũ khí riêng. Vua nghi ngờ Đãn mưu phản nên điều ông này về Quảng Lăng. Năm 459, có người tố cáo Đãn làm phản, vua bèn kéo quân đánh Quảng Lăng, mất mấy tháng mới hạ được. Sau khi hạ thành, Hiếu Vũ đế sai tàn sát hết những người cao trên năm thước ở trong thành, còn phụ nữ trong thành thì vua "thưởng" cho binh sĩ. Đãn bị bắt, rồi bị giết chết. Hiếu Vũ đế giận lây qua Thứ sử Đông Dương là Châu Ngạn Thoan vì nghi ông này thông mưu với Đãn, bức ông ta tự sát; đày vợ con sang Giao Châu, riêng những con trai thì bị xô xuống hồ cho chết.

Năm 464, Hiếu Vũ đế chết, con trai trưởng là Lưu Tử Nghiệp lên thay. Theo sử sách mô tả, Tử Nghiệp là thái tử, nhưng không được cha sủng ái. Tiên đế thường xuyên trách mắng Lưu Tử Nghiệp, định phế bỏ thái tử, thay Tân An Vương Lưu Tử Loan lên thay. Khi phụ hoàng rời cung, hắn bị sủng phi của phụ hoàng - Ân quý phi - xích cổ như chó, bị đệ đệ Lưu Tử Loan coi như ngựa cưỡi lên, bị các đại thần lạnh nhạt bỏ mặc lúc bị trói ba ngày ba đêm bên hồ nước… Các huynh đệ tỷ muội cũng không ai muốn chơi cùng một “phế nhân”.
12.png

Lịch sử cũng ghi nhận, Lưu Tử Nghiệp khi còn nhỏ tuổi còn bị ông bác Lưu Thiệu tống giam, suýt thì giết chết.
Với một tuổi thơ khủng khiếp như thế, không lạ lùng khi Lưu Tử Nghiệp bị bóp méo nhân cách, trở nên tràn ngập oán hận, tàn độc không có tính người. Cũng dễ hiểu vì sao Lưu Tử Nghiệp sai chặt đầu Lưu Tử Loan và đào xác Ân quý phi.
14.jpg

Lúc Tử Nghiệp lên ngôi, trên mặt không hề có dáng vẻ đau thương. Thái hậu bệnh nặng, gọi ông ta vào thì hắn nói: "Phòng người bệnh nhiều ma, vào làm gì ?". Thái hậu tức giận và nói với các hầu gái: "Hãy đem một thanh kiếm đến và mổ ta ra, để xem làm thế nào con thú vật này ra khỏi được ta!". Bà qua đời ngay sau đó.
11.jpg

Tiến Phế đế (Tử Nghiệp) trong phim

8.png
Thái hậu qua đời

Đời Lưu Tông Tiến Phế đế (Tử Nghiệp), ông ta nhận thấy quyền lực trên thực tế nằm trong tay các tân tín của Hiếu Vũ Đế là Đới Pháp Hưng và Sào Thượng Chi. Đới thường xuyên kiềm chế các hành vi bốc đồng của Tiền Phế Đế, cảnh báo ông về số phận của ông bác Thiếu Đế, là người đã bị lật đổ và bị giết chết vì bị cho là bất tài. Đến mùa thu năm Vĩnh Quang thứ nhất (465), Tiền Phế Đế buộc Đới phải tự sát và giáng chức Sào.
Sau khi Đới tự sát, Lưu Nguyên Cảnh cùng Nhan Sư Bá đã lên kế hoạch phế truất Tiền Phế Đế và ủng hộ Lưu Nghĩa Cung làm hoàng đế. Nguyên Cảnh định lôi kéo Khánh Chi, nhưng Nhan Sư Bá cho rằng Khánh Chi là kẻ vũ phu; nên Khánh Chi hận Sư Bá bèn đứng ra tố giác. Tiền Phế Đế đã đích thân dẫn cận binh hoàng cung đi tấn công và giết chết Lưu Nghĩa Cung, cắt các chi của Lưu Nghĩa Cung, mổ bụng, và lấy ruột ra để cắt thành từng khúc. Ông cũng khoét mắt Lưu Nghĩa Cung và ngâm vào mật ong, gọi là "mắt ma ngâm." Từ thời điểm này trở đi, những người được Tiền Phế Đế tin tưởng gồm Viên Nghĩ, Từ Viên, Thẩm Khánh Chi, hoàng đệ Dự Chương vương Lưu Tử Thượng, và Hội Kê Trưởng công chúa Lưu Sở Ngọc. Riêng Khánh Chi về sau bị vua cho dùng bao da đè cho chết ngạt lúc 80 tuổi vì vua không thích ông này chê bai, phê bình
Chưa hết, Tử Nghiệp rất ghét em trai của mình là Tử Loan mới lên 10 tuổi, vì Loan được cha yêu, nên đã hạ lệnh giết Tử Loan. Hai người em cùng mẹ khác cha của Tử Loan còn rất nhỏ cũng bị giết cùng.
Những người chú của ông không bị giết thì cũng bị nhốt vào lồng tre thả trôi sông là Tương Đông vương Lưu Úc, Sơn Dương vương Lưu Hựu; gọi Lưu Úc là "vương heo"; Kiến An vương là "vương chết".
4.png
Tiền phế đế nhốt lồng tre các vương thất

Hành động được coi là hết sức trái luân lý vào thời điểm đó, khi nghe Trưởng công chúa nói rằng thật không công bằng khi Tiền Phế Đế có thể có đến hàng nghìn thê thiếp song bản thân cô lại chỉ được có một phu quân, Tiền Phế Đế đã lựa chọn 30 tráng niên có dung mạo tuấn tú để làm người tình cho cô.
2-cong-chua-lang-lo-hoang-dam-1.jpg

Trưởng công chúa Lưu Sở Ngọc

Khi đã ngập ngụa trong dục vọng với những mỹ nam còn bừng bừng thanh xuân, Sơn Âm công chúa lại nổi lòng tham, bắt đầu tìm kiếm những chàng trai đã tới độ chín về tuổi tác lẫn dục vọng.
Và đối tượng lọt vào tầm ngắm của cô công chúa hoang dâm chính là một danh sĩ nổi tiếng thời Nam Tống tên là Chử Uyên. Bản thân Chử Uyên vốn cũng là một phò mã.
Vợ của Chử Uyên chính là Nam Quận Công chúa - cô của Sơn Âm Công chúa. Vì thế, về danh phận thì Sơn Âm Công chúa phải gọi Chử Uyên là chú. Chử Uyên là một người có tài và cũng rất rộng lượng. Khi cha Chử qua đời, anh em chia nhau tài sản, Chử chỉ lấy hơn một ngàn cuốn sách cha để lại, còn lại một đồng cũng không đụng vào.
Xuất thân danh gia vọng tộc, lại cũng là phò mã nên quan lộ của Chử Uyên rất thênh thang, từ chức thái tử xá nhân, thái tể tham quân cho tới sử bộ lang rồi Đô Hương Hầu. Không chỉ tài năng, Chử Uyên còn là một mỹ nam nổi tiếng. Mỗi lần triều đình có hội, các quan văn võ, thậm chí là sứ giả nước ngoài đều tranh nhau nhìn được mặt Chử Uyên một lần.
Vẻ đẹp cùng với tài năng của Chử Uyên đương nhiên đã khiến cô công chúa dâm loạn Sơn Âm say như điếu đổ. Tuy nhiên, Chử Uyên là người liêm khiết, lại đang là phò mã, không phải muốn ông ta tới phục dịch lúc nào cũng được. Vì thế, Sơn Âm Công chúa suốt ngày buồn bã. Lưu Tử Nghiệp thấy chị gái đã có 30 người tình nhân mà vẫn buồn rười rượi mới hỏi tại sao.
Sơn Âm Công chúa không ngại ngần kể cho em trai nghe về căn bệnh tương tư của mình. Lưu Tử Nghiệp nghe xong, cười nói: “Ta có thể giúp tỉ gọi Chử Uyên tới nhưng những việc sau đó ra sao thì chắc phải xem bản lĩnh của tỉ ra sao”. Sơn Âm Công chúa nghe Lưu Tử Nghiệp nói vậy thì vui còn hơn bắt được vàng, gật đầu lia lịa.
Lưu Tử Nghiệp hạ lệnh cho Chử Uyên vào cung ở 10 ngày. Sau khi vào cung, Chử Uyên được sắp xếp ở tại một tòa đại điện nằm ngay bên cạnh ngự hoa viên, cũng chính là cung điện của công chúa. Để đón Chử Uyên, Sơn Âm Công chúa đã cho trang trí cung điện rất xa hoa lộng lẫy, khắp nơi là mùi thơm của trầm hương.
Ban đầu, Chử Uyên không hiểu vì sao hoàng đế lại đưa mình vào ở một nơi như vậy. Cho tới nửa đêm, vị phò mã tài năng mới biết rằng, trong điện, ngoài mình ra còn có thêm một người nữa. Và người đó không ai khác chính là “đệ nhất mỹ nhân” triều Nam Tống - Công chúa Sơn Âm.
Có lẽ trên thế gian này có người nào đó ở trong một cung điện xa hoa bạt ngàn mùi trầm cùng với một mỹ nữ tuyệt sắc như Sơn Âm mà có thể giữ được bình tĩnh thì người đó chính là Chử Uyên. Cô công chúa xinh đẹp, quyến rũ, vuốt ve mớn trớn thế nào, Chử Uyên cũng nhất định không đồng ý phục tùng.
Sơn Âm Công chúa thấy vậy, cười nói: “Đây dù sao cũng là chỗ ở của ta, nếu ngươi không đồng ý thì ta cũng cứ ở lại”. Không ngờ, Chử Uyên lạnh lùng đáp: “Nếu công chúa đã ở đây thì thần xin được rời khỏi”. Nói xong nhất định không chịu tuân mệnh, phục tùng Sơn Âm Công chúa.
Chử Uyên ở trong cung của công chúa suốt 10 ngày, ngày nào Sơn Âm cũng tới thuyết phục, quyến rũ nhưng vị phò mã họ Chử cứ đơ ra như khúc gỗ. Cuối cùng, Sơn Âm giận lắm, chạy tới trước mặt Chử Uyên nói mỉa rằng: “Xem ông mặt đầy râu mà chẳng có chút khí phách đàn ông nào vậy?”. Chử Uyên cười nói: “Làm những chuyện không đúng đạo lý thì tôi nhất định không làm. Cô là công chúa, còn có hoàng đế ở trên, ta không làm được gì cô. Nhưng cô cứ ép ta thì ta sẽ tự sát cho cô xem”.
Gặp một kẻ cứng đầu và “ngốc nghếch” như Chử Uyên thì khó ai có thể làm gì được. Một người nổi tiếng dâm loạn như Sơn Âm Công chúa cũng đành buông tay, tiễn Chử Uyên ra khỏi phủ. Chử phò mã trở thành thần tượng của Sơn Âm - người đàn ông mà cô ta suốt đời không với tới được. Cũng là người công chúa Sơn Âm uất hận và tiếc nuối nhất trong cuộc đời.

Trong khi đó, vào mùa đông năm 465, Tiền Phế Đế tiếp tục các cuộc giết chóc của mình. Ông có quan hệ loạn luân với cô ruột là Tân Thái công chúa Lưu Anh Mị (劉英媚), và đã quyết định lấy bà làm thiếp. Tiền Phế Đế đã sát hại một nữ quan và đem thi thể của người này đến chỗ chồng của Lưu Anh Mị là Hà Mại, và bảo với ông ta rằng Anh Mị đã chết. Hà Mại biết được sự thật và không thể chịu nổi nỗi sỉ nhục này, vì thế Hà Mại đã tính đến việc lật đổ Tiền Phế Đế và lập em trai ông là Tấn An vương Lưu Tử Huân làm hoàng đế. Âm mưu này bị bại lộ và Tiền Phế Đế đã đích thân đem quân tấn công và giết chết được Hà Mại.
Tiền Phế Đế cũng cho rằng em trai Lưu Tử Huân là một mối đe dọa, đặc biệt là vì Văn Đế, Hiếu Vũ Đế và Lưu Tử Huân đều là con trai thứ ba của cha họ. Do đó, Tiền Phế Đế sử dụng âm mưu của Hà Mại làm một cái cớ và cử một thuộc hạ có tên là Chu Cảnh Vân đem thuốc độc đến và buộc Tử Huân phải tự vẫn. Tuy nhiên, khi Chu đến gần trị sở của Lưu Tử Huân tại Tầm Dương (nay thuộc Cửu Giang, Giang Tây), ông ta đã cố ý đi chậm lại và để lộ tin tức. Tương truyền, Tử Nghiệp còn mắc chứng thị dâm, ra lệnh bắt các vương phi, công chúa ra đứng đầy sân rồi cho đám nô bộc ra hành hạ họ, còn vua đứng xem để lấy hứng.
Sau đó, Tiền Phế Đế lại mơ thấy nữ quan bị chặt đầu chửi rủa mình. Ông nghe một bà đồng nói rằng trong hoàng cung có "quỷ". Do đó, ông đã quyết định tổ chức một lễ diệt trừ yêu ma vào đêm hôm sau. Ông luôn lo sợ và thường hay cầm cung tên đi khắp nơi trong cung để bắn "quỷ". Kết cục, một thuộc hạ thường xuyên bị Tiền Phế Đế trách mắng là Thọ Tịch Chi đã cùng một số người khác tham gia vào một âm mưu ám sát Tiền Phế Đế. Vào buổi lễ diệt trừ yêu ma, họ đã bao vây Tiền Phế Đế. Tiền Phế Đế cố gắng chạy trốn song đã bị Thọ giết chết. Tiền Phế Đế được chôn cất với người vợ quá cố của ông là Hà Thái tử phi.

27.png

Lưu Tử Nghiệp bị sát hại (trong phim "Phượng tù hoàng")

Sau khi ám sát Lưu Tử Nghiệp (Tiền Phế đế), Tương Đông vương lên ngôi với hiệu Minh đế.
28.png

Lưu Tống Minh đế (trong phim)

Sau khi lên ngôi, Lưu Úc dẹp loạn Lưu Tử Huân: Tử Huân được các tướng ủng hộ, tiến hành cuộc khởi loạn chống Minh đế. Vào mùa xuân năm 466, Đặng Uyển tuyên bố rằng đã nhận được mật chỉ tử tổ mẫu của Lưu Tử Huân là Thái hậu Lộ Huệ Nam, và tuyên bố Lưu Tử Huân là hoàng đế. Sau tuyên bố, gần như toàn bộ đế chế đã tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, và Minh Đế chỉ còn kiểm soát được khu vực ở xung quanh kinh thành Kiến Khang. Do hành quân chậm chạp, quân triều đình nhanh chóng phản công: Tướng Ngô Hỉ của Minh Đế đã nhanh chóng tiến về phía đông và bắt giữ Lưu Tử Phòng, chiếm được các quận xung quanh Hội Kê đã tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, vì thế vấn đề lương thảo của Kiến Khang đã được bảo đảm. Tiếp đó, Lưu Hồ và Viên Nghĩ (của Tử Huân) chạy trốn còn đội quân của họ bị triều đình đánh tan. Thẩm Du Chi sau đó tiến đến và hành quyết Lưu Tử Huân, kết thúc cuộc chiến giành quyền kế vị.
Sau khi dẹp loạn xong, Minh đế trở nên kiêu ngạo và làm thế nước suy yếu. Ở phía bắc, các châu bắt đầu ly khai: Khi thứ sử Từ Châu (nay là bắc bộ Giang Tô và bắc bộ An Huy) Tiết An Đô (薛安都), người trước đây từng tuyên bố ủng hộ Lưu Tử Huân, nay cố hàng phục Minh Đế thì Minh Đế thay vì ngay lập tức ân xá lại cho một đội quân tiến đến đại bản doanh của Tiết tại Bành Thành, Tiết lo sợ rằng Minh Đế không có ý định ân xá cho mình. (Thực tế thì đúng là Minh Đế không có ý định ân xá và có ý khiến cho Tiết chống lại để có thể loại bỏ.) Tuy nhiên, thay vì chỉ kháng cự đơn thuần, Tiết An Đô đã dâng Từ Châu cho kình địch Bắc Ngụy. Năm 467, quân Bắc Ngụy bất ngờ tấn công, khiến Lưu Tống phải chịu một thất bại lớn. Mặc dù Thẩm Du Chi phản đối, Minh Đế đã lại tiếp tục hạ lệnh tiến đánh Bành Thành vào mùa thu năm 467, và lần này Uất Trì Nguyên lại đánh bại được Thẩm Du Chi, kết thúc các nỗ lực của Minh Đế nhằm giành lại Từ Châu và Duyện Châu. Sau đó, Ký Châu và Thanh Châu hoàn toàn bị tách biệt với phần còn lại của Lưu Tống.
Lợi dụng Lưu Tống khủng hoảng nặng nề, một hào trưởng người Việt là Lý Trường Nhân chiếm giữ Giao Châu vào năm 468. tự xưng là thứ sử. Minh Đế sau đó liền sai Lưu Bột sang làm thứ sử Giao Châu song bị Lý Trường Nhân đem quân chống lại, chẳng bao lâu sau thì Lưu Bột chết. Lưu Tống đành phải để Lý Trường Nhân cầm quyền tự trị ở Giao Châu.
Cuối đời, Lưu Tống Minh đế thường tìm kiếm niềm vui bằng cách triệu kiến các phi tần, ra lệnh cho họ khỏa thân để nhìn ngắm. Các phi tần không ai dám chống lệnh đành nhẫn nhịn mua vui. Có một lần, ông triệu kiến các phi tần của mình rồi ép họ trút bỏ y phục để bản thân và các quan đại thần nhìn ngắm. Nhưng Hoàng hậu Vương Trinh Phong chỉ ngồi bên cạnh, dùng quạt che mặt, không cười cũng không nói. Nhìn thấy vậy, Lưu Úc cảm thấy giận dữ và nói: “Nhìn vẻ mặt nàng thật khó nhìn, cảnh vui nhộn như vậy sao lại không xem?”. Hoàng hậu Vương nhanh trí trả lời: “Có nhiều cách giải trí, nhưng chưa bao giờ thiếp thấy cách giải trí thế này. Cách giải trí của gia tộc nhà thần thiếp không như vậy”.
Theo Nam Tề thư, Lưu Tống Minh đế không thể sinh con, đành để người phụ nữ mình yêu thương đi mượn giống. Đối với khoa học kỹ thuật ngày nay, "mượn giống" là thụ tinh nhân tạo để tránh tiếp xúc về thể xác nam nữ.
Lưu Úc có nhiều thê thiếp, nhưng chỉ có nguyên phi Vương Thị là sinh được hai công chúa. Điều này khiến vua vô cùng lo lắng. "Tống thư" ghi lại: ban đầu Lưu Úc rất thích Trần Diệu Đăng nhưng một thời gian sau thì chán. Trần Diệu Đăng không gặp được vua, bèn chủ động muốn lấy Lý Đạo Nhi và được Lưu Úc phê chuẩn. Tuy nhiên, sau đó lâu ngày không gặp Trần Diệu Đăng, vua bèn thương nhớ đón bà vào cung. Không lâu sau thì bà sinh được một cậu con trai.
20170304-hoang-de-luu-uc-va-so-thich-kinh-di-khien-nguoi-doi-cam-phan-3.jpg

Tuy nhiên, nhiều người không tin vào "Tống thư", cho rằng đó là chuyện hoang đường. Theo sử sách đời sau của nhà Tống, trong "Tư trị thông giám" của nhà sử học kiêm thừa tướng Tư Mã Quang (1019-1086), Lưu Úc đã tính toán từ trước, cố ý tặng Trần Diệu Đăng cho Lý Đạo Nhi, sau đó chờ bà có thai mới đón về cung. Lưu Úc sau khi có một hoàng tử vẫn cảm thấy chưa đủ. Tuy nhiên, do bản thân có vấn đề, mà không thể lại mượn giống của đại thần, Lưu Úc đã nghĩ ra một cách vô cùng tàn nhẫn. Vua bí mật cử người điều tra xem thê thiếp của các vương gia người nào đang mang thai, sau đó đưa vào cung chờ ngày sinh nở. Nếu người đó sinh được con trai, vua lập tức hạ lệnh giết mẹ, để lại con, đưa cho phi tần của mình nuôi nấng.
Năm Thái Thủy thứ tám (471), Minh đế bị bệnh nặng. Ông ta sợ các em tranh ngôi, nên bày mưu hại từng người một: Mục tiêu đầu tiên là Lưu Hưu Hựu vì người này được coi là có tính kiêu ngạo và hung bạo, ông ta cũng thường khiến cho Minh Đế phải bực mình. Do đó, trong một chuyến đi săn với Lưu Hưu Hựu, Minh Đế đã nhân cơ hội để lệnh cho cận vệ đẩy Lưu Hưu Hựu xuống ngựa và sau đó đánh cho đến chết. Về sau, do nghe dư luận cho rằng Lưu Hưu Nhân sẽ trở thành nhiếp chính nếu như Minh Đế qua đời, tất cả các bá quan cấp trung đều cố lấy lòng Lưu Hưu Nhân và các thuộc hạ của ông, điều này đã khiến cho Minh Đế tức giận và nghi ngờ, và ông đã buộc Lưu Hưu Nhân phải tự sát. Sau đó, Minh Đế triệu Lưu Hưu Nhược trở lại Kiến Khang và cũng buộc hoàng đệ này phải tự sát.
Ngay cả công thần, Lưu Tống Minh đế cũng không tha: Để kiểm tra thái độ của thứ sử Nam Duyện Châu (nay là phía đông trung bộ Giang Tô) Tiêu Đạo Thành, Minh Đế đã lệnh cho chiến lược gia Ngô Hỉ đem một bình rượu đến chỗ của Tiêu. Tiêu tin rằng rượu này có độc, và tính đến việc phải chạy sang Bắc Ngụy, song khi Ngô tiết lộ rằng rượu không có độc và Minh Đế chỉ muốn thử lòng ông ta, và thậm chí còn uống trước một ít rượu. Tiêu Đạo Thành sau đó đã uống rượu, Ngô đã hồi kinh và xác nhận lòng trung thành của Tiêu, song việc Ngô tiết lộ rượu không có độc đã sớm bị lộ. Minh Đế trước đó đã sẵn nghi ngờ về khă năng của Ngô Hỷ, nay đã buộc Ngô phải tự sát. Năm Thái Dự nguyên niên (472), Lưu Tống Minh đế sắp chết; khi hoàng hậu lâm triều thì anh hoàng hậu là Vương Cảnh Văn ắt lên làm Tể tướng, có thể sẽ có dã tâm, bèn bức Vương Cảnh Văn phải tự sát vào mùa xuân năm 472. Minh Đế qua đời vào mùa xuân năm 472, và Thái tử Lưu Dục lên kế vị (tức Hậu Phế Đế).

Tháng 4 âm lịch năm 472 (tháng 5/472), Minh đế chết; thái tử Lưu Dục lên ngôi với hiệu là Hậu Phế đế.
Năm Nguyên Hy thứ hai (474), Lưu Hưu Phạm (được Minh đế tha mạng) dấy quân giành ngôi: Đến mùa hè năm 474, Lưu Hưu Phản tuyên bố nổi loạn, vu cáo Vương Đạo Long và một thuộc hạ khác của Minh Đế là Dương Vận Trường là chủ mưu trong cái chết của Kiến An vương Lưu Hưu Nhân và Ba Lăng vương Lưu Hưu Nhược. Rút lấy bài học từ cuộc nổi loạn thất bại trước đó vì tiến quân quá chậm, Lưu Hưu Phạm đã hạ lệnh cho quân của mình tiến về kinh thành Kiến Khang nhanh nhất có thể, và quân của Lưu Hưu Phạm đã chỉ mất năm ngày để đến kinh thành. Tướng Tiêu Đạo Thành đã tình nguyện đối mặt với quân của Lưu Hưu Phạm, và mặc dù quân của Lưu Hưu Phạm ban đầu đã chiếm ưu thế trước quân của Tiêu, song các trận chiến không phân thắng bại. Trong khi đó, các thuộc hạ của Tiêu Đạo Thành là Hoàng Hồi và Trương Kính Nhi đã đề xuất một âm mưu, theo đó thì họ sẽ giả vờ đầu hàng Lưu Hưu Phạm và sau đó ám sát ông ta, và Tiêu đã đồng ý. Đúng như kế hoạch, Hoàng và Trương sau đó đã vờ hàng Lưu Hưu Phạm và nắm lấy cơ hội để giết chết ông ta. Tuy nhiên, quân của Lưu Hưu Phạm đã không biết chuyện Lưu Hưu Phạm đã chết và họ lúc đầu vẫn tiếp tục chiến đấu. Một tướng của Lưu Hưu Phạm tên là Đinh Văn Hào ngay sau đó đã giao chiến và đánh bại quân của Vương Đạo Long và Lưu Miễn, và giết chết được hai tướng này, sau đó bao vây hoàng cung. Tuy nhiên, cuối cùng thì quân của Đinh đã biết về việc Lưu Hưu Phạm đã chết, và bắt đầu tự sụp đổ. Tiêu và Viên (đã trở lại triều đình do tình trạng nguy cấp) sau đó đã đánh bại đám quân còn lại của Lưu Hưu Phạm, kết thúc cuộc nổi loạn. Sau chiến thắng, Tiêu Đạo Thành được thăng chức.
Năm Nguyên Hy thứ tư (474), thấy Lưu Dục thiếu đạo đức, Thần dân quay sang kỳ vọng vào người anh họ của ông là Kiến Bình vương Lưu Cảnh Tố, là một người đã trưởng thành và được coi là có tình ân cần và hào phóng. Bị các tướng lĩnh thân cận xúi giục, mùa hè năm 476, Lưu Cảnh Tố đã bắt đầu cuộc nổi loạn của mình, song quân của ông ta thiếu các tướng giỏi. Trong lúc đó, Tiêu đã cử Hoàng Hồi đi đánh Lưu Cảnh Tố, Hoàng Hồi mặc dù trong lòng thông cảm với Lưu Cảnh Tố song không dám quay sang tấn công Tiêu vì các thuộc hạ của ông ta đều là thân tín của Tiêu. Hoàng Hồi sau đó đánh bại quân phiến loạn, Lưu Cánh Tố bị bắt và bị giết chết.

250px-%E5%AE%8B%E5%BE%8C%E5%BB%A2%E5%B8%9D.jpg
Hậu Phế đế Lưu Dục

Giống như Tiền Phế đế Lưu Tử Nghiệp, Lưu Dục cũng rất tàn bạo. Do lúc này Vương Thái hậu và Trần Thái phi đã hoàn toàn mất kiểm soát đối với ông, và ông làm tất cả mọi thứ mà mình thích. Các cận vệ sẽ đi cùng ông, và họ sẽ sát hại những người hay động vật và mà họ bắt gặp, thường là theo các cách tàn nhẫn. Hậu Phế Đế sẽ đích thân chém các nạn nhân, khiến người ta trời chưa sáng cũng không dám mở cửa rao hàng. Hắn quá hiếu sát, hôm nào không giết người là thấy không thoải mái; tả hữu có gì hơi phật ý thì lập tức mất mạng. Do Hậu Phế Đế dời và nhập cung bất kể ngày hay đêm, lính canh hoàng cung không dám khóa cổng thành. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức ngay cả Nguyễn, là người muốn giữ Hậu Phế Đế tiếp tục nắm quyền, đã chuyển sang lập mưu nhằm lật đổ ông, song đã bị phát hiện và bị hành quyết. Khi Hậu Phế Đế nhận được báo cáo rằng các quan Đỗ Ấu Văn, Thẩm Bột, và Tôn Siêu Chi là một phần trong âm mưu của Nguyễn, ông đã dẫn cận binh của mình và đích thân hành hình ba người này cùng gia đình của họ, cắt các thi thể thành nhiều mảnh, thậm chí là cả trẻ em.
Tháng 6 năm Nguyên Hy thứ năm (477), Hậu Phế Đế đã tấn công đại bản doanh của Tiêu Đạo Thành và trông thấy Tiêu đang ngủ cởi trần bèn gọi đứng lên, vẽ cái bụng làm mục tiêu, giương cung lên bắn. Tiêu đã cầu xin tha mạng, và một hầu cận của Hậu Phế Đế là Vương Thiên Ân đã chỉ ra rằng nếu ông giết chết Tiêu bằng một mũi tên, ông sẽ mất một mục tiêu tuyệt vời là bụng của Tiêu. Theo đề xuất của Vương, Hậu Phế Đế đã bắn Tiêu bằng một mũi tên đầu tròn làm bằng xương và hài lòng khi ông đã có thể bắn thành công vào mục tiêu là rốn của Tiêu. Sau đó, Tiêu Đạo Thành ngầm liên lạc với hầu cận của Hậu Phế Đế là Dương Ngọc Phu, bảo họ tìm cơ hội động thủ.
Đêm thất tịch của Tháng 7 âm lịch Nguyên Hy thứ năm, một hầu cận của Hậu Phế Đế là Dương Ngọc Phu, là người trước đó bị Hậu Phế Đế đe dọa giết, đã cắt thủ cấp của Hậu Phế Đế khi ông đang ngủ, và đưa thủ cấp đến cho Tiêu. Ngay lập tức, Tiêu tiến vào hoàng cung với thủ cấp của hoàng đế, các cận binh hoàng cung quá khiếp sợ khi hay tin về cái chết của ông. Tiêu sau đó đã ban hành một chiếu chỉ có tên của Vương Thái hậu nhằm hợp pháp hóa vụ ám sát và giáng thụy hiệu của Hậu Phế Đế thành "Thương Ngô vương", trong khi lập người em trai Hậu Phế Đế là An Thành vương Lưu Chuẩn làm hoàng đế (tức Thuận Đế).

Lưu Chuẩn lên ngôi, tương Tiêu Đạo Thành nắm đại quyền trong triều. Một nỗ lực của Viên Xán và Lưu Bỉnh nhằm lấy lại quyền lực cho hoàng tộc đã thất bại vào cuối năm 477, cả Viên Xán và Lưu Bỉnh đều bị giết chết, cho phép Tiêu tiếp tục củng cố quyền lực của mình. Đến mùa xuân năm 478, Thẩm Du Chi bị đánh bại, còn bản thân Thẩm đã tự sát. Sau đó, Tiêu cho ám sát một số em trai của Hoàng đế Lưu Tống.
Năm 479, Tiêu Đạo Thành buộc vua Lưu Chuẩn phong ông ra làm Tề công, rồi Tề vương. Giữa năm 479, Tiêu Đạo Thành chuẩn bị lễ "thiên nhượng" ngôi vị. Tuy nhiên, Thuận Đế trở nên sợ hãi và ông đã trốn dưới một bức tượng Phật rồi khóc. Tiêu Đạo Thành cử tướng Vương Kính Tắc tiến vào hoàng cung, Vương Thái hậu lo sợ sẽ xảy ra đại họa nên đã đích thân dẫn các hoạn quan đi tìm Thuận Đế, và cuối cùng đã tìm thấy ông. Vương Kính Tắc trấn tĩnh Thuận Đế bằng một lời hứa giả dối, và cuối cùng đã đưa được Thuận Đế lên chiếc xe mà Vương Kính Tắc đã chuẩn bị. Thuận Đế đã hỏi Vương, "Ngươi sẽ giết ta" và Vương đáp lại, "Thần sẽ không giết bệ hạ, chỉ đưa người đi sống ở nơi khác. Đừng buồn, đây là những gì mà Lưu gia đã làm với Tư Mã gia." (Nói đến việc cụ của Thuận Đế là Vũ Đế đã đoạt ngôi nhà Đông Tấn.) Thuận Đế tiếp tục khóc và nói rằng, "Khi ta đầu thai, có thể là ta sẽ không bao giờ lại được sinh ra trong một gia đình hoàng đế!" Vương đưa Thuận Đế lên bục và buộc ông phải hoàn thành buổi lễ. Tiêu Đạo Thành tiếp nhận ngôi báu, chấm dứt triều Lưu Tống và mở ra triều Nam Tề.
Lưu Chuẩn bị phế làm Nhữ Âm vương, bị quản lý nghiêm ngặt. Chưa đầy một tháng sau khi Tề Cao Đế lên ngôi, có ai đó đã cưỡi một con ngựa gần phủ của Lưu Chuẩn, và các binh lính đã lầm tưởng là có ai đó muốn bắt Lưu Chuẩn và tiến hành biến loạn, vì thế họ đã sát hại Lưu Chuẩn. Cao Đế không những không trừng phạt mà còn trao thưởng cho các binh lính này, và sau đó tàn sát các thành viên trong hoàng tộc Lưu Tống trước đây. Tuy nhiên, Cao Đế vẫn chôn cất Lưu Chuẩn với vinh dự của hoàng đế.

2. Nam Tề (479 - 502)
a. Tề Cao đế lập vương triều mới
Người mở đầu triều Nam Tề là Tiêu Đạo Thành. Ông ta xuất thân từ nhà tướng (cha là Tiêu Thừa Chi); do nhiều lần lập công nên nhanh chóng được thăng chức. Đời Lưu Tống Minh đế, vua nghi ngờ Đạo Thành mưu phản nên sai người đem rượu "độc" bắt phải uống, và ông uống hết mà không nghi là có độc. Năm 471, triều đình triệu Đạo Thành về triều, phong làm chỉ huy quân Cấm vệ. Sau khi Thương Ngô vương Lưu Úc vừa chết, tâm phúc của Tiêu Đạo Thành muốn ông ta lên ngôi, nhưng ông gạt phắt: "Người biết cái gì, không được nói bậy !". Viên Xán định mở miệng, nhưng Vương Kính Tắc quát im và Chử Uyên nói với Tiêu Đạo Thành: "Không phải Tiêu công thì không thể xong việc". Vì thế Đạo Thành lập vua Lưu Tống Thuận đế lên ngôi. Sau khi vua lên ngôi, quyền hành lọt hết vào tay Đạo Thành, bất chấp việc nổi dậy của các quan tướng nhà Lưu Tống chống âm mưu cướp ngôi của Tiêu Đạo Thành (xem topic trước đó). Tháng 4 năm Thăng Minh thứ ba (479), Tiêu Đạo Thành bức vua Thuận đế nhường ngôi, hiệu Nam Tề Cao đế (479 - 482)
Xiao_Daocheng.jpg
Nam Tề Cao đế

Sau khi lên ngôi, Nam Tề Cao đế đề xuất việc tiết kiệm. Nguyên do là vào thời Lưu Tống, Lưu Dụ làm hoàng đế rất tiết kiệm, giữ đồ vật cũ để làm gương cho con cháu. Ông ta đem áo còn vá đưa cho con gái là Tân Thái, dặn: "Đời sau có kẻ nào kiêu sa không biết tiết kiệm, thì đưa tấm áo này cho y xem". Thời Lưu Tống Văn đế, ông ta tiễn em là Nghĩa Quý thì sai các con để bụng đói mà đi, cố ý đi và câu giờ cho các vương tử mệt lả người; Văn đế sau đó dạy các con phải biết tiết kiệm. Noi gương Lưu Tống, Nam Tề Cao đế thủ tiêu Ngự phủ (cơ quan chế tác đồ dùng cho triều đình); cấm không dùng vàng bạc làm đồ trang sức, đúc tượng, vật dùng cưỡi ngựa.... Ít lâu sau, Nam Tế Cao đế sai đập nát cây trâm cài mũ bằng ngọc. Ở hậu cung, vua cho đổi màn trướng, hài của cung nhân phải làm bằng vải thô, hoa vàng gắn trên lọng đều đổi thành đinh sắt.
Ngoài ra, Nam Tề Cao đế quy định cung vua và các vương không lập trại và phong tỏa núi đầm - thực chất là ngăn chặn tư hữu. Thời Lưu Tống, tình trạng tư hữu ruộng đất rất lớn. Sách "Tống thư" chép: "Người giàu mạnh kiêm tính núi non, người nghèo yếu không có củi cỏ, những nơi có rau cá cũng đều như thế". Từ thời Đại Minh nguyên niên (457) về sau, triều đình Lưu Tống quy định: quan nhất phẩm - nhị phẩm được 300 mẫu, quan tam phẩm - tứ phẩm được 250 mẫu, ngũ phẩm - lục phẩm 200 mẫu; thất - bát phẩm 50 mẫu, cửu phẩm và nông dân 1 mẫu....nhưng không được thực thi. "Tống thư - Duyên Huyền Bảo truyện" chép: Huyền Bảo dựng biệt thự ở Vĩnh Hưng, chu vi 33 dặm, đất trên bộ dưới nước có 265 khoảnh (mỗi khoảnh 100 mẫu), hai hòn núi, chín vườn cây ăn trái.
Ngay đầu thời Cao đế, quân Bắc Ngụy bắt đầu tấn công Nam Tề để phục hồi ngôi vị cho Lưu Sưởng (một người con khác của Lưu Tống Vũ đế, lưu vong sang Bắc Ngụy từ 465 vì sợ Tiền Phế đế sát hại), nhưng bất thành. Về quản lý nhân dân, vua Cao đế lập ra "hộ tịch" để quản lý chắc chẽ nhân dân, khiên dân rất oán thán. Nhưng đến cuối thời Cao đế, thái tử thường quyết đoán nên vua ngờ con trai mình cướp ngôi. Tuân Bá Ngọc tố cáo thái tử lên nhà vua, vua rất tức giận và suýt chút nữa phế truất ngôi thái tử của Tiêu Trách

2. Thịnh trị thời Vĩnh Minh đế
Nam Tề Cao đế chết, Tiêu Trách lên ngôi (Nam Tề Vũ đế) bắt đầu phá vỡ chính sách tiết kiệm của cha mình đặt ra. Ông ta nói: "Phàm kẻ sang có cả thiên hạ, giàu kiêm bốn biển, việc ăn ở nghỉ ngơi không thể thô lậu" - ý của ông ta là không thể thủ tiêu chính sách tiết kiệm ngay của cha mình, rất phân vân giữa xa xỉ và tiết kiệm mà chưa có câu trả lời cuối cùng.
4a85bd90416e4cc8bc46ae3a8817c415.png

Nam Tề Vũ đế

Ông ta tiếp tục duy trì "hộ tịch" của cha mình đến mức khắc nghiệt nhất: theo ý kiến của Lữ Văn Độ, người nào làm trái "hộ tịch" (Nam Tề gọi là "hoàng tịch") đều phải sung quân. Nhân dân bất mãn, nổi dậy khởi nghĩa ở Phú Dương cuối năm 485, do Đường Ngụ Chi lãnh đạo, với 3 vạn người tham gia. Quân khởi nghĩa hạ Tiền Đường (Hàng Châu ngày nay) năm 486 rồi Ngụ Chi xưng đế; nhưng mau chóng bị đàn áp. Chính sách "hộ tịch" vì thế được giảm bớt. Chiếu chỉ của Vũ đế năm 488 ghi: "từ niên hiệu Thăng Minh thời Lưu Tống (477) trở về trước, (những ai chưa đăng ký hộ khẩu, những ai bị đày qua biên giới), đều cho về quê". Lúc ấy có những nông dân vì hộ khẩu phải đi lính thú ở môt dải Hoài hà, có người đi lính tới 10 năm.
Năm 485, không hài lòng trước việc Lý Thúc Hiến -thứ sử Giao Châu (nay là miền Bắc Việt Nam) chỉ phục tùng trên danh nghĩa trong khi trên thực tế lại tự ý hành động, Vũ Đế đã sai tướng Lưu Khải dẫn quân đi đánh Lý Thúc Hiến. Lý sợ hãi và đã chạy về Kiến Khang để quy phục.
Thời Vũ đế, văn hóa Nam Tề rất phát triển. Con thứ hai của Vũ đế là Tiêu Tử Lương kết giao nhiều tân khách, tập hợp được tám người giỏi nhất (Phạm Vân, Tiêu Thám, Nhiệm Phường...) lập một nhóm có tên "Tây để bát hữu". Thẩm Ước, Vương Dung và Tạ Thiếu trong niên hiệu Vĩnh Minh dùng bốn thanh (bình, thượng, khứ, nhập) vào thơ văn, sáng tạo ra "thể thơ Vĩnh Minh". Triết học phát triển với đại diện là Phạm Chẩn. Phạm Chẩn theo vô thần luận, đề xuất "Thần diệt luận" với quan điểm nổi tiếng: "chưa nghe có chuyện đao mất mà sự sắc bén còn, há lại có chuyện hình mất mà thần còn sao !" Bị phản bác, Phạm Chẩn nhại giọng phản kích. Tử Lương cũng phản bác, nhưng Chẩn không nghe nên Tử Lương không cho ông ta tiến thân, càng cấm việc tự do tranh luận.
Nhưng đến cuối đời, Nam Tề Vũ đế đa nghi và hay sát hại các anh em và công thần.
+ Thấy em thứ tư là Tiêu Hoảng rất hiếu chiến, dự trữ hơn trăm người trong khi triều đình quy định thân vương chỉ đem theo 40 người thôi. Phát giác Tiêu Hoảng phát vũ khí cho người thân tín, Vũ đế giận lắm và tính phạt thật nặng; nhưng được em trai là Nghi can ngăn nên mới thôi. Từ đó Vũ đế không yêu thương Hoảng nữa, nhưng vẫn thân thiệt với vị hoàng đệ này. Có lần Hoảng theo vua ra Chung Sơn, trên ngựa phóng mâu vào trúng gốc cây khô rất sâu. Mấy người nhổ không ra được, riêng Hoảng nhổ ra nhẹ nhàng như không
+ Ngư Phúc hầu Tiêu Tử Hướng chống lại quân triều đình và bị giết chết: Tử Hướng là con thứ tư của Vũ đế, rất dũng lược. Ông ta được phong là Ba Đông vương ở Kinh Châu, chọn 60 tả hữu và toan dùng nhung trang đổi lấy võ khí của người "Man". Vũ đế sai tra xét, Tử Hướng lập tức giết hết những người liên quan; khiến vua càng nghi ngờ hơn. Vũ đế sai hơn 100 lính đến đưa Tử Hướng về Kiến Khang, nhưng bị Tử Hướng đánh bại. Nhà vua lại đem quân đánh. Kết quả, quân phản loạn bị đánh tan, Tử Hướng đầu hàng rồi sau đó bị giết chết
Cuối thời Vũ đế, đấu tranh để tranh ngôi giữa các con vua diễn ra: sau khi con cả là Trường Mậu mất, Vũ đế chưa lập ngôi thái tử mới. Thấy vậy, các đại thần xin vua lập Tiêu Tử Lương làm thái tử. Tử Lương là người nhân hậu, muốn truyền chức vụ thái tử cho Tiêu Loan. Ít lâu sau, vua lập cháu nội là Tiêu Chiêu Nghiệp lên làm thái tử. Nhưng Chiêu Nghiệp là một kẻ xấu xa, giỏi đóng kịch (nên sau khi cha chết thì tỏ vẻ đau đớn, nhưng về cung thì uống rượu mừng; sau bà đồng cầu đảo cho Vũ đế mau chết đi để mình còn nối ngôi. Ông ta còn viết thêm 36 chữ "hỷ" thật lớn, nhớ Hà thị gửi cho vua. Vua xem xong, cho rằng Chiêu Nghiệp đủ sức gánh vác việc quốc gia). Vũ đế ngã bệnh, Tử Lương cùng các hầu cận là Tiêu Diễn, Phạm Vân đến hầu vua trong phút hoàng đế đang lâm chung. Hoàng thái tôn Chiêu Nghiệp thì cách một ngày vào hầu thuốc một lần.
Nam Tề Vũ đế hấp hối, trăm quan mặt áo tang và cấm người khác không được vào cung. Tùy tùng của Đông cung tiến vào, nhưng bị cản lại. Bọn này bèn tiến vào, truyền mệnh lệnh ủy thác việc triều đình cho Tiêu Loan. Vũ đế băng hà, Vương Dung nhờ Tử Lương ngăn giữ không cho Tiêu Loan vào, đưa Chiêu Nghiệp lên ngôi hoàng đế kế tiếp. Vương Dung sau đó bị Tiêu Loan đánh bại và bị giết chết khi mới 27 tuổi.

c. Loạn lạc cung đình và sự diệt vong của Nam Tề
Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi, rất trụy lạc và tàn ác. Ông ta lấy một người thiếp họ Hoắc của cha làm thiếp của mình — một hành động được coi là loạn luân. Vì sợ điều tiếng, ban đầu, Tiêu Chiêu Nghiệp tìm cách để Hoắc thị xuất gia làm ni cô, sau đó đổi thành họ Từ. Khi Tiêu Chiêu Nghiệp lên ngôi mới cho gọi Hoắc thị vào cung rồi nạp làm thiếp. Chiêu Nghiệp thường dành thời gian cho yến tiệc, các trò chơi tiêu khiển, và thưởng công cho các thuộc hạ, thường thấy nói chuyện về tiền bạc. Tệ hại hơn, ông này phung phí đến mức ngân khố bị cạn kiệt; buộc phải bán các chức quan một cách công khai để thu ngân khố. Tiêu Loan thấy vậy bèn khuyên răn cháu trai, nhưng bất thành. Về sau, Tiêu Loan liên kết với các anh em của hoàng đế Chiêu Nghiệp, xử tử một số tâm phúc của nhà vua.
a2qcvi0460669660584.jpg
Uất Lâm vương (Tiêu Chiêu Nghiệp)

Viêc Tử Lượng bất ngờ qua đời khiến vua Tiêu Chiêu Nghiệp mất chỗ dựa. Mùa thu năm 494, hoàng đế lập mưu cùng thúc phụ hoàng hậu là Hà Dận giết chết Tiêu Loan. Loan bắt được âm mưu, bèn hợp sức với Tiêu Kham và Tiêu Thản Chi (hai người này là tùy tùng thân tín của nhà vua) tấn công hoàng cung. Các cận vệ của cung đình ra sức chiến đấu, song Tiêu Chiêu Nghiệp đã bỏ chạy và bị Tiêu Kham đuổi kịp giết chết. Chiêu Nghiệp bị giáng làm Uất Lâm vương, song Hà thị không bị giáng chức hoàng hậu (Hà thị về sau qua đời, không rõ năm mất)

Tháng 9/494, sau khi Tiêu Chiêu Nghiệp vừa chết; một người cháu nội khác của Nam Tề Vũ đế là Tiêu Chiêu Văn được Tiêu Loan lập lên ngôi. Thời Tiêu Chiêu Văn, quyền lực triều đình bị người anh họ là quyền thần Tiêu Loan nắm hết. Tiêu Loan tiến hành xử tử 13 thân vương là con trai của Cao đế và Vũ đế; rồi đưa các cháu trai của mình lên thay thế. Chưa đầy ba tháng sau khi Tiêu Chiêu Văn lên ngôi, Tiêu Loan đã ban một chiếu chỉ nhân danh chính thất của Tiêu Trường Mậu-Thái hậu Vương Bảo Minh, viết rằng Tiêu Chiêu Văn không đủ thông minh và khỏe mạnh để làm hoàng đế, trao ngai vàng lại cho Tiêu Loan, giáng ông làm Hải Lăng vương. Chưa đầy một tháng sau khi ông bị phế, Tiêu Loan đã giả vờ thông báo Tiêu Chiêu Văn lâm bệnh và cử thái y đến điều trị, song lại lệnh cho thái y hạ độc ông. Tiêu Chiêu Văn được ban thụy hiệu Cung và được chôn cất với vinh dự cao quý song không phải là vinh dự dành cho hoàng đế.


Tháng 12/494, Tiêu Loan tự lập lên ngôi, hiệu là Nam Tề Minh đế. Sợ người trong tôn thất âm mưu chiếm ngai vàng, Tiêu Loan một mặt lập con thứ là Tiêu Bảo Quyển lên ngôi; mặc khác thì vào năm 495 cho bắt giết trên 10 người thuộc tôn thất như Kinh Châu thứ sử, Lâm Hải vương Chiêu Tú, Nam Bình vương Nhuệ, Giang Hạ vương Phong... người nhỏ nhất mới 7 tuổi, tức Tử Hạ con út của Vũ đế. Năm 497, Tiêu Loan lại cho giết luôn Thượng thư lệnh Vương Yến vì Yến hay tranh giành việc dùng người với vua, bàn chuyện thì hay đuổi tả hữu ra ngoài hết.
15261725830929q31rpo811.jpg
Nam Tề Minh đế Tiêu Loan

Năm Vĩnh Thái nguyên niên (tháng 4 âm năm 498), Thái thú Cối Kê là Vương Kính Tắc định tôn Tiêu Tử Khác (con trai của hoàng đệ đã bị Loan giết hại là Tiêu Nghi) lên ngôi, song Tử Khác sợ hãi bèn cấp báo lên triều đình. Quân của Kính Tắc phát triển lên 3 vạn người, nhưng bị quân triều đình dẹp tan; Kính Tắc bị giết chết. Tháng 7/498, trước khi chết, Tiêu Loan còn chuẩn bị thêm hàng chục quan tài xử tử con, cháu.

Minh đế chết, Tiêu Bảo Quyển lên ngôi; sử cũ gọi ngay ông ta là Đông Hôn Hầu ngay từ đầu. Vừa lên ngôi, Bảo Quyển giao cho sáu đại thần (gọi là Lục quý) là Tiêu Dao Quang, Từ Hiếu Tự, Giang Thạch. Giang Tự, Tiêu Thản Chi, Lưu Huyên.
1_150210165916_1.jpg

Đông Hôn Hầu Tiêu Bảo Quyển và quý phi Phan thị (tranh mô phỏng)

Sợ Lục quý lấn quyền và âm mưu phế lập ngôi vua, Tiêu Bảo Quyển diệt trừ từng người một: biết âm mưu phế lập của Lục quý, Tiêu Thản Chi tìm cách rút lui và lấy cớ nhà có tang. Còn năm người còn lại thì Dao Quang muốn làm vua, hai Giang về sau đồng ý nốt. Em cậu của vua là Lưu Huyên phát giác được, bèn báo cho Đông Hôn Hầu. Đông Hôn Hầu giết chết hai Giang, về sau giết luôn cả Dao Quang trong cuộc nổi dậy do chính Dao Quang chỉ huy. Tiêu Thản Chi bị các đại thần ganh ghét, giết ! Nhự Pháp Trân nói Lưu Huyên có ý khác, giết ! Tào Hổ giúp vua bình định Dao Quang, nên không tín nhiệm và lại có quá nhiều tiền, giết ! Lão thần Trần Hiển Đạt sợ bị vua giết, dấy quân làm phản ở Giang Châu, rốt cuộc bị đánh bại rồi cũng bị triều đình giết chết. Còn Từ Hiểu Đồng được vua ban cho rượu thuốc; Hiểu Đồng biết ý liền uống sạch rượu thuốc và hai con trai của ông liền bị giết ngay sau đó.
Bảo Quyển rất thích du ngoạn nhưng không ưa nhìn thấy dân chúng. Vì thế mỗi lần du ngoạn, quan quân phải mở đường, trong vòng 10 dặm không cón một bóng nhà và bóng người; có lẽ vì hắn sợ năng và sợ gặp mặt dân chúng nên du ngoạn thường diễn ra vào ban đêm. Mỗi lần ông ta du ngoạn, đoàn tùy tùng có 500 người, cờ xí và trống đánh xập xình khắp nơi. Dân chúng đang ngủ say giấc, phải bật dậy tìm đường chạy tháo thân, ai không chạy kịp là lập tức bị giết. Có một phụ nữ có thai, không chạy kịp, bị Tiêu Bảo Quyển trông thấy, liền cho quân bắt mổ bụng, giết chết cả mẹ lẫn thai nhi. Có nhà sư tuổi đã cao không chạy kịp, phải trốn trong bụi cỏ; Bảo Quyển sai tả hữu bao vây rồi giết luôn. Chuyện khác kể lại; Tiêu Bảo Quyển vì thích săn gà rừng mà giết hại đến 296 người. Dân chúng sợ hãi bỏ cả làng mạc tháo chạy, chẳng ai nghĩ đến làm lụng cả...

Tính tình của Tiêu Bảo Quyển quái lạ; nửa thì thích rong chơi, nửa thì muốn ở cung chơi và sủng ái với quý phi Phan thị (Phan Ngọc Nhi). Không chỉ khiến hoàng đế Tiêu Bảo Quyển mê đắm vì nhan sắc mỹ diễm như ngọc mà điều làm nên nét quyến rũ nhất ở Phan Ngọc Nhi lại là đôi chân cực nhỏ, tựa như không hề có xương bàn chân - một trong những tiêu chuẩn sắc đẹp đương thời. Từ khi có Phan Ngọc Nhi, công việc yêu thích và cao quý nhất với hoàng đế Tiêu Bảo Quyển chính là được hôn đôi chân nhỏ nhắn của quý phi mỗi ngày.
Người ta kể rằng, mỗi lần hoàng đế vuốt ve rồi hôn hít đôi chân của Phan Ngọc Nhi, nàng lại đỏ mặt, ngưa ngứa rồi phá lên cười. Nhưng không vì thế mà Tiêu Bảo Quyển phật lòng, trái lại, ông cho đó là một thứ ân huệ ông nhận được từ mỹ nhân.
Sự sủng ái của hoàng đế hung bạo dành cho Phan Quý phi chưa dừng lại ở đó. Ông còn cho xây điện Ngọc Thọ, trong đó toàn bộ tường được khảm vàng, nền lát bằng ngọc trắng, điều những thợ giỏi nhất đến khảm hồng ngọc thành hình những bông hoa sen trên nền ngọc trắng. Sau đó, Tiêu Bảo Quyển cho Phan Ngọc Nhi chân trần đi đi lại lại trên nền ngọc và thú vui của ông là ở dưới ngắm nhìn đôi chân nhỏ xinh, trắng muốt của nàng thướt tha trước mắt mình. Mỗi bước đi của Phan Ngọc Nhi lại khiến Tiêu Bảo Quyển trầm trồ mà cho rằng mỗi bước nàng đi như nở ra một bông hoa sen. Hắn ta đúc vàng thành hình hoa sen, rồi cho Ngọc Nhi đi trên đó, gọi là "Bước bước nảy nở trên hoa sen"
Tiếp đó, để Phan Ngọc Nhi nguôi ngoai nỗi nhớ một thời buôn bán xưa kia, Tiêu Bảo Quyển còn cho xây dựng hẳn một khu chợ sầm uất trong hoàng cung, bắt hàng ngàn cung nữ đóng giả làm dân thường đi chợ. Ông cho Phan Quý phi quyền xử lý các vụ tranh chấp trong chợ còn mình thì chỉ là chân phụ việc. Mỗi khi nàng xử án, Tiêu Bảo Quyển lại đứng ghi ghi chép chép như một người hầu thực sự. Trong khu chợ, hoàng đế dành cho mỹ nhân hẳn một nhà hàng sang trọng để mở quán.
Dù chỉ là một quý phi nhưng Phan Ngọc Nhi luôn ăn ngồi cùng ban, đi ngồi cùng xe với hoàng đế. Mỗi khi Tiêu Bảo Quyển ra ngoài du hí, ông còn sắp xếp nàng được ngồi xe có giường nằm vô cùng xa hoa và đi ở phía trước còn mình thì cưỡi ngựa theo sau như một người hầu. Nàng chỉ mặc những bộ quần áo bằng vải lụa được may tỉ mỉ và cực kỳ tinh xảo, thuộc loại đắt tiền nhất trong hoàng cung, hơn thế nữa, mỗi bộ quần áo nàng cũng chỉ mặc một lần. Từ khi Phan Ngọc Nhi vào cung, cuộc sống của Tiêu Bảo Quyển thật chẳng khác nào kiếp sống của một kẻ nô bộc trung thành và chịu thương chịu khó nhất. Mỗi khi ghé thăm căn nhà cũ của Phan Ngọc Nhi, đường đường là một hoàng đế che lấp cả thiên hạ nhưng người ta lại thấy Tiêu Bảo Quyển quẩy quang gánh đi lấy nước rồi vào bếp nấu ăn.

Cuộc sống của Tiêu Bảo Quyển quá xa xỉ: lấy xạ hương quét tường, cột điêu khắc tinh vi, rèm châu và ghế ngọc rất xa xỉ. Các quý phi ăn mặc lộng lẫy, đeo đầy vàng ngọc đến nỗi giá trang sức tăng vọt, một xâu hổ phách giá đến 170 lạng bạc. Giá rượu và thịt tăng lên do buôn bán của hậu cung quá cực thịnh.
Cuối năm 500, nhân sự việc Bảo Quyển giết chết anh mình là Tiêu Ý, Tiêu Diễn (em họ của vua: sách của Nguyễn Khắc Thuần ghi ông là em họ của Tiêu Trách; sách của Thẩm Khởi Vĩ ghi ông là em họ của Tiêu Đạo Thành) dấy binh ở Tương Dương bắt đầu đánh Tiêu Bảo Quyển. Tiêu Diễn liên kết với Thứ sứ Dĩnh Châu, lấy tiếng lập em của Đông Hôn Hầu là Tiêu Bảo Dung làm hoàng đế mới. Bảo Quyển sai tướng chống lại, nhưng bị Tiêu Diễn đánh tan. Tiêu Diễn sau đó tiến ra phía tây và kiểm soát hoàn toàn khu vực này. Trong khi đó, Tiêu Dĩnh Trụ buộc Tiêu Bảo Dung xưng đế (tức Hòa Đế). Trong vài tháng sau đó, Nam Tề có hai hoàng đế. Sau khi đánh bại âm mưu ám sát vua của các đại thần, Tiêu Diễn bao vây Kiến Khang, nhưng không thành công. Mùa xuân năm 501, các thuộc hạ của Tiêu Bảo Quyển nói với Tiêu Diễn rằng, theo quan điểm của họ, Vương Trân Quốc và Trương Tắc không toàn tâm toàn ý đánh bại quân của Tiêu Diễn. Hay được tin này, trong lo sợ, Vương và Trương đã ám sát Tiêu Bảo Quyển và đem thủ cấp đến trình Tiêu Diễn. Tiêu Bảo Quyển bị giáng thụy hiệu thành Đông Hôn hầu. Phan quý phi và các thuộc hạ khác của ông đều bị xử tử, còn Trữ Hoàng hậu và Thái tử Tiêu Tụng bị giáng làm thường dân

Tiêu Bảo Dung lên ngôi, trở thành hoàng đế cuối cùng của Nam Tề với hiệu là Hòa đế. Sau khi chiến thắng Tiêu Bảo Quyển, Tiêu Diễn đã để mẹ của Tiêu Chiêu Nghiệp-Thái hậu Vương Bảo Minh làm người nhiếp chính trên danh nghĩa tại Kiến Khang và nắm quyền trên thực tế nhân danh bà. Tiêu Diễn đã buộc bà phải ban cho ông ta các tước hiệu dần cao hơn, bao gồm cả tước Lương Công và Lương vương. Ít lâu sau, Tiêu Diễn sát hại phần lớn các anh em của Bảo Dung.
Đến cuối mùa xuân năm 502, Tiêu Đảm mới đưa Hòa Đế tiến về phía đông để đến kinh thành, song trước khi ông đến nơi, Tiêu Diễn đã buộc Hòa Đế ban chiếu chỉ nhường ngôi lại cho ông ta, chấm dứt triều Nam Tề và mở ra triều Lương. Chiếu chỉ được Vương Thái hậu xác nhận. Tiêu Bảo Dung về sau bị Tiêu Diễn ban chết bằng rượu độc: theo lời khuyên của Thẩm Ước rằng Tiêu Bảo Dung sẽ là một mối đe dọa trong tương lai, Tiêu Diễn đã cử người đến buộc Tiêu Bảo Dung phải tự sát bằng rượu độc. Tiêu Bảo Dung từ chối tự sát, song tỏ ý rằng ông sẵn sàng để bị giết, và uống rượu cho say. Người do Tiêu Diễn cử đến là Trịnh Bá Cầm (鄭伯禽) sau đó đã giết chết ông. Ông được an táng theo nghi lễ hoàng đế.

3. Triều Lương (502 - 557)
a. Tiêu Diễn khai quốc, vương triều cường thịnh
Theo sử cũ, Tiêu Diễn là cháu họ xa của vua Tiêu Đạo Thành của Nam Tề, rất tuấn tú. Ông ta phục vụ cho Nam Tề thay cha mình vừa mất không lâu, tiến đánh Bắc Ngụy nhưng bị thua trận. Năm 498 - 500, Tiêu Diễn dấy quân đánh bại được cựu vương tàn ác là Đông Hôn Hầu (xem ở phần Nam Tề); buộc vua cuối cùng của Nam Tề là Hòa đế nhường ngôi, lập ra triều Lương.
Thấy bài học trước của hai triều đại trước (tàn sát liên tục), Tiêu Lương chủ trương thi hành chính sách khoan dung: Lâm Xuyên vương Tiêu Hoành là một người rất tham lam, ra sức thu vét tài sản, trong vương phủ có mấy chục gian kho, lúc nào cũng khóa kín. Vua nghe tố cáo nên sai điều tra, kết quả là phát hiện trong hơn 30 gian kho đều chứa đầy tiền đồng, tất cả có 300 tỷ quan,ngoài ra còn có rất nhiều vải, lụa, tơ, bông và các thứ khác. Tuy nhiên, Lương Vũ Đế chẳng những không trách tội, mà còn trọng dụng Hoành. Ít lâu sau, khi người cháu trai là Tây Xương hầu Tiêu Uyên Tảo trong khi say rượu đã giết chết Đặng Nguyên Khởi, Lương Vũ Đế đã truy tặng Đặng Nguyên Khởi là "Chinh Tây tướng quân" song đã chỉ giáng Tiêu Uyên Tảo làm quan quân tướng quân. Đây là lần đầu tiên Lương Vũ Đế từ chối trừng phạt một thành viên hoàng tộc khi thành viên đó phạm phải một tội nghiêm trọng.
Dù là khoan dung, nhưng Tiêu Diễn kiên quyết đấu tranh để bảo vệ quyền lợi quốc gia:
+ Mùa đông năm 502, tướng Vương Mậu của Lương Vũ Đế đã đánh bại cuộc nổi dậy của Trần Bá Chi và buộc người này phải chạy trốn sang Bắc Ngụy. Vào mùa xuân năm 503, Lưu Quý Liên đã đầu hàng tướng Đặng Nguyên Khởi của Lương Vũ Đế (Tiêu Diễn), Nam triều đã được bình định.
+ Chiến tranh với Bắc Ngụy:
- Năm Thiên Giám nguyên niên (502), Nguyên Trừng của Bắc Ngụy tính tập trung quân đánh Chung Li của Lương. Hai năm sau đó, quân Bắc Ngụy liên tục vây đánh Chung Li và một số thành lân cận. Khi Trừng bận tác chiến phương xa, vợ của ông ta là Mạnh thị đốc quân tác chiến; kết quả hạ được Thọ Dương
- Năm Thiên Giám thứ hai của nhà Lương (503), bọn Nguyên Anh của Bắc Ngụy đánh Nghĩa Dương của nhà Lương. Thứ sử Tư Châu (Thái Đạo Cung) có không đầy 5.000 quân nhưng tổ chức kháng cự quyết liệt, giết chết rất nhiều quân Ngụy. Đạo Cung chết đột ngột, em họ là Linh Ân lên thay và giữ được thành trong 3 tháng, cuối cùng vì thế cùng lực kiệt phải đầu hàng; quân Lương ở các nơi khác bắt đầu rút chạy về nước.
- Năm Thiên Giám thứ tư (505), vua Lương đã phái Tiêu Hoành dẫn quân tinh nhuệ tiến hành đại phản công Bắc Ngụy. Tuy nhiên, Tiêu Hoành vốn lo sợ nên đã cho dừng quân tại Lạc Khẩu và từ chối tiến quân, bất chấp lời kêu gọi từ các bộ tướng. Quân của Tiêu Hoành đã đóng tại Lạc Khẩu gần một năm mà không tiến, vào mùa thu năm 506, do bị chứng dạ kinh tấn công nên Tiêu Hoành đã trở nên sợ hãi và chạy trốn, khiến quân của ông ta sụp đổ trong khi chưa đánh trận nào. Tuy nhiên, quân Lương của Vi Duệ và Tào Cảnh Tông đánh bại Bắc Ngụy vào mùa xuân năm 507, giúp Lương giữ được Chung Li.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Ruka93
Top Bottom