Trọng tâm và điển hình

T

triaiai

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho 13,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch Z chứa CuCl2 và FeCl3. Phản ứng xong thu được 8 gam chất rắn B nguyên chất và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D và dung dịch E. Sục CO2 đến dư vào dung dịch E, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 8,1 g chất rắn. Nồng độ mol/lit của FeCl3 trong dd Z là
A. 1 B. 0,3125 C. 0,625 D. 0,5
Cho m gam hỗn hợp bột gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được 97,2 gam chất rắn. Mặt khác, cũng cho m gam hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn có khối lượng 25,6 gam. Giá trị của m là:
A. 12,8 gam B. 15,2 gam C. 13,5 gam D. 14,5 gam
 
H

hocmai.hoahoc

Chào em!
Ý 1:
Chất rắn B nguyên chất, => Fe và Zn cùng phản ứng hết, B là Cu, nCu = 0,125 mol
Chất rắn thu được sau khi nung là ZnO => nZnO = 0,1 mol
=>mFe (A) = 13,5-65*0,1 = 7 g=> nFe = 0,125 mol
Zn + Cu2+ == > Cu + Zn2+
0,1-----------------0,1 mol
Fe + Cu2+ == > Cu + Fe2+
0,025----------------0,025 mol
Fe + 2Fe3+ == > 3Fe2+
0,1----0,2 mol => CM, Fe3+ = 1M.
Ý 2
Vì dung dịch Ag+ dư nên phương trình phản ứng
Mg + 2Ag+ == > Mg2+ + 2Ag.
x-------------------------------2x mol
Fe + 3Ag+ == > Fe3+ + 3Ag
y-------------------------------3y mol
Mg + Cu2+ == > Cu + Mg2+
x--------------------x mol
Fe + Cu2+ == > Cu + Fe2+
y----------------------y mol
nAg = 2x +3y = 0,9 (1)
nCu = x + y = 0,4 (2) => x=0,3, y = 0,1 => m = 12,8 g.
 
Top Bottom