Văn 7 Trọng tâm các tác phẩm văn học lớp 7.

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
KHÁNH HOÀI

I, Giới thiệu chung:

a, Tác giả:
- Khánh Hoài sinh ngày 10/7/1937 tại Thái Bình.
- Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội.
- Trong quá trình làm việc, có nhiều tác phẩm giá trị cống hiến cho nền văn học Việt Nam như: Những chuyện bất ngờ, trận chung kết và cuộc chia tay của những con búp bê.
- Ông lấy bút danh là Bảo Châu.
b, Tác phẩm:
- Được giải nhì trong cuộc thi thơ văn viết về quyền trẻ em. do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát - đa Bác - nen - Thụy Điển được tổ chức vào năm 1992.
- Tác phẩm là hình ảnh ẩn dụ cho bi kịch của những đứa trẻ khi không có đủ trọn vẹn tình yêu thương của cả cha, lẫn mẹ.

II, Đi sâu vào tác phẩm:
a, Thể loại: Truyện ngắn
b, Phương thức biểu đạt: Tự sự xen lẫn miêu tả.
c, Tóm tắt:
- Hậu bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ, hai anh em Thành và Thủy phải chia xa nên cặp búp bê cùng những đồ chơi khác cũng phải chia ra theo lệnh mẹ. Những hình ảnh hai anh em yêu thương nhau, chơi đùa khiến người khác phải rung cảm trước bi kịch đau thương ấy. Bức tranh tái hiện lại ngày chia tay lớp học rồi đến lần gặp nhau cuối cùng, Thủy như người mất hồn, nhìn anh trao khóc nức nở, Thành nhìn theo cái bỏng nhỏ liêu xiêu ấy khuất dần qua màn nước mắt. Trẻ em vốn là những tờ giấy trắng tinh khiết, cần được yêu thương và đặc biệt là sống trong một gia đình có đủ tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Tác phẩm nêu lên trách nhiệm của cha mẹ cần phait biết giữ gìn hạnh phúc gia đình của mình.

d, Phân tích:
- Nguyên nhân chia xa:
+ Bố mẹ li hôn, gia đình tan vỡ sau vết nứt li hôn, hai anh em phải chia xa, một người theo cha, một người theo mẹ.
+ Búp bê cũng phải chia xa theo lệnh của mẹ.
-> Bất hạnh cùng những bi kịch ập đến.

- Cuộc chia tay:
+ Thủy: Run lên bần bật, kinh hoàng, hai bờ mi đã sưng lên vì khóc nhiều, kinh hoàng đưa đôi mắt tuyệt vọng nhìn người anh.
+ Thành: Căm chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai tay áo.
-> Tâm trạng buồn bã, đau khổ, ngậm ngùi chấp nhận số phận và bất lực trước tình cảnh lúc bấy giờ.

- Tình cảm của hai anh em:
+ Hai anh em rất yêu thương nhau
+ Thủy: Ngoan ngoãn, vâng lời, vá áo cho anh rất khéo léo.
+ Thành: Chiều nào cũng đón em đi học về, hai anh em năm tay nhau, vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ.
-> Hình ảnh gắn bó, thân thiết, quan tam, yêu thương nhau và cho độc giả thấy được sự yêu thương nhau giữa hai anh em.

- Khi chia tay búp bê:
+ Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay anh trai.
+ Thành muốn dành hết đồ chơi cho em nhưng qua lại rồi cũng miễn cưỡng chia ra.
+ Đồ chơi cũng chẳng có nhiều, bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, con ốc biển,......và cặp búp bê lại thân thiết, quàng tay lên cổ nhau giống như hình ảnh hai anh em Thành và Thủy khi gia đình chưa tan vỡ.
-> Tình cảm anh em bền chặt, không có thứ gì có thể chia cách.

- Khi chia tay lớp học:
+ Thủy: cắn chặt môi, khóc thút thít, đau đớn tột cùng.
+ Cô giáo và bạn bè: Thương Thủy khi hoàn cảnh gia đình không còn hạnh phúc trọn vẹn nữa, đưa quà cho Thủy và buồn bã hơn khi biết Thủy đến nơi ở mới sẽ không được đi học nữa.
+ Lũ nhỏ cũng khóc to hơn.
-> Cảm thông sâu sắc và sự xót xa không thể tả hết.
=> Tình cảm thầy trò, bạn bè ấm áp, cảm động.

- Cuộc chia tay của hai anh em:
+ Về đến nhà, đã thấy chiếc xe tải đậu trước nhà, đồ đạc đang được khuôn lên xe.
+ Thủy: Mặt tái xanh như tàu lá, lấy con búp bê vệ sĩ trong hòm đồ chơi rồi đặt lên đầu giường của anh, khóc nức nở, dặn dò anh nếu áo có rách, tìm về chỗ Thủy, Thủy sẽ vá áo cho anh.
=> Thắm thiết nghĩa tình anh em, chịu nỗi đau không đáng có, nhìn mẹ và em gái qua màn nước mắt, nhìn theo bóng nhỏ liêu xiêu của em khuất dần.

III, Giá trị tác phẩm:
- Về mặt nội dung:
  • Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, làm mẹ phải suy nghĩ.
  • Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình, được hưởng trọn vẹn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ.
  • Mỗi người cần phải biết giữ gìn hạnh phúc gia đình của mình.
- Về mặt nghệ thuật:
  • Xây dựng tình huống tâm lí.
  • Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể: Nhân vật tôi trong truyện kể lại những câu chuyện của mình nên những day dứt, nhớ thương được thể hiện một cách chân thực.
  • Khắc họa nhân vật trẻ nhỏ (Thành và Thủy), qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn.
  • Ứng xử của những người làm cha, làm mẹ.
  • Lời kể tự nhiên theo trình sự sự việc.
Tag các bae @Nguyễn Thị Quỳnh Lan @Yuriko - chan
 
Last edited:

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA - LÝ LAN

I, Giới thiệu chung:
a, Tác giả:
- Lý Lan sinh năm 1957, quê ở tỉnh Bình Dương.
- Sau tám năm thì mẹ mất, phải về chợ Lớn định cư.
- Bà vừa là nhà giáo, nhà văn và cũng là một dịch giả nổi tiếng. Một người phụ nữ hết sức đa tài.
b, Tác phẩm:
- Đăng trên báo yêu trẻ số 166 vào năm 2000.
- Là lời ghi lại những cảm xúc chân thật của người mẹ trước ngày tựu trường của con và tình yêu người mẹ dành cho con.
c, Thể loại:
- Kí_Biểu cảm.
- Văn bản nhật dụng.

II, Phân tích tác phẩm:
- Tình cảm của người mẹ dành cho con:
+ Đầy tâm trạng vào đêm mà con sắp bước vào lớp một.
+ Trìu mến, quan sát những việc làm của cậu học trò ngày mai vào lớp một.
+ Vỗ về để con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con vào ngày đầu tiên đến trường.
+ Đắp mền, buông mùng, ém góc cẩn thận.
-> Là một người mẹ có tấm lòng yêu thương con và tình cảm sâu nặng.

- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường:
+ Không ngủ được.
+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên đi học của con thật ý nghĩa.
+ Hồi tưởng về kí ức ngày đầu tiên đi học của bản thân, được bà ngoại dẫn đến trường.
-> Có một chút lo lắng.

- Suy nghĩ về sự quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ.
+ Người lớn nghỉ việc đưa trẻ đến trường.
+ Đường phố dọn dẹp quang đãng, trang trí vui tươi.
+ Các quan chức cấp cao cũng đến tham dự ở hàng ghế danh dự.
+ Các quan chức đều chia nhau đến các trường lớn nhỏ lân cận.
-> Vai trò của giáo dục là vô cùng quan trọng đối với mỗi thế hệ khi bước vào đời.
-> Ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm.
=> Hồi hộp, bâng khuâng, xao xuyến, suy tư và đầy trách nhiệm. Vai trò to lớn của nhà trường đối với con người.

III, Giá trị tác phẩm:
- Giá trị về mặt nghệ thuật:
+ Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ đối với con.
+ Sử dụng phương thức biểu cảm.
- Giá trị về mặt nội dung:
+ Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con.
+ Đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
MẸ TÔI
Ét_môn_đô_đơ A_mi_xi
I, Giới thiệu chung:
a, Tác giả:
- Ét_môn_đô_đơ A_mi_xi (1846 - 1908) là nhà văn, nhà báo, nhà thơ người Ý.
- Điểm đặc biệt trong các tác phẩm của ông là mang nặng lòng yêu nước sâu sắc, sau dần thì pha trộn thêm xu hướng dân chủ xã hội.
- Tình trạng cãi vã, xung đột với vợ cộng thêm cú sốc về sự ra đi của người mẹ nên ông đã sống biệt lập bên ngoài đến khi mất đi.
b, Tác phẩm:
- Trích trong tác phẩm "Những tấm lòng cao cả" xuất bản vào ngày 17/10/1889.
- Tác phẩm chính là đà tiến đưa tên tuổi của ông bay cao ra toàn thế giới.

II, Phân tích tác phẩm:
a, Thể loại:
- Truyện viết dưới dạng thư. Đề cao tình yêu thương và đức hy sinh cao cả của người mẹ.
b, Phân tích:
- Hoàn cảnh người bố viết thư:

+ En-ri-cô lỡ thốt ra những lời lẽ thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà.
+ Để giúp con suy nghĩ thấu đáo, nhận thức được vấn đề và sửa chữa lỗi lầm, bố đã viết một bức thư cho En-ri-cô.
-> Tình huống bất ngờ.

- Nội dung thư:
+ Hình ảnh mẹ:
  • Thức suốt đêm, không ngủ.
  • Cúi mình để trông chừng hơi thở hổn hển của con.
  • Nức nở, quằn quại khi nghĩ rằng có thể mất con.
  • Sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ con.
-> Mẹ dịu dàng, hiền hậu, sẵn sàng hy sinh cả hạnh phúc và tính mạng vì con.
+ Hình ảnh người bố:
  • Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
  • Bố không thể nào nén được cơn giận của mình.
  • Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
  • Khuyên cậu bé nên đi xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con đẻ chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết bội ân, bội nghĩa trên trán con.
  • Khẳng định rằng, bố thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
  • Bảo cậu bé đừng hôn mình vì mình vẫn còn giận, không thể đáp lại cái hôn bằng sự thương yêu như thường lệ được.
-> Sử dụng so sánh (sự hỗn láo như một nhát dao đâm vào tim)
-> Cảm thấy buồn bã, tức giận vì En-ri-cô hỗn láo với mẹ.
=> Lời khuyên nhủ chân thành, sâu sắc, yêu thương con nhưng lại rất nghiêm khắc.

- Về phía En-ri-cô:
+ Xúc động, chân thành khi đọc thư của bố.
+ Nhận ra bản thân đã sai khi nói những lời lẽ như vậy với mẹ.
+ Quyết định sửa sai, đi xin lỗi mẹ.
-> Là một cậu bé biết nhận lỗi, sửa sai lầm.
III, Giá trị tác phẩm:
- Về mặt nội dung:
  • Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
  • Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
  • Hãy biết kính trọng, yêu thương mẹ để khi mẹ không còn ở bên mới biết hối hận.
- Về mặt nghệ thuật:
  • Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ.
  • Lồng trong câu chuyện là một bức thư với nhiều chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh, hết lòng vì con.
  • Lựa chọn hình thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
SÔNG NÚI NƯỚC NAM _ LÝ THƯỜNG KIỆT
(Nam Quốc Sơn Hà)
I, Giới thiệu chung:
a, Tác giả:
- Là một trong hai danh tướng vĩ đại nhất thời Lý.
- Làm quan ở ba triều: Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thái Tông.
- Là một nhà quân sự, nhà chính trị, hoạn quan, tạo được tiếng vang lúc bấy giờ.
b, Tác phẩm:
- Vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta, vui Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền của hai anh em họ Trương có tiếng ngâm bài thơ này.
c, Thể loại:
- Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
d, Bố cục:
- Chia làm hai phần:
+ Phần 1: Hai câu đầu
(Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tai thiên thư)
+ Phần 2: Hai câu cuối
(Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.)

II, Phân tích tác phẩm:
- Phân tích hai câu đầu:
+ Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tai thiên thư
+ Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
-> Sử dụng biện pháp tu từ là điệp từ.
-> Nước Nam cũng là một đất nước, có vua, xứ xở, ranh giới đã được chia phận rõ ràng, cớ sao cứ phải xâm phạm. Nước Nam cũng có vua, đáng được hưởng quyền tự do, độc lập.
=> Nêu chân lí tồn tại một cách độc lập của Đại Việt. Chân lí ấy phù hợp với lẽ tròn, đạo người, phù hợp với lẽ phải, chính nghĩa.
- Phân tích hai câu cuối:
+ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
+ Dịch thơ:
Giặc dữ có sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
=> Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước trước mọi kẻ thù xâm lăng

III, Giá trị tác phẩm:
- Giá trị về mặt nội dung:
+ Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của nhân dân ta.
+ Đây còn là sự khẳng định chủ quyền quốc gia, một quốc gia hoàn toàn độc lập, đứng đầu là nhà vua.
+ Bài thơ này có thể xem như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
- Giá trị về mặt nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật ngắn gọn, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.
+ Dồn nén cảm xúc trong hình thức, thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
+ Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
PHÒ GIÁ VỀ KINH _ TRẦN QUANG KHẢI.
I, Giới thiệu chung:
a, Tác giả.
- Trần Quang Khải (1241 - 1294), là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
- Ông nổi tiếng với những vần thơ sâu sa, lí thú.
- Không chỉ thế còn là một vị tướng tài ba.
b, Tác phẩm:
- Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng được kinh đô năm 1285.
- Tác giả phò giá hai vua Trần trở về Thăng Long và đó chính là cảm hứng sáng tác của bài thơ này.
c, Thể loại:
- Ngũ ngôn tứ tuyệt.
d, Bố cục: 2 phần.
+ Phần 1: Hai câu thơ đầu.
(Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.)
+ Phần 2: Hai câu thơ cuối.
(Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.)

II, Phân tích tác phẩm:
- Phân tích hai câu thơ đầu:
+ Phiên âm:
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
+ Dịch thơ:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
-> Diễn tả lại cách thức đánh giặc, hạ gục giặc dũng mãnh.
=> Hai câu thơ cô đúc với cách nói chắc nịch thể hiện niềm tin, niềm tự hào về chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược.
- Phân tích hai câu thơ cuối:
+ Phiên âm:
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san.
+ Dịch thơ:
Thái Bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
=> Lời động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình, với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

III, Giá trị tác phẩm:
- Giá trị về mặt nội dung:
+ Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước tháu bình, thịnh trị của dân tộc ta vào đời nhà Trần.
- Giá trị về mặt nghệ thuật:
+ Sử dụng thể thơ ngũ ngô tứ tuyệt, cô độc, hàm xúc để thể hiện niềm tự hào dân tộc của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc.
+ Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả.
+ Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
+ Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
BÁNH TRÔI NƯỚC
Hồ Xuân Hương
I, Giới thiệu chung:
a, Tác giả:
- Hồ Xuân Hương quê Nghệ An, là một người tài sắc nhưng trắc trở trong tình duyên.
- Khao khát cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, bà được mệnh danh là "Bà chía thơ Nôm".
b, Tác phẩm:
- Trong chùm thơ vịnh vật, vịnh cảnh của Hồ Xuân Hương.
c, Thể loại:
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật

II, Phân tích tác phẩm.
- Bài thơ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
- Nghĩa thứ nhất của bài:
+ Hình ảnh chiếc bánh trôi:
. Màu sắc: Trắng.
. Hình thức: Tròn, xinh đẹp.
. Khi luộc: Chìm, nổi.
+ Công việc làm bánh trôi trải qua nhiều công đoạn nhào, nặn.
- Nghĩa thứ hai của bài thơ:
+ Thể hiện phẩm chất, thân phận người phụ nữ
+ Hình thức xinh đẹp.
+ Phẩm chất: Trong trắng dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự thủy chung, son sắt.
+ Thân phận: Chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.
-> Thái độ xót xa, cảm thông cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
=> Tạo nên gái trị nhân đạo và hiện thực cho bài thơ.

III, Giá trị tác phẩm:
- Giá trị về mặt nội dung:
+ Bài thơ "Bánh trôi nước" là một bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ.
- Giá trị về mặt nghệ thuật:
+ Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường Luật.
+ Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gẫn gũi với lời ăn, tiếng nói hàng ngày với thành ngữ mô típ dân gian.
+ Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
QUA ĐÈO NGANG
_Bà Huyện Thanh Quan_
I, Giới thiệu chung:
1, Tác giả:
  • Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hing, sống ở thế kỉ XIX, từng làm chức Trung Cung Giáo Tập.
  • Là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại.
  • Thơ của bà có đặc điểm chung là trang nhã, buồn và luôn hoài cổ.
2, Tác phẩm:
  • Bài thơ có thể được viết khi bà trên đường vào kinh thành Huế để nhậm chức.
3, Một vài nét về tác phẩm:
- Bố cục: 2 phần
  • Phần 1: Gồm 4 câu đầu: Cảnh hoang vắng, không có bóng người của đèo Ngang.
  • Phần 2: Gồm 4 câu còn lại: Tâm trạng của tác giả.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
- Thể loại: Đường luật thất ngôn bát cú.

II, Phân tích tác phẩm:
- Cảnh sắc đèo Ngang:
+ Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
-> Cảnh hoang sơ, vắng lặng lúc triều tà.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
-> Sử dụng đảo ngữ (Tiều vài chú, chợ mấy nhà), từ láy (Lom khom, lác đác).
=> Sự heo hút, hẻo lánh, thấp thoáng có sự sống của con người.

- Tâm trạng của Người:
+ Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
-> Ẩn dụ, nhân hóa
=> Tâm trạng nuối tiếc thời vàng son rực rỡ và nặng trĩu nỗi niềm thương nhớ, buồn đau.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
-> Sử dụng đại từ và đối lập.
=> Nỗi buồn hẩm hiu, hiu quạnh của Bà Huyện Thanh Quan.

III, Giá trị tác phẩm:
- Giá trị về mặt nội dung:
  • Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng và nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo Ngang.
- Giá trị về mặt nghệ thuật:
  • Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
  • Sử dụng bút pháp nghệ thuật, tả cảnh ngụ tình, mượn thiên nhiên để nói về tâm trạng con người.
  • Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
  • Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả tình.
 
  • Like
Reactions: iwasyourfriend

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
_ Nguyễn Khuyến_
I, Giới thiệu chung:
1, Tác giả:
  • Nguyễn Khuyến (1835 - 1909) quê Hà Nam, còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.
  • Được mệnh danh là nhà thơ làng cảnh Việt Nam.
  • Nhà thơ sống thanh bạch giữa xóm làng, gần gũi với những người dân lao động.
  • Là nhà thơ lớn được xếp vào hàng nhà thơ Việt Nam kiệt xuất.
2, Tác phẩm:
  • Tác phẩm ra đời khi ông cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.
3, Bố cục: 3 phần:
  • Phần 1: Câu thơ đầu: Giới thiệu sự việc là bạn đến chơi nhà.
  • Phần 2: Câu 2 đến câu 7: Hoàn cảnh khi bạn đến chơi.
  • Phần 3: Câu cuối cùng còn lại: Tình cảm của tác giả.

II, Giới thiệu chung:
- Giới thiệu sự việc:
+ Đã bất lâu nay, bác tới nhà,
-> Lời thơ tự nhiên.
=> Tâm trạng vui mừng, hồ hởi khi bạn đến chơi nhà.

- Hoàn cảnh khi bạn đến chơi nhà:
+ Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
-> Sử dụng, kết hợp nhiều biện pháp tu từ một cách điêu luyện: Nói quá, phép đối, liệt kê pha với giọng thơ vui đùa, hóm hỉnh.
=> Tấc cả đều không có gì để tiếp bạn, ngay cả trầu để tiếp bạn cũng không có nốt.

- Bộc lộ tình cảm:
+ Bác đến chơi đây, ta với ta.
-> Dùng đại từ "ta".
=> Tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, vượt lên lễ nghi vật chất.

III, Giá trị tác phẩm:
- Giá trị nội dung:
  • Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó còn có ý nghĩa, giá trị lớn lao trong cuộc sống của con người hôm nay.
- Giá trị nghệ thuật:
  • Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra là niềm vui đồng cảm.
  • Lập ý bất ngờ.
  • Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
<Tĩnh Dạ tứ>
I, Tác giả:
- Lý Bạch (701 - 762) là nhà thơ Đường, Trung Quốc.
- Nhà thơ đã sớm xa quê hương, tìm đường lập công danh sự nghiệp.
- Lý Bạch có nhiều bài thơ viết về trăng vs cách thể hiện giản dị mà độc đáo.
II, Tác phẩm:
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh sống tha phương trong cơn loạn ly, nhìn trăng nhớ quê.
1, Nội dung:
- Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
2, Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ở câu ba, câu bốn (Số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp, từ loại ở các chữ ở các vế tương ứng với nhau).
III, Phân tích:
- Hai câu đầu:
Sàng tiền minh nguyệt quang.
Nghi thị địa thượng sương.
->Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng, ánh trăng rực sáng là đối tượng của thơ trữ tình trong mọt đêm trằn trọc và không ngủ được.

- Hai câu cuối:
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
-> Nỗi nhớ quê hương da diết, sâu nặng.
-> Tình yêu quê hương, đất nước.
 
  • Like
Reactions: iwasyourfriend

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
I, Tác giả:
- Hạ Chi Trương (650 - 744) là nhà thơ của Trung Quốc thời Đường.
- Là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch.

II, Tác phẩm:
- Năm 744, lúc tác giả cáo quan về quê và đã sáng tác bài thơ này.
1, Nội dung:
- Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
2, Nghệ thuật:
- Sử dụng các yếu tố tự sự.
- Cấu tứ độc đáo.
- Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.
- Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.

III, Phân tích:
- Ý nghĩa của nhan đề và cấu tứ độc đáo của bài thơ:
+ Lần đầu tiên sau 50 năm làm quan ở kinh đô, Hạ Tri Chương trở về quê nhà, gặp tình huống kịch tính khiến tác giả viết bài thơ:
+ Ngẫu: Nâng cao ý nghĩa của bài thơ, tình cảm quê hương sâu nặng.
- Hai câu đầu:
+ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
-> Kể và tả xen lẫn đối.
=> Quãng đời xa quê làm quan đã làm ông thay đổi vóc người, tuổi tác, tóc rụng nhưng giọng nói quê nhà không thay đổi, chứng tỏ ông có tình cảm tha thiết, gắn bó đối với quê hương.
- Hai câu cuối:
+ Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
-> Giọng điệu bi hài, tâm trạng bồi hồi, chua xót, khi bi coi là khách lạ ngay trên chính quê hương yêu dấu của mình.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Cảnh khuya
~ Hồ Chí Minh ~
I, Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp sáng tác văn học của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên với tâm hồn nghệ sĩ, chiến sĩ cao đẹp.

II, Tác phẩm:

1, Nội dung:
- Cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng và cách cảm nhận vẻ đẹp ấy bằng cả tâm hồn của Bác.
- Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: Sự gắn bó, hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

2, Nghệ thuật:
- Viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kỳ ảo.
- Sử dụng các phép tu từ, so sánh, điệp từ có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh trong rừng đêm.
- Sáng tạo về nhịp điệu ở câu 1 và câu 4.


III, Phân tích tác phẩm:

- Cảnh núi rừng Việt bắc trong một đêm trăng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
-> Sử dụng biện pháp điệp từ, so sánh
-> Cảnh vật sống động, có hình nét, hình khối đa dạng với hai mảng màu sáng tối.

- Hai câu thơ tiếp:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
-> So sánh, điệp từ.
-> Tinh tế, cảm nhận vẻ đẹp đêm trăng trong rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn, đồng thời vẫn canh cánh nỗi lòng lo cho dân, cho nước.
=> Có nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo. Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật kết hợp nhuần nhuyễn với các phép tu từ so sánh, điệp từ có tác dụng miêu tả chân thực âm thanh, hình ảnh rừng đêm. Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh: Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
 
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,868
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
Rằm tháng giêng
~ Hồ Chí Minh ~
I, Tác giả:
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Thơ ca chiếm một vị trí đáng kể trong sự nghiệp sáng tác văn học của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ở những sáng tác theo thể loại này, hình ảnh Hồ Chí Minh hiện lên với tâm hồn nghệ sĩ, chiến sĩ cao đẹp.

II, Tác phẩm:
1, Nội dung:
- Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn cả nhà thơ.
- Chiến sĩ Hồ Chí Minh - nhà thơ vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn gian khổ.
2, Nghệ thuật:
- Rằm tháng giêng là một bài thơ viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch thơ của nhà thơ Xuân Thủy viết theo thể thơ lục bát.
- Sử dụng điệp từ có hiệu quả và lựa chọn những từ ngữ có giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ.

III, Phân tích tác phẩm:
- Hai câu thơ đầu:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

+ Khung cảnh thiên nhiên cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh trăng và sức sống của mùa xuân.
+ Chỉ với câu đầu tiên đã gợi ra bao liên tưởng thú vị, nhí nhảnh cho người đọc về một đêm trăng vào đúng ngày rằm. Trăng đã đẹp lại càng đẹp hơn, một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.
+ Điệp từ "Xuân" làm cho sức xuân lan tỏa ra từng con chữ. Không chỉ có trăng mà còn có cả những dòng sông, dãy núi, cánh đồng hay một khoảng trời bao la nào đó đều góp sức vào sức xuân dạt dào ấy.
+ Ba chữ xuân lặp lại mở ra trước mắt ta một bức tranh hay một cảnh cửa tràn trè tình yêu thương của thiên nhiên.

- Hai câu thơ cuối:
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

+ Khó có thể tìm thấy trong một câu thơ ca có nhiều trăng đã khó, càng khó hơn khi có cả một chiếc thuyền chở đầy trăng đến vậy. Bác của chúng ta yêu thiên nhiên bằng cả trái tim, bằng cả tâm hồn. Câu thơ tuy chỉ đơn giản là một câu kể tả bình thường nhưng để lại một nỗi xúc động trong lòng người không sao tả xiết.
+ Không chỉ con thuyền chở đầy trăng mà cả tâm hồn Người cùng tràn ngập ánh trăng, chắc chắn ngay lúc này, ta hiểu rằng con người chiến sĩ đã nhường chỗ cho con người nghệ sĩ.
-> Hình ảnh mang màu sắc cổ điển, vừa lo việc nước nhưng vẫn lạc quan, ung dung.
 
Top Bottom