Đọc đoạn văn sau :
Cô tôi chưa dứt câu , cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là hòn đá, hay cục thủy tinh,đầu mẩu gỗ thì tôi quyết vồ lấy mà cắn , mà nhai , mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.
a. Hãy giới thiệu đôi nét về nhân vật tôi qua đoạn trích trên khoảng 5 câu
b. Vì sao người cô nói khiến nhân vật tôi muốn khóc mà không khóc được
c. Quan hệ giữa 2 vế trong câu 2 là quan hệ gì ?
d. Từ văn bản ''Trong lòng mẹ'' hãy viết 1 đoạn văn ngắn nó về lòng hiếu thảo
a) Chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ chính là nhà văn Nguyên Hồng thuở thiếu thời. Được sinh ra nhờ kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc , cuộc đờ của chú phải chịu nhiều cay đắng và tủi nhục. Cậu phải xa mẹ từ khi còn rất nhỏ , sống dựa vào sự nuôi nấng của bà cô bên nhà nội , song , những tháng ngày ấy đối với một cậu bé non nớt như Hồng quả giống như một cơn ác mộng dài kinh khủng. Bé Hồng thương yêu mẹ sâu sắc. Mặc dù gần một năm trời sống bơ vơ và đói rách giữa thái độ ghẻ lạnh và nhất là những lời lẽ cay nghiệt của người cô nói xấu mẹ mình, lòng yêu thương mẹ của Hồng không vì thế mà suy giảm. Ngược lại, bé càng thông cảm với mẹ hơn. Hồng đã rất sớm nhận ra cái bất công của cổ tục làm khổ nhục mẹ mình và xót xa mẹ đến “cổ họng nghẹn ứ” muốn “vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kỳ nát vụn mới thôi” cái cổ tục ấy nếu như là hòn đá, cục thủy tinh. Hồng quả là một người con hiếu thảo.
b) Bởi nếu cậu khóc chính là tỏ ra nhỏ bé trước mặt bà cô và như thể sẽ trở thành một màn kịch cho bà cô giễu cợt , đắc ý thêm
c) Quan hệ giữa 2 vế trong câu 2 là quan hệ điều kiện - kết quả
d) Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Trích : Vanmaulop9