Trịnh công sơn - Hát cho người nằm xuống

A

aqnacm

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lâu lâu nghe lại bài này để nhớ đến Trịnh Công Sơn ....

topic này post những bài hát của ông

Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới
trong nghĩa trang này có loài chim thôi!


Anh nằm xuống cho hận thù vào lãng quên
Tiễn đưa nhau trong một ngày buồn
Đất ôm anh đưa vào cội nguồn
Rồi từ đó, trong trời rộng, đã vắng anh
Như cánh chim, bỏ rừng, như trái tim bỏ tình
Nơi đây một lần, nhìn anh đến
những xót xa đành nói cùng hư không!

Bạn bè còn đó anh biết không Anh?
Người tình còn đó anh nhớ không anh?
Vườn cỏ còn xanh, mặt trời còn lên
Khi bóng anh như cánh chim chìm xuống.

Vùng trời nào đó anh đã bay qua?
Chỉ còn lại đây những sáng bao la
Người tình rồi quên, bạn bè rồi xa
Ôi tháng năm, những dấu chân người cũng bụi mờ.

Anh nằm xuống, như một lần vào viễn du
Đứa con xưa đã tìm về nhà
Đất hoang vu khép lại hẹn hò
Người thành phố, trong một ngày, đã nhắc tên
Những sớm mai, lửa đạn
những máu xương chập chùng
Xin cho một người vừa nằm xuống
thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang.


http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Hat-cho-nguoi-nam-xuong.IWZBAEU7.html
 
A

aqnacm

Này Em Có Nhớ
Sáng tác: Trịnh Công Sơn.

Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứ phụ người.
Này em xin cứ phụ tôi,
Đời sống quanh đây có vạn lời mời,
Đời sống quanh đây tiếng người mừng gọi em vào.
Đời đã quen với những kiếp xa nhau.

Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứu một người.
Này em hãy đến tìm tôi
Vì những con sông đã cạn nguồn rồi,
Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời
Về cùng tôi đứng bên âu lo này.

Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người,
Này em có nhớ cuộc đời.
Này em có biết loài người.
Này em có nhớ gì tôi.

http://music.vietvoice.net/song_details.php?lang=Vietnamese&ID=1174
 
A

aqnacm

http://www.vnmusic.com.vn/music/index.php?aid=nghenhac&id=178


MỘT CÕI ĐI VỀ

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về.

Lời nào của cây, lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ ngày qua
Vừ tàn mùa xuân, rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tim yêu thương vô tình chợt mỏi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người.

Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa

Mưa bay trong ta, bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tả dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe.

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
(Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đâi lại tiếc xuân thì)
 
A

aqnacm

Một cõi đi về

--- Trịnh Công Sơn ---



Một bài hát không nhất thiết phải buồn mới hay. Nhưng hầu như những bài hát hay cho đến nay ta còn giữ lại được trong trí nhớ, thường có những giai điệu buồn. Khi một bản tình ca buồn ra đời, không nhất thiết tác giả của nó phải sống trong một câu chuyện tình phụ. Nhưng thường khi sau mỗi cuộc oan trái của tình thì người nhạc sĩ vẫn hay muốn xé vụn lòng mình thành những lời than thở. Lời than thở biến thành âm thanh. Âm thanh liên kết nhau thành giai điệu. Rồi giai điệu ôm lấy lời than thở kia cùng nhau đi qua một quãng đường ngắn để mang cái tâm sự riêng đến với đời chung.

Cái riêng không nhất thiết chỉ cho một người. Một người thì không thể có Tình Yêu. Và không có Tình Yêu thì hạnh phúc, đau khổ với ai. Không hạnh phúc, không đau khổ thì âm nhạc mà làm gì ? Trong đời sống, vì sợ mất nhau mà phải dự phòng than thở trước. Than thở như dự kiến một điều bất hạnh có thể phải xảy ra. Cho nên khi nói đến sự mất mát có thể đó là sự mất mát của người khác chứ không phải của mình. Phút ấy, cái chung bỗng biến thành cái riêng và vì sao lại ái ngại không mang cái riêng để nhờ cõi chung chia sẻ cùng mình.

Ai cũng biết than thở. Than thở là cái nghề chung của loài người mà không cần phải học. Không hề có ranh giới giữa than thở chuyên nghiệp và tài tử. Trong nghệ thuật, hình như nhà thơ và nhạc sĩ là những kẻ có năng khiếu về chuyện thở than. Người viết ca khúc là đứa con riêng của hôn phối giữa thơ và nhạc. Nó thường hay mộng mị, than thở, thở than, bởi nó biết Hạnh Phúc là một dự báo của hư vô.

Hạnh phúc là một điều không bao giờ có thật. Nếu có thật thì những nhà tiên tri vĩ đại đã không nhọc lòng bịa đặt thêm Thiên Ðường và Niết Bàn để làm gì nữa. Cái hạnh phúc ở Trần Gian chính là ý thức được khổ đau. Ðau khổ nên phải biết rộng lòng với nhau hơn, tử tế hơn, độ lượng hơn, biết tha thứ, nhân hậu hơn. Bài học ấy không dề gì, bởi Cuộc Sống cho đến nay điều Thiện vẫn còn vắng bóng.

Có những bản thánh ca trong giáo đường. Có những bài kinh tụng niệm theo nhịp mõ. Người nhạc sĩ vẫn muốn hát lên để xua dần đi điều Ác.

...Triết học Ấn Độ nói rằng nếu ở nơi này v­­­­­­­­­­­­­ừa có một kẻ bõng d­­­ưng giàu lên thì lập tức ở một nơi khác sẽ có một kẻ mất hết sản nghiệp.

Chiều nay ở sân bay vừa đưa tiễn những người thân đi xa. Về nhà, ng­ười bạn tôi nói: ở nơi này vừa thiếu đi bốn ng­ười thì lập tức ở nơi xa xôi kia nhận được thêm bốn ng­ười...

Có môt nỗi buồn ở nơi này thì sẽ có một niềm vui ở chốn khác.

Có một trái tim khổ nạn ở ng­­ười này thì tất nhiên sẽ có mọt trái tim hân hoan ở kẻ khác.

Những ai đã đi đến với đời thì phải có lúc lìa xa nó.

Một cõi đi về...

Trong Phật giáo một trong những "hạnh" cao nhất là hạnh bố thí.
Cho kẻ này nh­ưng sẽ nhận lại ở kẻ khác.

Thanh Tùng nói với tôi: Tôi muốn làm một điều gì đó thật tốt đẹp cho người đã khuất, ng­­ười vợ một đời lo âu tận tuỵ vì tôi.

Vợ Tùng đã một đời cho Tùng nhiều quá thì sẽ nhận được quà tặng ở mät nơi khác. Tùng biết cách cho thì vợ Tùng sẽ nhận được. Những đứa con của vợ Tùng sẽ nhận được. Những thân quyến, bạn h­­ữu của bạn Tùng sẽ nhận được.
Chết là s­ự tan biến của thể xác. Nh­ưng sống không chỉ là sự tồn tại của thân xác. Nhiều ng­ười còn sống mà t­­­ưởng chừng như đã chết. Nhiều người chết mà vẫn còn sống trong trí nhớ mọi ng­ười.

Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.

Cái mất không bao giờ mất hẳn

Cái còn không hẳn mãi là còn.
 
A

aqnacm

degiocuon_nb.gif



http://www.trinh-cong-son.com/degiocuon_nb.html
 
1

123konica

Xí xớn 1 phát nhể.
"Tuổi đá buồn" - Trịnh Công Sơn.



Trời còn làm mưa
Mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn
Em mang em mang
Đi về giáo đường
Ngày chúa nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Cài lên tóc mây
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em nồng nàn
Ru em nồng nàn

Trời còn làm mây
mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng
Trôi nhanh trôi nhanh
Như dòng nước hiền
Ngày chúa nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Vùi quên trong tay
Ôi đường phố dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em giận hờn
Ru em giận hờn

Trời còn làm mưa
mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ

Trời còn làm mưa
mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời

Trời còn làm mưa
mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần
Em quên em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chúa nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Tàn hôn lên môi
Em gãy ngón dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng

oOo

Trời còn làm mưa
mưa rơi mưa rơi
Từng phiến băng dài
Trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang
đi trong hư vô
Ngày qua hững hờ

Trời còn làm mưa
mưa rơi mưa rơi
Từng phiến mây hồng
Em mang trên vai
Tuổi buồn như lá
Gió mãi cuốn đi
Quay tận cuối trời

Trời còn làm mưa
mưa rơi thênh thang
Từng gót chân trần
Em quên em quên
Ôi miền giáo đường
Ngày chúa nhật buồn
Còn ai còn ai
Đóa hoa hồng
Tàn hôn lên môi
Em gãy ngón dài
Lời ru miệt mài
Ngàn năm ngàn năm
Ru em muộn phiền
Ru em bạc lòng


Link: Tuổi đá buồn - Trịnh Công Sơn - Ai hát ko biết ;))
 
T

tuyen_13

THIK NHẤT ĐÓA HOA VÔ THƯỜNG CỦA TRỊNH CÔNG SƠN!!!!!

TUYỆT HAY!!!!!!!!!!!!!!!!
 
T

tuyen_13

KHỤC!!!


AI BẨU EM!???

NGƯỜI TA GỌI LÀ TÂN NHẠC!!!!

DƯƠNG THIỆU TƯỚC, VĂN CAO, TRỊNH CÔNG SƠN....
 
T

tuyen_13

LÃO QUANG ANH RA ĐÂY "LÀO"!!

NÓI J ĐÊ!!

KẺO TUYẾN VÀ HUYỀN ...KHỤC KHỤC....


NHẠC VÀNG HẢ!

LẬP TP RIÊNG CÃI NHAU!!--PM LUN!
 
A

aqnacm

Chú lại chả hiểu gì về phân cấp âm nhạc rồi

Tân nhạc bao gồm :

* Nhạc tiền chiến
* Nhạc đỏ
* Nhạc vàng
* Nhạc trẻ
* Nhạc hải ngoại
 
A

aqnacm

Nhạc vàng là dòng nhạc Việt Nam ra đời từ thập niên 1960 với những giai điệu nhẹ nhàng (boléro, rumba, ballade ...) và ca từ vừa bình dân, dung dị lại vừa đậm chất thơ. Trước năm 1975, dòng nhạc này chủ yếu phổ biến trong miền Nam. Sau đó, mặc dù bị cấm trên các phương tiện truyền thông, nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Đối với người Việt ở hải ngoại thì nhạc vàng trở thành một dòng nhạc chủ đạo trong thị hiếu người nghe nhạc.
 
A

aqnacm

Nếu nói về việc nhạc Trịnh Công Sơn có phải là nhạc vàng không thì tôi trả lời là không hẳn. Tốt nhất nên xếp nhạc Trịnh ra một thể loại riêng, nhưng nếu xếp nhạc trịnh vào vị trí nào trong các dòng nhạc nêu trên thì chỉ có thể xếp vào nhạc vàng.

Một nhạc sĩ có thể có nhiều phong cách thể hiện khác nhau. Chú nghe rock chắc hiểu metallica có lúc chơi heavy có lúc chơi thrash có lúc như morden...

Nếu có thể thì hãy để Trịnh vào 1 góc riêng của nền âm nhạc Việt Nam, nhưng nếu để xếp vào một hạng mục nào đó thì tôi xếp vào nhạc vàng
 
A

aqnacm

Rút từ Hồi Ký III : Thời Phân Chia Quốc Cộng

Ðầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm -- mệnh danh là nhạc vàng -- với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phương và lính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến. Rồi có phong trào du ca và tâm ca với những bài hát phi-thương-mại, đi kèm với tình ca quê hương và trường ca, nói lên được phần nào tâm thức của thời đại và được thanh niên sinh viên công nhận.

Trong phạm vi giải trí, phòng trà trở thành cái mốt của mọi người : thương gia, công chức, tư chức, quân nhân, thương phế binh và cả các bà nội trợ nữa... ai ai cũng thích đi nghe nhạc và giúp cho ca sĩ chuyên nghiệp, nhạc sĩ sáng tác, nhạc công đánh đàn thăng tiến trong nghề mình. Cánh tay nối dài của phòng trà là quán cà phê có nghe nhạc, thu hút đông đảo sinh viên, học sinh. Nhạc trẻ ra đời, đem lại cho nhạc Việt một số bài hát mới, sôi nổi, đậm sắc hơn trước. Một rừng nhân tài trẻ trung xuất hiện qua những ban nhạc bốn người (gọi là combo), sử dụng nhạc khí điện tử với âm thanh mới lạ.

Mười năm về trước, ở trong nước chỉ có ba nhà sản xuất đĩa hát. Bây giờ, rất nhiều người -- từ Ngọc Chánh (SHOTGUNS) qua Duy Khánh (TRƯỜNG SƠN) tới những người của các hãng khác (NHÃ CA, HOA MI, SƠN CA, SÓNG NHAC)... làm nghề sản xuất băng nhạc, mỗi tháng tung ra những chương trình nhạc rất hấp dẫn, kể cả cổ nhạc lẫn tân nhạc, nhạc trẻ lẫn nhạc già (nhạc tiền chiến). Hàng trăm, hàng ngàn (hàng vạn, nếu kể cả Saigon và các tỉnh) cửa hàng sang băng, càng làm cho băng nhạc phát triển dữ dội.

Trong bối cảnh sinh động như vậy, phần chính yếu là sáng tác phẩm phải rất phong phú. Vào lúc này, ngoài những người đi trước như Vũ Thành, Cung Tiến, Phạm Ðình Chương, Lâm Tuyền, Hoàng Trọng, Văn Phụng, Văn Giảng, Ngọc Bích, Hoàng Thi Thơ, Trần Ngọc, Y Vân, Lê Dinh, Anh Bằng, Trúc Phương, Duy Khánh, Trần Thiện Thanh tức Nhật Trường, Lam Phương, Ðỗ Lễ, Phạm Thế Mỹ... đã xuất hiện một số người mới như Thanh Trang, Trầm Tử Thiêng, Anh Việt Thu, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Nguyễn Ánh 9, Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang... Tân Nhạc đã có tới bốn đời nhạc sĩ và có hàng trăm, hàng ngàn ca khúc được soạn ra và hát lên. Trong Hồi Ký này, tôi chỉ nhắc tới những người đánh dấu thời đại một cách sâu đậm bằng tác phẩm của mình.

Người nổi nhất là Trịnh Công Sơn. Trước tiên, người ta biết tới anh nhờ Quán VĂN. Quán do nhóm sinh viên mang tên KHAI HOÁ chủ trương. Nhóm này đã làm nhà xuất bản (QUẢNG HOÁ) rồi khi phong trào phòng trà thịnh hành, nhóm mở quán cà phê ở ngay trung tâm Saigon, trên nền Khám Lớn cũ trong khu Ðại Học Văn Khoa, sinh viên tới uống cà phê nghe băng nhạc và nghe Khánh Ly hát.

Bài hát của Trịnh Công Sơn đươc nghe tại quán VĂN lúc đầu là Lời Buồn Thánh. Cũng như nhạc Ðặng Thế Phong, bài hát tân lãng mạn (néo-romantique) này nói về nỗi buồn. Bài Lời Buồn Thánh thật là buồn, như bài hát buồn làm cho người Âu Châu phải tự tử là Chủ Nhật Buồn tôi đã nói tới trong một chương sách. Trong bài hát của mình, họ Trịnh cũng nói tới ngày chủ nhật buồn:
Chiều chủ nhật buồn
Nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa, trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu...

Thoạt nghe đã thấy ngay là tiếng hát đau đớn, thấy mưa ảm đạm trong lòng (như thơ Verlaine), thấy sự cô đơn, hoang vắng. Sinh ra ở Ban Mê Thuột (hay Pleiku?), sống ở Huế, mưa ám ảnh Trịnh Công Sơn rất nhiều cho nên cũng vẫn là nỗi buồn của ngày chủ nhật mùa mưa trong bài Tuổi Ðá Buồn :
Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang
Từng ngón tay buồn em mang em mang
Ði về giáo đường, ngày chủ nhật buồn...

Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc nói về QUÊ HƯƠNG, TÌNH YÊU, và THÂN PHẬN CON NGƯỜI. Hãy nói về tình khúc Trịnh Công Sơn, nói về thân phận Người Tình trong giai đoạn quê hương đổ nát này.

Từ khi Tân Nhạc Việt Nam ra đời đầu thập niên 40, đã có những tình khúc của Lê Thương, Lê Yên, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn... Lúc đó là thời bình, khi tình còn xanh và yêu chưa lo sợ. Ngôn ngữ tình yêu thật là bình dị, đối tượng là cô hái mơ, cô láng giềng, cô lái đò, cô hái hoa hay anh Trương Chi. Từ khi nước Việt bị chia đôi, nhạc tình miền Nam đậm sắc hơn và trong mười năm đầu, vì cuộc đời chưa thực sự bị đe doạ, người ta vẫn có những bài hát hữu tình hay thất tình, xinh xinh, hiền lành, lúc đầu còn mới mẻ, dần dà ngôn ngữ tình yêu trở thành sáo ngữ. Tới lúc đời sống trở nên bấp bênh, thanh niên được gọi đi lính rất nhiều (chết trận cũng nhiều) biết bao nhiêu đôi lứa phải xa nhau (có khi vĩnh viễn xa nhau) tình khúc miền Nam thay đổi ngôn ngữ.

Nhạc tình không còn là nhạc lãng mạn, nhạc cảm tính với câu hát đắm đuối hay hờn dỗi nữa ! Bây giờ là những bài hát nhức nhối của những tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng. Nhạc trở thành não nề và đánh vào não tính. Nhạc tình bây giờ là tình ca của người mất trí.

Tình khúc Trịnh Công Sơn ra đời, từ giàn phóng là Quán VĂN được hoả tiễn Khánh Ly đưa vút vào phòng trà, rồi vào băng cassette và chỉ trong một thời gian ngắn chinh phục được tất cả người nghe. So với tình khúc của ba bốn chục năm qua, ngôn ngữ trong nhạc Trịnh Công Sơn rất mới, chất chứa những hình ảnh lạ lùng, quyến rũ như cơn mưa hồng, thuở hồng hoang, dấu điạ đàng, cánh vạc bay...

Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng... Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi... Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn... Buồn tủi cho thân phận con người nên nhánh cỏ cũng xót xa, phiến đá cũng ưu phiền, và chỉ còn những mưa và mưa để xoa dịu vết thương mở lớn! Hãy nghe thêm những câu hát về mưa trong Diễm Xưa :
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau ?
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau...

Diễm Xưa cho thấy rõ tiếng hát đứt đoạn của nội tâm về nỗi đau con người trong tình yêu, thấy thêm sự hoang vắng của tâm hồn. Bị ám ảnh bởi mưa đến độ còn nhìn ra mầu sắc của mưa -- mưa hồng -- Trịnh Công Sơn nói lên nỗi bàng hoàng của con người khi thấy cái chết nằm ngay trong sự sống :
Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ?

Nguyễn Ðình Toàn gọi nhạc Trịnh Công Sơn là những bản tình ca không có hạnh phúc, những bài hát cho quê hương đổ vỡ. Cũng là phản ứng của người đau đớn trước hoàn cảnh đất nước, nhưng nó là sự chịu đựng và chết lịm hơn là sự nổi sùng và chửi bới. Có lẽ vì tác giả là người lớn lên ở Huế, một thành phố nên thơ, hiền hoà, không chấp nhận bạo động. Tôi vẫn cho người Việt ở ba miền đất nước có những phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh khó khăn. Ví dụ người con gái miền Bắc thất tình thì phản ứng bằng sự điên giả -- CHÈO có vở Vân Dại Giả Ðiên -- hay điên thật rồi nguyền rủa, chửi bới cuộc đời (như ông giáo ở Phú Nhuận nói ở chương trên). Sự phản ứng của người gái Huế là buông xuôi (fatalisme), mất người tình là nàng có thể đâm đầu xuống sông tự tử. Còn ở miền Nam à ? Không oong đơ gì cả, người thất tình sẽ đốt chồng như cô Quờn.

Về phần nhạc, toàn thể ca khúc Trịnh Công Sơn không cầu kỳ, rắc rối vì nằm trong một số nhạc điệu đơn giản, rất phù hợp với tiếng thở dài của thời đại. Bài hát chỉ cần một chiếc đàn guitare đệm theo, nếu hoà âm phối khí rườm rà thì không hợp với những bài hát soạn theo thể ballade này.

Từ nhạc tình yêu, thân phận con người, Trịnh Công Sơn chuyển qua nhạc thần thoại quê hương. Âm nhạc ở miền Nam trong thời gian này thật phong phú. Vẫn có những bài hát soạn cho tuổi choai choai : Em 16, Em Mới Biết Yêu Ðã Biết Sầu, Túp Lều Lý Tưởng, Người Tình Chung Vách, Người Tình Chung Thủy và cho người lính Cộng Hoà : Lính Mà Em, Lính Dù Lên Ðiểm, Lính Nghĩ Gì, Lính Xa Nhà, Lời Người Lính Xa, Lính Trận Miền Xa, Anh Là Lính Ða Tình, Người Lính Chung Tình, Ðám Cưới Nhà Binh... Và có thêm những bài hát phản ứng trước cảnh tang thương của đất nước. Như đã nói trong chương trước, nhạc tâm ca, du ca lúc này là sự phẫn nộ của thanh niên khi thấy mình bị đưa lên giàn hoả thiêu hoặc phải đi vào quê hương bằng cuộn dây thép gai... rồi xuống vỉa hè và trở thành tục ca.

Bây giờ, ngoài những ca khúc đi vào tình nhớ, tình xa, tình sầu... với cơn chết lịm, với nỗi muộn phiền và niềm xót xa trong cảnh cô đơn mà ta đã biết, nhạc Trịnh Công Sơn phản đối nghịch cảnh bằng cách khác. Nhạc anh đi vào quê hương bằng bước chân của người con gái da vàng, của em bé loã lồ suốt đời lang thang...

Sống cùng thời với những người đi vào quê hương qua nhiều nẻo đường, Trịnh Công Sơn cũng nhận diện lại quê hương. Ði tìm quê hương, phải sống những ngày dài trên quê hương thì phảt hát bài quê hương, phải nhỏ giọt nước mắt cho quê hương khi thấy quê hương hình hài nát dấu bom với xác người chết hai lần... Phải gặp những người tình có người yêu chết trận Pleime hay chết ở chiến khu D, gặp thêm người già em bé, chị gái anh trai, người phu quét đường, đồng hoá họ là người nô lệ da vàng, ngủ im trong căn nhà nhỏ... chờ ngày quê hương sáng chói, đứng dậy hò reo, chờ Hoà Bình đến tiếng bom im, cho những bước đi trên những con đường không chông mìn, cho đường giao thông chắp nối chuyến xe qua ba miền, ngày Thống Nhất tới cho những tình thương vô bờ...

Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức hoạ trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính : Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mợ Anh ca tụng tình yêu và -- cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này -- anh chống bạo lực và chống chiến tranh.

Một, hai năm trước biến cố 30-4-1975, nhạc Trịnh Công Sơn đi vào Thiền, có lẽ cũng giống như tôi đi vào Ðạo Ca, vì lũ chúng tôi, khi nhập cuộc khi xuất thế ... như thể sống lửng lơ giữa thiên đường và điạ ngục.

Phạm Duy


Đây là bài của nhạc sĩ Phạm Duy, một người nhạc sĩ nổi tiếng và có chuyên môn thực sự về âm nhạc
 
T

tuyen_13

CẢM ƠN LÃO HUYNH NHƯNG TẠI HẠ KHÔNG ĐỒNG TÌNH VỚI TÂN NHẠC CỦA LÃO HUYNH!

Ra đời những năm 30 ~ TÂN NHẠC ---để chỉ 1 phong trào : Ko có nhạc trẻ và Hải ngoại ở đây!
 
A

aqnacm

Những ranh giới về quan niệm về thể loại âm nhạc nhiều khi không rõ ràng

từ Tân Nhạc ở đây có thể dùng như 1 tử để mô tả thể loại âm nhạc khác với dân ca nhạc cổ và giao hướng thính phòng

Cũng như rock, nói đến rock thì rock không phải là metal nhưng vẫn có người dùng rock như 1 danh từ bao trùm lên metal
 
A

aqnacm

Phong trào tân nhạc mà chú nói là sự khởi đầu cho nên nó được lấy làm tên chung cho : "nền Tân nhạc Việt Nam"

phong trào đó từ những năm 1930 nhưng TCS sinh năm 1939 và đến những năm 1958 mới bắt đầu có những sáng tác đầu tay ...

Chú cho TCS vào phong trào đó liệu có phải là khập khiễng không
 
V

vanlongthan

đại ca yên tâm. đang đề nghị có box Nhạc Trịnh!

lúc đó bài của đại ca trong này tiểu đệ sẽ tách ra thành nhiều toic :)>-

to all : miễn spam ở đây nhé! del ko cần thông báo!
 
A

aqnacm

Trịnh Công Sơn đâu phải là một người ham hố sự đời ...

một topic cho ông ở góc nhỏ của box nhạc vàng cũng được
 
Top Bottom