Sử 12 trình bày

hieunguyen12309

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng mười một 2022
16
22
6
18
Bắc Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu - ñông 1947.
Sau chiến thắng Việt Bắc thu - ñông 1947, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của quân
dân ta ñã ñược ñẩy mạnh như thế nào ?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu - ñông 1947.
Sau chiến thắng Việt Bắc thu - ñông 1947, cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của quân
dân ta ñã ñược ñẩy mạnh như thế nào ?
hieunguyen12309Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
1. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
a. Hoàn cảnh lịch sử và âm mưu của Pháp:
+ Tháng 3 – 1947, Cao ủy Pháp Bô-la-ec (Bolaert) ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc nhanh chiến tranh.
b. Diễn biến:
+ Từ ngày 7 – 10 – 1947, Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông Dương tiến công Việt Bắc.
- Sáng ngày 7 – 10 – 1947, binh đoàn quân dù Pháp (Sôvanhắc chỉ huy) đổ quân xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn ...
- Cùng ngày, binh đoàn bộ binh (Bôphơrê chỉ huy) từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng, rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây phía đông và bắc Việt Bắc.
- Ngày 09 – 10 – 1947, binh đoàn hỗn hợp gôm bộ binh và lính thủy đánh bộ do Côm - muy - nan chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh Đài Thị, bao vây phía tây Việt Bắc.
=> Quân địch tạo thế gọng kìm bao vây Việt Bắc.
+ Khi địch vừa tiến công, Đảng ta có chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” (15 – 10 – 1947).
+ Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lui cuộc tiến công của địch:
- Quân ta chủ động bao vây, tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, Ngân Sơn... buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã cuối tháng 11 – 1947.
- Ở mặt trận hướng Đông, quân ta phục ḳích chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận phục kích ở đèo Bông Lau (30 – 10 – 1947). Đường số 4 trở thành “con đường chết”, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của địch.
- Ở mặt trận hướng Tây, quân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.
+ Sau hơn 2 tháng chiến đấu, ngày 19 – 12 – 1947, Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
+ Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực vào các chiến trường chính.
c. Kết quả và ý nghĩa:
+ Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô.
+ Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới.
+ Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta, thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện:
+ Đảng và Chính phủ ta chủ trương củng cố chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
+ Trên mặt trận chính trị:
- Đầu 1949, Chính phủ quyết định tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến các cấp.
- Tháng 6 – 1949 Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.
+ Trên mặt trận quân sự:
- Trong những năm 1948 – 1949 bộ đội chủ lực phân tán, đi sâu vào vùng sau lưng địch, xây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển chiến tranh du kích.
+ Trên mặt trận kinh tế: Chính phủ ra các sắc lệnh:
- Giảm tô 25% (7 – 1949), hoãn nợ, xóa nợ (5 – 1949).
- Chia lại ruộng đất công và tạm thời cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất lấy từ tay đế quốc, bọn phản động (7 – 1950).
+ Trên mặt trận văn hóa, giáo dục:
- Tháng 7 – 1950 Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, đặt nền móng cho nền giáo dục dân tộc dân chủ Việt Nam
- Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp cũng bắt đầu được xây dựng.
Trích SGK Sử 12
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom