Văn 11 Trình bày suy nghĩ về tác phẩm Nam Cao

lemtihk

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng một 2020
7
4
6
21
Nghệ An
THPT ĐÔ LƯƠNG 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

''Nhìn theo đề tài thì trong tác phẩm Nam Cao có sự phân chia giữa tác phẩm viết về người nông dân và tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản , nhưng trong chiều sâu của vấn đề thì chỉ là một''
Bằng trải nghiệm văn học về Nam Cao , em hãy trình bày suy nghĩ của mình về yws kiến trên
mình nghĩ chiều sâu ở đây là chiều sâu nội tâm nhân vật , giúp mình với ạ
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
''Nhìn theo đề tài thì trong tác phẩm Nam Cao có sự phân chia giữa tác phẩm viết về người nông dân và tác phẩm viết về người trí thức tiểu tư sản , nhưng trong chiều sâu của vấn đề thì chỉ là một''
Bằng trải nghiệm văn học về Nam Cao , em hãy trình bày suy nghĩ của mình về yws kiến trên
mình nghĩ chiều sâu ở đây là chiều sâu nội tâm nhân vật , giúp mình với ạ
Bạn tham khảo:
+) Nam Cao viết về số phận bi thảm, cùng cực của người nông dân qua cuộc sống hàng ngày của họ. Nam Cao đã phản ánh cuộc sống ngột ngạt, bế tắc, không lối thoát của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
Anh đĩ Chuột trong truyện ngắn “Nghèo” buộc phải thắt cổ tự tử để đỡ gánh nặng cho vợ con: “Cái bộ xương bọc trong da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn giật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng”. Lang Rận trong truyện ngắn cùng tên vất vưởng sống trong rách rưới đói nghèo, tủi nhục vì bị người ta khinh bỉ, làm nhục đã phải tìm đến cái chết một cách thê thảm thê thảm: “Ông thắt cổ bằng cái ruột tượng gốc của mụ Lợi. Cái mặt ông đọng máu sưng lên bằng cái thớt. Cái đầu ông nghẹo xuống như đầu một thằng bé khi nó dỗi trông thật là thiểu não”. Cuộc đời lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên cũng là một chuỗi ngày dài đầy bất hạnh. Không đủ tiền cưới vợ cho con đến nỗi nó phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su, lão Hạc phải sống mòn mỏi trong cô đơn, nghèo đói. Lão làm thuê, làm mướn để kiếm ăn qua ngày chứ nhất định không tiêu vào tài sản của con. Thế rồi ốm đau không còn sức để đi làm thuê nữa Lão Hạc đành phải tự kết liễu đời mình bằng một cái chết thật thảm khốc: “Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết. Cái chết thật là dữ dội”.
+) Viết về người trí thức tiểu tư sản Nam Cao đã tập trung xoáy sâu làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ. Đó là bi kịch của những trí thức nghèo có tài năng, hoài bão, khát vọng lớn lao nhưng bị hiện thực đói nghèo gánh nặng áo cơm ghì sát đất, không thực hiện được ước mơ của mình, luôn dằn vặt, đau đớn về tinh thần như Hộ trong “Đời thừa”, Thứ trong “Sống mòn”, Điền trong “Giăng sáng”. Có thể nói những tác phẩm viết về đề tài người trí thức của Nam Cao đã thực sự trở thành tiếng khóc xót xa, ân hận về “cái chết của tâm hồn”, cái chết về tinh thần của cả một lớp người trong xã hội cũ, qua đó thể hiện tình trạng bế tắc, không lối thoát của những người trí thức tiểu tư sản, đồng thời phản ánh sâu sắc bầu không khí ngột ngạt của một xã hội đanh han rỉ và kiệt quệ về tinh thần, đang bị đe dọa nghiêm trọng trước thảm họa của đói rét và chiến tranh.
+) Dù viết về đề tài người nông dân hay trí thức tiểu tư sản Nam Cao đều dựng lên bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam trước cách mạng, đồng cảm, thương xót với những đau khổ, bất hạnh của con người. Đồng thời khẳng định phẩm chất của con người dù bị hoàn cảnh chà đạp, vùi dập. Đó chính là chủ nghĩa nhân đạo cao cả bao trùm sáng tác của ông.
 
  • Like
Reactions: lemtihk
Top Bottom