- Em vận dụng quy luật lượng - chất. Sự thay đổi về lượng dần dần dẫn đến sự thay đổi về chất. Khi bản thân chịu khó học tập, tích lũy kiến thức, trang bị vốn tri thức cho bản thân, cố gắng nỗ lực mỗi ngày (tích lũy về lượng) thì mới đạt kết quả cao, sau thi cử đỗ đạt, có tương lai sáng hơn (thay đổi về chất).
Việc chơi và học có mối quan hệ biện chứng với nhau, học cho ta tư duy và tri thức. Chơi là tạo ra môi trường giải trí sau những giờ học tập mệt mỏi, căng thẳng. Học mà không chơi mà chỉ có học thôi thì sẽ căng thẳng đầu óc dẫn tới hay bị áp lực, tâm lý không thoải mái và lãng phí tuổi thanh xuân. Tuy nhiên nên cân bằng giữa việc chơi và học chứ không nên mải chơi để rồi chểnh mảnh việc học, ảnh hưởng không tốt tới tương lai.
Học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công mà đây là con đường ngắn nhất.
Dưới góc nhìn hóm hỉnh của tuổi trẻ thì câu nói này đúng nhưng chưa đủ, chưa đủ là nên khuyên mọi người nên cân đối việc học và chơi sao cho hợp lý để không bị ảnh hưởng tới kết quả học tập.
Bài học rút ra: Không nên chi sài tuổi trẻ một cách hoang phí, đừng để lỡ tuổi thanh xuân khi 1 ngày nào đó ta bị cơm áo gạo tiền ghì lấy. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, thể dục thể thao, tham gia văn hóa văn nghệ và các lĩnh vực xã hội khác để phát triển bản thân 1 cách toàn diện nhất ấy chính là học mà chơi, chơi mà học.
Lưu ý: Nếu em là học sinh cấp 3 hoặc sinh viên khối ngành k chuyên về chính trị thì không cần mở rộng thêm nhưng nếu em là sinh viên mã ngành liên quan tới chính trị thì nên vận dụng thêm kiến thức môn Mỹ học Mác - Lênin. Ngoài ra ở kiến thức triết học có thể vận dụng thêm kiến thức về điểm nút, độ,...