Nguyên nhân phát sinh trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam về bối cảnh, ảnh hưởng?
Trần Hà LyCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Ngoài các cách trên bạn có thể tham khảo thêm cách này của mình nha! Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Hoàn cảnh thế giới:
- Ảnh hưởng cách mạng Trung Quốc:
Trước sự nhòm ngó tư bản Phương Tây và suy yếu Mãn Thanh ; Trung quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Trước tình hình đó, Khang Hữu Vi, Lương Khải Diêu, Đàm Tự Đồng... chịu ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, tiếp tục phát động phong trào Duy Tân đất nước. Dù cải cách thực hiện được hơn 100 thì thất bại nhưng đã được các sĩ phu VN đón nhận.
+ Ảnh hưởng của cách mạng DCTS Tân Hợi 1911 mà người lãnh đạo tiêu biểu là Tôn Trung Sơn với học thuyết tam dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Cuộc cách mạng đã lật đổ chế độ pk Mãn Thanh, chế độ cộng hoà ra đời đã ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào cách mạng Việt Nam.
- Ảnh hưởng của Nhật Bản:
+Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, nhờ cuộc vận động duy tân đất nước (Minh Trị duy tân 1868) NB từ một nước phong kiến đứng trước nguy cơ xâm lược của TBPT đã trở thành 1 nước ĐQ mạnh ở CA.
+ Cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904- 1905) Nhật giành thắng lợi đã nâng uy tín của Nhật trên trường quốc tế.
+ Các nước Châu Á coi Nhật như môt vị cứu tinh, người anh cả da vàng. Một xu hướng thân Nhật, mong chờ sự giúp đỡ của Nhật phát triển mạnh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…Các sĩ phu yêu nước của Việt Nam tin tưởng rằng Việt Nam cũng sẽ thành công nếu dốc lòng theo NB. Họ khẳng định: “Muốn tìm ngoại viện không gì bằng sang Nhật là hơn cả”.
Do ảnh hưởng đó, một phong trào sang Nhật cầu học diễn ra rất sôi nổi từ 1904- 1908 nhằm học tập những điều tiến bộ của Nhật để cứu nước.
* Hoàn cảnh trong nước
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) của thực dân Pháp tác động mạnh đến kinh tế và phân hóa xã hội.
- Khai thác thuộc địa lần 1 1897) Pháp thực hiện trên tất cả các mặt.
-Về kinh tế: Pháp đẩy mạnh khai thác công nghiệp đã phát triển ở một số ngành: khai mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ.; nông nghiệp lập đồn điên, giao thông vận tải…
Cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ nhất ở Vn đã xuất hiện nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng về cơ bản vẫn mang nặng tính chất tự cấp tự túc.
=>. Sau 20 năm (1897 -1914) trong thời kỳ được khai hóa của Pháp, VN đã thực sự trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa và bổ sung cho công nghiệp chính quốc. Nền kinh tế tư sản dân tộc còn non trẻ lệ thuộc quá nhiều vào kinh tế nước Pháp nên không có sự đột phá mạnh mẽ nào để giải phóng lực lượng sản xuất.
- Xã hội VN từ đầu thế kỷ XX bắt đầu có sự thay đổi nhanh chóng. Các giai cấp cũ bị phân hóa như địa chủ, nông dân. Giai cấp địa chủ trở thành tay sai đắc lực cho thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa và duy trì trật tự xã hội có lợi cho chúng. Một số giai cấp và tầng lớp mới ra đời như giai cấp công nhân, có sự phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần đấu tranh chống kẻ thù mặc dù còn tự phát. Sự ra đời giai cấp công nhân Vn trước giai cấp tư sản dân tộc là một đặc điểm của lịch sử quy định những nét đặc thù sự phát triển của phong trào cách mạng VN.
Ngoài giai cấp công nhân, đầu thế kỷ XX còn xuất hiện tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Vì bị thực dân chèn ép nặng nề, tư sản Vn phát triển chậm chạp về mọi mặt, chưa đủ điều kiện để hình thành một giai cấp. Tuy vậy, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và sự lớn lên của tầng lớp tư sản dân tộc nói riêng đã trở thành cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào lưu tư tưởng cách mạng từ bên ngoài dội vào – tử tưởng dân chủ tư sản.
- b. Phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX (dưới ngọn cờ phong kiến) thất bại. Nhu câù tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
- Cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh vũ trang dưới ngọn cờ Cần Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất thuyết đứng đầu đã tàn lụi với sự thất bại hoàn toàn cuẩ cuộc khởi nghĩa Hương Khê. (1896).
- Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoang Hoa Thám lãnh đạo vẫn hiên ngang đương đầu với địch, nhưng trước âm mưu và thủ đoạn mới của kẻ thù, trong thế cùng đã chủ động xin hòa lần thứ hai với Pháp 1897. Đến lúc này, về căn bản thực dân Pháp đã hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự đối với trung du và thượng du Bắc Kỳ. Toàn quyền Poondume tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất 1897 tại Việt Nam và Đông Dương.
=:> Sự thất bại của phong trào cần Vương cho thấy xu hướng phong kiến đã lỗi thời và cần phải tìm con đường cứu nước mới.
-c. Sự chuyển biến trong nhận thức của văn thân; sỹ phu yêu nước. Trong buổi giao thời của xã hội VN lúc đó, Những người yêu nước Việt Nam bị phân hoá ra nhiều bộ phận.
Bộ phận thứ nhất: Một số chán đời, tiêu cực, không ra làm quan, cũng không hoạt động yêu nước, đi tìm cuộc sống ẩn dật chờ thời.
Bộ phận thứ 2:. Một số đã hợp tác với kẻ thù xâm lược.
Bộ phận thứ 3 hăng hái hơn gồm những thanh niên trí thức nho học trẻ không cam tâm sống dưới ách nô lệ, họ muốn tìm ra 1 con đường mới khả dĩ có thể cứu nước, cứu dân. Họ đã nhận thấy sự hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến Khi có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới sự - họ cùng tin theo con đường cách mạng DCTS.Khởi xướng trào lưu dân tộc chủ nghĩa là những sĩ phu yêu nước tư sản hoá, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/
Chúc bạn có một ngày tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^