#Ngày 6: 20/01/2019
Sau đây là phần gợi ý trả lời:
Câu 6:
a) Nội dung chính: vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh của Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.
b)
Đăm Săn được miêu tả :
- Trang phục : ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ.
- Hình thể: tràn đầy sức trai, bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ.
- Khí chất, thể tạng : dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước,chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
c) - Các biện pháp NT được sử dụng:
+ So sánh : "như mắt chim ghếch" ,"to bằng cây xà ngang"…
+ Phóng đại( Ngoa dụ) :"bắp đùi chàng to bằng ống bễ", "sức chàng ngang sức voi đực", "hơi thở chàng ầm ầm".
+ Phép đối, phép điệp cú pháp : "chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn", "chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc".
- Tác dụng : Hình ảnh so sánh lấy từ thiên nhiên, rừng núi và cuộc sống quen thuộc của đồng bào Tây Nguyên. Qua đó, hình ảnh người anh hùng vừa gần gũi lại vừa kì vĩ, mang đậm chất sử thi hào hùng.
d) Người kể có thái đó ca ngợi, tự hào, ngưỡng mộ về nhân vật Đăm Săn.
Câu 7:
Dạng NLXH bây giờ sang topic này nhé! https://diendan.hocmai.vn/threads/hoc-van-chuyen-de-nghi-luan-xa-hoi-ren-luyen-cac-dang-de.715872/
Tác phẩm " Chiến thắng Mtao- Mxay" sẽ tạm thời kết thúc tại đây. Các bạn muốn góp ý hay đặt câu hỏi về tác phẩm này thì đăng ngay bên dưới nhé!
Và bây giờ chúng ta sẽ sang tác phẩm:
I. Tìm hiểu văn bản: (nhân vật).
1. Nhân vật An Dương Vương:
a) ADV là một vị vua yêu nước, hết lòng lo cho dân, cho nước:
- Qua việc nhà vua biết lo xây thành giữ nước:
+ Thành xây đến đâu, lở đến đó nhưng nhà vua vẫn kiên trì cho xây lại.
+ Lập đàn trai giới cầu đảo bách thần.
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ, thành mới xây xong.
- Qua mong muốn của nhà vua giữ được thành lâu dài:
+ Trước khi Rùa Vàng từ biệt ra về, ADv ngỏ ý hỏi cách chống lại giặc khi có giặc sang xâm lược.
+ Sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm nẫy gọi là Linh Quan Kim Quy thần cơ.
--> vị vua yêu nước, thương dân, biết nhìn xa trông rộng, đây là một vị vua đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.
- Qua sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua: ở bức đường cùng, nhà vua nhận ra kẻ tiếp tay cho giặc chính là con gái mình nên đã rút kiếm chém con gái .
--> một vị vua công minh, luôn biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.
=> như vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ADV là người có công đầu. Nhà vua đã lập được công lớn bằng tài năng, lí trí và nhân cách của mình.
b) ADV là một vị vua vì quá chủ quan nên đã gây ra thảm cảnh mất nước:
- Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc, ADV đã dùng nỏ thần giết giặc. Quân giặc thua lớn, phải rút lui và xin cầu hòa. Từ đó nhà vua không lo việc phòng bị đất nước nữa.
- ADV không hiểu dã tâm xâm lược của kẻ thù nên đã trúng mưu kế của giặc:
+ Nhà vua nhận lời cầu hòa.
+ Vua nhận lời cầu thân gả con gái của minhg cho con trai kẻ bại trận là Trọng Thủy.
+ Cho Trọng Thủy ở rể bên Âu Lạc.
- Hậu quả:
+ Vũ khí kì diệu là nỏ thần bị đánh cắp.
+ Kẻ thù nhanh chóng cướp được Âu Lạc.
+ Nhà vua phải cùng con gái bỏ chạy.
+ Cùng đường, không còn lối thoát, ADV nhận ra kẻ tiếp tay cho giặc là con gái mình nên đa tự tay giết chết con gái.
+ Vua cầm sừng tê bảy tấc được Rùa Vàng dẫn xuống biển.
=> như vậy, sai lầm lớn nhất của ADV là lơ là, mất cảnh giác, không tự lo việc bảo vệ thành quả mà bản thân và nhân dân đã dày công xây đắp cho nên chính nhà vua đã phải trả giá vì sai lầm của mình. Từ nhân vật này, tác giả dân gian đặt ra một bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược.
* Tổng hợp, đánh giá:
ADV là người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, với tầm nhìn xa trông rộng, nhà vua đã xây được thành cao, hào sâu, đã chế được vũ khí kì diệu để đối phó với kẻ thù. Nhưng cũng chính nhà vua vì chủ quan, coi thường giặc, lại quá phụ thuộc vào vũ khí nên đã để đất nước rơi vào tay giặc. Ông là người có công đầu nhưng cũng là người mang trọng tội với non sông đất nước. Qua nhân vật ADV,....
2. Nhân vật Mị Châu:
- Giới thiệu:
+ Là con gái của ADV.
+ Là cô công chúa biết nghe lời cha, ngoan ngoãn, đồng ý kết hôn với Trọng Thủy.
- Hành động:
+ Đưa Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
+ Trên đường rút chạy, rắc lông ngỗng để cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.
--> như vậy, Mị Châu đã phạm sai lầm nghiêm trọng - để lộ bí mật quốc gia, dẫn đến cảnh mất nước, nhà tan, song đó không phải là sai lầm có chủ ý mà là do quá nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ.
- Mị Châu tuy bị thần Kim Quy kết tội là giặc, bị vua chém chết nhưng khi nàng chết, máu của nàng đã biến thành ngọc trai, xác của nàng biến thành ngọc thạch.
--> đây vừa là sự trừng phạt trước nỗi lầm mà nàng gây ra, vừa bộc lộ tấm lòng bao dung, độ lượng của tác giả dân gian. Qua đó cũng nêu ea bài học lịch sử trong việc giải quyết mối quan hệ riêng và chung, mối quan hệ giữa tình nhà và nghĩa nước.
3. Nhân vật Trọng Thủy:
- Là một trong ba nhân vật chính trong tác phẩm.
- Là con trai của Triệu Đá, con rể của ADV, chồng của Mị Châu.
- Sang Âu Lạc theo mưu kế của cha, lấy Mị Châu để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp.
- Dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi ngầm làm cái nẫy nỏ khác để thay cho vuốt Rùa Vàng.
- Muốn Mị Châu để lại dấu để tìm nàng sau này.
- Theo dấu lông ngỗng đuổi theo cha con Mị Châu.
- Mang xác vợ về táng ở Loa thành.
- Lao đầu xuống giếng mà chết.
--> việc Trọng Thủy lấy Mị Châu sang ở rể Âu Lạc, đầu tiên không phải là tình yêu đối với Mị Châu mà chỉ thực hiện theo mưu kế của cha mình.
--> nạn nhân của chiến tranh phong kiến.
=> như vậy, từ những hành động này, ta có thể đánh giá: Trọng Thủy là kẻ thù của Âu Lạc, những hành động của Trọng Thủy là đáng lên án. Tuy nhiên ở trong Trọng Thủy vẫn còn tính người, được thể hiện ở tình cảm của Trọng Thủy đối với Mị Châu trước lúc chia tay và qua sự việc Trọng Thủy mang xác của nàng về táng ở Loa thành và lao đầu xuống giếng mà chết.
=> nhân vật vừa đáng thương, vừa đáng giận, đồng lõa nhưng chỉ là nạn nhân.
II. Luyện tập:
Câu 1: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
"Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng ” Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng ” Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù “. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển."
a) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b) Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng.
c) Vì sao Rùa Vàng lại nói: ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! “ ?. Nhận xét về lời kết tội này.
d) Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu ?Phân tích cấu tạo ngữ pháp. Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ gì ?
e) Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm không ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
g) Nêu ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong đoạn văn ?
h) Xác định chi tiết thần kì trong đoạn văn ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó.
i)Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị Châu.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.
@Phuong Vi
Chúc các bạn học tốt!!
#Ngày 5: 20/10/2018
Sau đây là phần gợi ý trả lời :
Câu 4:
a) Nội dung chính của đoạn trích trên: cảnh đánh nhau giữa ĐS và MTMX trong hiệp 2.
b) Nhận xét: - sự đối lập giữa sức mạnh của ĐS và sự hèn kém của MTMX.
- Hai lần múa khiên: Lần múa khiên thứ hai hùng tráng hơn lần đầu. Lần múa đầu, Đăm Săn chỉ vượt qua các chướng ngại vật, nhưng lần múa sau, chàng đã gây sự chết chóc cho nhiều thứ.
c) - Đối lập giữa hình ảnh ĐS ( mạnh mẽ, quyết liệt) và MTMX ( yếu đuối, kém cỏi).
- Khoa trương, phóng đại: " Một lần xốc tới....lồ ô".
=> t/d: làm nổi bật sức mạnh phi thường như vũ bão , khó ai bì kịp của ĐS, cũng cho thấy sự yếu đuối, kém cỏi của MTMX.
d) Nhận xét về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên:
- Đây là đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng, phẩm chất trước đối thủ thông qua một động tác giống nhau ;
– Đây là thử thách lớn đối với người kể bởi vì nếu non tay thì sẽ trùng lặp, nhàm chán ;
– Đây cũng là biện pháp để thực hiện sự trì hoãn sử thi bằng cách lặp lại việc mô tả múa khiên hai lần.
e) Khẳng định sức mạnh vượt hơn hẳn MTMX của ĐS.
Câu 5:
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung( có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
1. Giải thích được nội dung của lời phát biểu:
Khẳng định: Giá trị, ý nghĩa đích thực của đời người không phải là thời gian tồn tại mà chính là những đóng góp, hiến dâng tâm hồn và trí tuệ của bản thân cho cộng đồng.
2. Bàn luận về câu nói:
- Lượng tháng ngày hiện hữu trên đời chỉ là biểu hiện của tuổi tác,không nói lên giá trị thực của mỗi người. Nếu cuộc sống dài lâu mà trống
rỗng, mờ nhạt thì chỉ là sự tồn tại vô nghĩa.(Dẫn chứng).
- Với quỹ thời gian ngắn ngủi, nếu con người biết phấn đấu, nỗ lực,sống có khát vọng và lí tưởng thì cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ, giàu giá trị. (Dẫn chứng).
- Sự cống hiến phải tự nguyện, chân thành, không giả tạo hay mưu toan danh vọng cá nhân.
3. Bài học nhận thức và hành động;
- Nhận thức về giá trị đích thực của bản thân, về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ - cá nhân và cộng đồng.
- Lựa chọn tâm thế sống tích cực: Không ngừng cống hiến để khẳng định và hoàn thiện bản thân.
Cùng luyện tập tiếp thôi
Câu 6: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :
…“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…
a) Nêu nội dung chính của văn bản?
b) Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản.
c) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng của biện pháp đó?
d) Người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn ?
Câu 7:
Sống ở thế chủ động.
Chúc các bạn học tốt
Sau đây là phần gợi ý trả lời:
Câu 6:
a) Nội dung chính: vẻ đẹp ngoại hình và sức mạnh của Đăm Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.
b)
Đăm Săn được miêu tả :
- Trang phục : ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ.
- Hình thể: tràn đầy sức trai, bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ.
- Khí chất, thể tạng : dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước,chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ.
c) - Các biện pháp NT được sử dụng:
+ So sánh : "như mắt chim ghếch" ,"to bằng cây xà ngang"…
+ Phóng đại( Ngoa dụ) :"bắp đùi chàng to bằng ống bễ", "sức chàng ngang sức voi đực", "hơi thở chàng ầm ầm".
+ Phép đối, phép điệp cú pháp : "chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn", "chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc".
- Tác dụng : Hình ảnh so sánh lấy từ thiên nhiên, rừng núi và cuộc sống quen thuộc của đồng bào Tây Nguyên. Qua đó, hình ảnh người anh hùng vừa gần gũi lại vừa kì vĩ, mang đậm chất sử thi hào hùng.
d) Người kể có thái đó ca ngợi, tự hào, ngưỡng mộ về nhân vật Đăm Săn.
Câu 7:
Dạng NLXH bây giờ sang topic này nhé! https://diendan.hocmai.vn/threads/hoc-van-chuyen-de-nghi-luan-xa-hoi-ren-luyen-cac-dang-de.715872/
Tác phẩm " Chiến thắng Mtao- Mxay" sẽ tạm thời kết thúc tại đây. Các bạn muốn góp ý hay đặt câu hỏi về tác phẩm này thì đăng ngay bên dưới nhé!
Và bây giờ chúng ta sẽ sang tác phẩm:
" Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy"
( trích "Truyện Rùa Vàng" trong Lĩnh Nam chích quái").
1. Nhân vật An Dương Vương:
a) ADV là một vị vua yêu nước, hết lòng lo cho dân, cho nước:
- Qua việc nhà vua biết lo xây thành giữ nước:
+ Thành xây đến đâu, lở đến đó nhưng nhà vua vẫn kiên trì cho xây lại.
+ Lập đàn trai giới cầu đảo bách thần.
+ Được Rùa Vàng giúp đỡ, thành mới xây xong.
- Qua mong muốn của nhà vua giữ được thành lâu dài:
+ Trước khi Rùa Vàng từ biệt ra về, ADv ngỏ ý hỏi cách chống lại giặc khi có giặc sang xâm lược.
+ Sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa làm nẫy gọi là Linh Quan Kim Quy thần cơ.
--> vị vua yêu nước, thương dân, biết nhìn xa trông rộng, đây là một vị vua đáng ngưỡng mộ, đáng trân trọng.
- Qua sự tỉnh ngộ muộn màng của nhà vua: ở bức đường cùng, nhà vua nhận ra kẻ tiếp tay cho giặc chính là con gái mình nên đã rút kiếm chém con gái .
--> một vị vua công minh, luôn biết đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình.
=> như vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ADV là người có công đầu. Nhà vua đã lập được công lớn bằng tài năng, lí trí và nhân cách của mình.
b) ADV là một vị vua vì quá chủ quan nên đã gây ra thảm cảnh mất nước:
- Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc, ADV đã dùng nỏ thần giết giặc. Quân giặc thua lớn, phải rút lui và xin cầu hòa. Từ đó nhà vua không lo việc phòng bị đất nước nữa.
- ADV không hiểu dã tâm xâm lược của kẻ thù nên đã trúng mưu kế của giặc:
+ Nhà vua nhận lời cầu hòa.
+ Vua nhận lời cầu thân gả con gái của minhg cho con trai kẻ bại trận là Trọng Thủy.
+ Cho Trọng Thủy ở rể bên Âu Lạc.
- Hậu quả:
+ Vũ khí kì diệu là nỏ thần bị đánh cắp.
+ Kẻ thù nhanh chóng cướp được Âu Lạc.
+ Nhà vua phải cùng con gái bỏ chạy.
+ Cùng đường, không còn lối thoát, ADV nhận ra kẻ tiếp tay cho giặc là con gái mình nên đa tự tay giết chết con gái.
+ Vua cầm sừng tê bảy tấc được Rùa Vàng dẫn xuống biển.
=> như vậy, sai lầm lớn nhất của ADV là lơ là, mất cảnh giác, không tự lo việc bảo vệ thành quả mà bản thân và nhân dân đã dày công xây đắp cho nên chính nhà vua đã phải trả giá vì sai lầm của mình. Từ nhân vật này, tác giả dân gian đặt ra một bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù xâm lược.
* Tổng hợp, đánh giá:
ADV là người có công lớn trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, với tầm nhìn xa trông rộng, nhà vua đã xây được thành cao, hào sâu, đã chế được vũ khí kì diệu để đối phó với kẻ thù. Nhưng cũng chính nhà vua vì chủ quan, coi thường giặc, lại quá phụ thuộc vào vũ khí nên đã để đất nước rơi vào tay giặc. Ông là người có công đầu nhưng cũng là người mang trọng tội với non sông đất nước. Qua nhân vật ADV,....
2. Nhân vật Mị Châu:
- Giới thiệu:
+ Là con gái của ADV.
+ Là cô công chúa biết nghe lời cha, ngoan ngoãn, đồng ý kết hôn với Trọng Thủy.
- Hành động:
+ Đưa Trọng Thủy xem trộm nỏ thần.
+ Trên đường rút chạy, rắc lông ngỗng để cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo.
--> như vậy, Mị Châu đã phạm sai lầm nghiêm trọng - để lộ bí mật quốc gia, dẫn đến cảnh mất nước, nhà tan, song đó không phải là sai lầm có chủ ý mà là do quá nhẹ dạ, cả tin, ngây thơ.
- Mị Châu tuy bị thần Kim Quy kết tội là giặc, bị vua chém chết nhưng khi nàng chết, máu của nàng đã biến thành ngọc trai, xác của nàng biến thành ngọc thạch.
--> đây vừa là sự trừng phạt trước nỗi lầm mà nàng gây ra, vừa bộc lộ tấm lòng bao dung, độ lượng của tác giả dân gian. Qua đó cũng nêu ea bài học lịch sử trong việc giải quyết mối quan hệ riêng và chung, mối quan hệ giữa tình nhà và nghĩa nước.
3. Nhân vật Trọng Thủy:
- Là một trong ba nhân vật chính trong tác phẩm.
- Là con trai của Triệu Đá, con rể của ADV, chồng của Mị Châu.
- Sang Âu Lạc theo mưu kế của cha, lấy Mị Châu để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp.
- Dỗ Mị Châu cho xem nỏ thần rồi ngầm làm cái nẫy nỏ khác để thay cho vuốt Rùa Vàng.
- Muốn Mị Châu để lại dấu để tìm nàng sau này.
- Theo dấu lông ngỗng đuổi theo cha con Mị Châu.
- Mang xác vợ về táng ở Loa thành.
- Lao đầu xuống giếng mà chết.
--> việc Trọng Thủy lấy Mị Châu sang ở rể Âu Lạc, đầu tiên không phải là tình yêu đối với Mị Châu mà chỉ thực hiện theo mưu kế của cha mình.
--> nạn nhân của chiến tranh phong kiến.
=> như vậy, từ những hành động này, ta có thể đánh giá: Trọng Thủy là kẻ thù của Âu Lạc, những hành động của Trọng Thủy là đáng lên án. Tuy nhiên ở trong Trọng Thủy vẫn còn tính người, được thể hiện ở tình cảm của Trọng Thủy đối với Mị Châu trước lúc chia tay và qua sự việc Trọng Thủy mang xác của nàng về táng ở Loa thành và lao đầu xuống giếng mà chết.
=> nhân vật vừa đáng thương, vừa đáng giận, đồng lõa nhưng chỉ là nạn nhân.
II. Luyện tập:
Câu 1: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
"Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng ” Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng ” Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù “. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển."
a) Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
b) Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng.
c) Vì sao Rùa Vàng lại nói: ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! “ ?. Nhận xét về lời kết tội này.
d) Xác định câu ghép trong lời khấn của Mị Châu ?Phân tích cấu tạo ngữ pháp. Câu ghép đó thể hiện mối quan hệ gì ?
e) Lời khấn của Mị Châu có ứng nghiệm không ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào ?
g) Nêu ý nghĩa hình ảnh thanh kiếm của vua An Dương Vương trong đoạn văn ?
h) Xác định chi tiết thần kì trong đoạn văn ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các chi tiết đó.
i)Nêu thái độ, tình cảm của nhân dân đối với hai nhân vật An Dương Vương và Mị Châu.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc.
@Phuong Vi
Chúc các bạn học tốt!!
Last edited: