Văn 10 [ Trao đổi] Luyện tập một số câu hỏi xung quanh tác phẩm lớp 10.

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"...................Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,..............................."
~~~~~~~~
Thôi, Trang xin phép vào vấn đề chính luôn!!!!:D
Cũng như các bạn, Trang cũng vừa bước vào thế giới thần kì mới :D Cũng ngại, cũng sợ vì nhìn quanh quanh là những ánh mắt, những gương mặt, con người lạ lẫm và hơn hết, chính là gặp khá nhiều khó khăn trong việc học vì phương pháp dạy của các thầy cô cấp 3 khác hẳn so với cấp 2. Các thầy cô dạy với tốc độ khá nhanh và hầu như không có thời gian để luyện tập ngay sau khi học hay tìm hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề đó. Đặc biệt là với môn Văn, không thời gian cũng đồng nghĩa với việc khó có thể hiểu sâu về tác phẩm , khiến ta khó lĩnh hội kiến thức....................
Và topic này mở ra để làm gì chắc ai cũng biết rồi nhỉ?!:D
Luyện tập một số câu hỏi liên quan đến tác phẩm Văn học lớp 10.
T mong là topic này sẽ giúp ích cho các bạn đang học lớp 10 cũng như các anh/chị muốn ôn lại kiến thức :D
Mong mọi người đóng góp để topic phát triển hơn :D

- Về việc hoạt động của topic:
+ Hoạt động tất cả các ngày trong tuần :D .( có thể thay đổi một chút).
+ Dồn một lúc nhiều kiến thức => dễ quên => một ngày một câu.
+ Tổng hợp ngắn gọn những gì cần nhớ về tác phẩm.
+ Cuối tháng, Trang sẽ soạn một bài test có phạm vi kiến thức tổng hợp lại tháng cho những ai có nhu cầu :D.

- Về việc
tương tác với topic:
+ Mỗi ngày t sẽ đăng một câu hỏi tại topic này, các bạn trả lời tại đây , đáp án sẽ được cập nhật vào ngày hôm sau.
+ Ngoài câu hỏi t đăng, các bạn có thể đăng câu hỏi mà các bạn sưu tầm được để chúng ta cùng giải đáp và tham khảo.
Tạm thời như vậy đã ~ Nếu có gì thay đổi sẽ báo sau :D

Ngày mai
bắt đầu nhé! :D 29/09/2018
Ai có gì thắc mắc cứ hỏi nhé! Cảm ơn!

Chúc mọi người ngủ ngon!!!!:D
@phuongdaitt1 @Kuroko - chan @namphuong_2k3 @Nguyễn Ngân_ @hdiemht @phamhiennb2003 @Ann Lee @mỳ gói @bánh tráng trộn .....................................(sorry vì làm phiền :D)
 
Last edited:

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
"...................Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,..............................."
~~~~~~~~
Thôi, Trang xin phép vào vấn đề chính luôn!!!!:D
Cũng như các bạn, Trang cũng vừa bước vào thế giới thần kì mới :D Cũng ngại, cũng sợ vì nhìn quanh quanh là những ánh mắt, những gương mặt, con người lạ lẫm và hơn hết, chính là gặp khá nhiều khó khăn trong việc học vì phương pháp dạy của các thầy cô cấp 3 khác hẳn so với cấp 2. Các thầy cô dạy với tốc độ khá nhanh và hầu như không có thời gian để luyện tập ngay sau khi học hay tìm hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề đó. Đặc biệt là với môn Văn, không thời gian cũng đồng nghĩa với việc khó có thể hiểu sâu về tác phẩm , khiến ta khó lĩnh hội kiến thức....................
Và topic này mở ra để làm gì chắc ai cũng biết rồi nhỉ?!:D
Luyện tập một số câu hỏi liên quan đến tác phẩm Văn học lớp 10.
T mong là topic này sẽ giúp ích cho các bạn đang học lớp 10 cũng như các anh/chị muốn ôn lại kiến thức :D
Mong mọi người đóng góp để topic phát triển hơn :D

- Về việc hoạt động của topic:
+ Hoạt động tất cả các ngày trong tuần :D .
+ Dồn một lúc nhiều kiến thức => dễ quên => một ngày một câu.
+ Cuối tháng, Trang sẽ soạn một bài test có phạm vi kiến thức tổng hợp lại tháng cho những ai có nhu cầu :D.

- Về việc
tương tác với topic:
+ Mỗi ngày t sẽ đăng một câu hỏi tại topic này, các bạn trả lời tại đây , đáp án sẽ được cập nhật vào ngày hôm sau.
+ Ngoài câu hỏi t đăng, các bạn có thể đăng câu hỏi mà các bạn sưu tầm được để chúng ta cùng giải đáp và tham khảo.
Tạm thời như vậy đã ~ Nếu có gì thay đổi sẽ báo sau :D

Ngày mai
bắt đầu nhé! :D 29/09/2018
Ai có gì thắc mắc cứ hỏi nhé! Cảm ơn!

Chúc mọi người ngủ ngon!!!!:D
@phuongdaitt1 @Kuroko - chan @namphuong_2k3 @Nguyễn Ngân_ @hdiemht @phamhiennb2003 .......................................(sorry vì làm phiền :D)
Ở topic này luôn hả trang?
# Đúng rồi Mai !!!!:D
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
#Ngày 1: 29/09/2018.

Bắt đầu thôi các bạn ơi !!!!:D

Trước hết, ta sẽ cùng điểm lại một số nội dung chính về Văn học Việt Nam nhé! ( Bài này quan trọng lắm luôn!!!:D)
VĂN HỌC VIỆT NAM : 2 bộ phận hợp thành:
- Văn học dân gian.
- Văn học viết.

1. Văn học dân gian:
- KN:
sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động.
- 12 thể loại :
+ Thần thoại.
+ Sử thi.
+ Truyền thuyết.

+ Truyện cổ tích.
+ Truyện ngụ ngôn.
+ Truyện cười.
+ Tục ngữ.
+ Câu đố.
+ Ca dao.
+ Vè.
+ Truyện thơ.
+ Chèo.

- Đặc trưng:
+ Truyền miệng.
+ Tập thể.

2. Văn học viết:
- KN
: sáng tác của cá nhân trí thức và được ghi lại bằng chữ viết.
- Chữ viết: chủ yếu là chữ Hán, Nôm và Quốc ngữ.
- Thể loại:

+ TK X --> TK XIX :
. Chữ Hán: thơ , văn xuôi, văn biền ngẫu.
. Chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu.
+ Đầu TK XX --> nay:
. Tự sự.
. Trữ tình.
. Kịch.

VĂN HỌC VIỆT NAM phát triển qua 3 thời kì lớn:
- X--> XIX: VH trung đại.
- XX--> CMT8 /1945: VH hiện đại.
- CMT8/1945 --> nay : VH hiện đại.

CON NGƯỜI VIỆT NAM qua VĂN HỌC:
- Trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
+ Trong VHDG :
. Nhận thấy quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo và chinh phục tự nhiên.
. Nhận thấy tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở. ( nhất là qua ca dao, dân ca)
+ Trong VHTĐ:
Hình tượng tự nhiên thể hiện quan niệm đạo đức, quan hệ thẩm mĩ cùng lí tưởng của con người.
( -những hình ảnh tùng, cúc, trúc , mai => nhân cách cứng cỏi, thanh cao của con người .
- những hình tượng ngư, tiều, canh, mục => lối sống thanh cao, k màng danh lợi của nhà Nho )
+ Trong VHHĐ:
Hình tượng tự nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi.

- Trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
+ Trong VHDG: tình yêu quê hương, đất nước thể hiện qua tình yêu làng xóm, qua niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, căm ghét các thế lực xâm lược:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao".
Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm => ca ngợi các vị anh hùng, đồng thời bộc lộ thái độ căm ghét CT..........
+ Trong VHTĐ: chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc về truyền thống văn hiến tốt đẹp của dt và quan tâm baoar vệ chủ quyền dt.
(Phò giá về kinh, Nước DDV ta, Nam quốc sơn hà.........)
+ Trong VHHĐ: chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dt và xd CHXH.
( Những ngôi sao XX, Chiếc lược ngà, Đồng chí........)

- Trong quan hệ xã hội:
+ Ước mơ về 1 xh công bằng, tốt đẹp, sống trong hòa bình, ấm no , hạnh phúc.
+ Trong xh PK và Thực dân nửa PK: tố cáo , phê phán các thế lực chuyên quyền, bày tỏ cảm thương với nhân dân bị áp bức........
+ Ca ngợi con người biết đấu tranh giành tự do, hạnh phúc........

- Con người VN và ý thức về bản thân:
+ Trong h/c lịch sử đặc biệt , con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
+ Trong h/c khi đất nước không có giặc ngoại xâm, hình ảnh con người cá nhân lại đc đề cao( Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.......)
+ Xu hướng chung của VH dt là xd lên đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp như lòng nhân ái, sự thủy chung, lòng vị tha, đức hi sinh.......


Có vẻ dài và khó nhớ nhỉ ??!:D Bởi đây là bài giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Văn học Việt Nam nên hơi dài xíu. :D .Nhưng chỉ cần các bạn tập trung một chút thôi :D. Nó sẽ là nền tảng để các bạn hiểu rõ hơn về các tác phẩm sau này :D


Thôi , câu hỏi luyện tập nhé!:D
Câu hỏi: Nêu điểm khác biệt giữa Văn học hiện đại với Văn học trung đại?

Các bạn trả lời bên dưới nhé!
Đáp án sẽ được cập nhật vào ngày mai :D
Cảm ơn các bạn :D
Chúc các bạn luôn vui vẻ!!!!:D








 

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
1. Khái quát văn học hiện đại và văn học trung đại

Trước khi phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại, các em cần có cách nhìn tổng quan nhất về hai thể loại văn học trên:
a) Văn học trung đại
– Sự ra đời và hình thành phát triển:
+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian
+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)
– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:
+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường
+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội
+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.
+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.
Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…
b) Văn học hiện đại
– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:
+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)
+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng
+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.
+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.
2. Phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại

Sau khi các em nắm bắt được những điểm khái quát và hệ thống lại được một số tác phẩm tiêu biểu, sau đây các em có thể tìm được những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học hiện đại và văn học trung đại như sau:
a) Giống nhau:
– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước
b) Khác nhau:
Văn học hiện đại:
– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được
– Nghệ thuật:
+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết
+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…
Văn học trung đại:
– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.
– Nghệ thuật:
+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.
+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…
+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…
3. Tổng quan

Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.

# Trang Ran Mori: Hì :D Bạn trả lời khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa đủ :D Bạn xem đáp án bên dưới nhé! Và đặc biệt là trả lời đúng câu hỏi đừng lan man :D Cảm ơn bạn nhiều !!!!:D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Bắc Băng Dương

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng sáu 2018
296
146
51
Hà Nội
THCS Hai Bà Trưng
Câu 1: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận chính?
a. 5 b. 3 c. 4 d. 2
Câu 2: Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận chính:
a. Văn học bình dân, văn học viết
b. Văn học dân gian, văn học viết
c. Văn học viết, văn học truyền miệng
d. Văn học dân gian, văn học bác học
Câu 3: Văn học dân gian nằm trong:
a. Tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa.
b. Tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ thế kỉ X.
c. Tổng thể văn học Việt nam ra đời từ xa xưa.
d. Tổng thể văn học Việt nam ra đời từ thế kỉ X.
Câu 4: Văn học dân gian gồm:
a. 13 thể loại chính. b. 14 thể loại chính
c. 12 thể loại chính. d. 15 thể loại chính
Câu 5: Văn học dân gian còn gọi là:
a. Văn học bình dân, truyền miệng.
b. Văn học dân tộc, truyền miệng.
c. Văn học dân gian, truyền miệng.
d. Văn học bác học, truyền miệng.
Câu 6: Văn học dân gian là do:
a. Người bình dân sáng tác và phổ biến bằng hình thức văn bản.
b. Người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng.
c. Người trí thức sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng.
d. Người trí thức sáng tác và phổ biến bằng hình thức chữ viết.
Câu 7: Văn học viết là do:
a. Tầng lớp bình dân yêu nước sáng tạo nên.
b. Tầng lớp trí thức phương Tây sáng tạo nên.
c. Tầng lớp bình dân sáng tạo nên.
d. Tầng lớp trí thức sáng tạo nên.
Câu 8: Văn học viết Việt Nam ra đời từ khoảng:
a. Thế kỉ X. b. Thế kỉ XI. c. Thế kỉ XIX. d. Thế kỉ XX
Câu 9: Văn học viết Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gồm các loại chữ viết:
a. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
b. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
c. Chữ Hán và chữ nôm.
d. Chữ Hán,chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
Câu 10: Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt được cấu tạo từ chất liệu chữ:
a. Chữ Phạn. b. Chữ La tinh. c. Chữ Hán d. Chữ của người Việt cổ.
Câu 11: Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tiếng Việt được cấu tạo từ chất liệu chữ:
a. Chữ Hán. b. Chữ Phạn. c. Chữ Latinh. d. Chữ của người Việt cổ.
Câu 12: Các thời kì phát triển của nền văn học việt Nam gồm:
a. 3 thời kì. b. 4. thời kì. c. 2 thời kì d. 5 thời kì.
Câu 13: Nền văn học Việt Nam chia làm các thời kì phát triển:
- Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX
- Từ đầu thế kỉ XX- Cách Mạng Tháng tám 1945.
- Từ Cách Mạng Tháng tám 1945-hết thế kỉ XX.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 14: Nền văn học Việt Nam chia làm các thời kì phát triển:
- Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XVI
- Từ đầu thế kỉ XVI- Cách Mạng Tháng tám 1945.
- Từ Cách Mạng Tháng tám 1945-hết thế kỉ XX.
a. Đúng. b. Sai
Câu 15: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bị chi phối bởi:
a. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo.
b. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại và chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Trung Quốc.
c. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại, chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Phương Tây.
d. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
Câu 16: Thời kì văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945 có sự chuyển biến lớn là do:
a. Lịch sử Việt Nam có sự thay đổi lớn.
b. Nền văn học Việt Nam có sự xuất hiện của các nhà trí thức yêu nước.
c. Tư tưởng văn hóa Phương Đông du nhập
d. Cơ cấu xã hội Việt Nam thay đổi.
Câu 17: Nghề in ra đời ở Việt Nam vào khoảng:
a. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
b. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XIX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
c. Thời kì văn học từ cuối thế kỉ XIX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
d. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XVIII- Cách mạng Tháng Tám 1945.
Câu 18: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945 chịu ảnh hưởng của:
a. Văn hóa phương Đông hiện đại. b. Văn hóa phương Tây cận đại.
c. Văn hóa phương Tây hiện đại d. Văn hóa phương Đông trung đại.
Câu 19: Văn học Việt Nam thời kì từ Cách Mạng Tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX có sự thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về đại chúng nhân dân là do:
a. Có sự du nhập của hệ tư tưởng mới từ phương Tây.
b. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Có sự thay đổi về quan điểm thẩm mĩ của tầng lớp trí thức.
d. Hình thái xã hội Việt Nam chuyển từ Phong kiến sang Chủ Nghĩa xã Hội.
Câu 20: Trong những câu sau câu nào không phải là nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam?
a. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
b. Lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái.
c. Gắn bó tha thiết với thiên nhiên.
d. Yêu chuộng cái đẹp mang tính hoành tráng, đồ sộ.
Câu 21: Văn học Việt Nam có một:
a. Sức sống dẻo dai, mãnh liệt. b. Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
c. Sức sống dẻo dai, bền bỉ. d. Sức sống dai dẳng, bền bỉ.
Câu 22: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Trung đại Việt Nam?
a. Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trải b. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
c. Truyện Kiều - Nguyễn Du d. Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều
Câu 23: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Việt Nam?
a. Đại Cáo Bình Ngô b. Truyện Kiều
c. Tam quốc diễn nghĩa d. Cung oán ngâm khúc

Nguồn:sưu tầm.

#Trang Ran Mori: cảm ơn bạn !!!!:D. Tham gia cùng tụi mình nhé!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
Câu 1: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận chính?
a. 5 b. 3 c. 4 d. 2
Câu 2:
Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận chính:
a. Văn học bình dân, văn học viết
b. Văn học dân gian, văn học viết
c. Văn học viết, văn học truyền miệng
d. Văn học dân gian, văn học bác học
Câu 3: Văn học dân gian nằm trong:
a. Tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ xa xưa.
b. Tổng thể văn hóa dân gian ra đời từ thế kỉ X.
c. Tổng thể văn học Việt nam ra đời từ xa xưa.
d. Tổng thể văn học Việt nam ra đời từ thế kỉ X.
Câu 4: Văn học dân gian gồm:
a. 13 thể loại chính. b. 14 thể loại chính
c. 12 thể loại chính. d. 15 thể loại chính
Câu 5: Văn học dân gian còn gọi là:
a. Văn học bình dân, truyền miệng.
b. Văn học dân tộc, truyền miệng.
c. Văn học dân gian, truyền miệng.
d. Văn học bác học, truyền miệng.
Câu 6: Văn học dân gian là do:
a. Người bình dân sáng tác và phổ biến bằng hình thức văn bản.
b. Người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng.
c. Người trí thức sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng.
d. Người trí thức sáng tác và phổ biến bằng hình thức chữ viết.
Câu 7: Văn học viết là do:
a. Tầng lớp bình dân yêu nước sáng tạo nên.
b. Tầng lớp trí thức phương Tây sáng tạo nên.
c. Tầng lớp bình dân sáng tạo nên.
d. Tầng lớp trí thức sáng tạo nên.
Câu 8:
Văn học viết Việt Nam ra đời từ khoảng:
a. Thế kỉ X. b. Thế kỉ XI. c. Thế kỉ XIX. d. Thế kỉ XX
Câu 9: Văn học viết Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX gồm các loại chữ viết:
a. Chữ Hán và chữ Quốc ngữ.
b. Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
c. Chữ Hán và chữ nôm.
d. Chữ Hán,chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
Câu 10: Chữ Nôm là loại chữ ghi âm tiếng Việt được cấu tạo từ chất liệu chữ:
a. Chữ Phạn. b. Chữ La tinh. c. Chữ Hán d. Chữ của người Việt cổ.
Câu 11: Chữ Quốc ngữ là loại chữ ghi âm tiếng Việt được cấu tạo từ chất liệu chữ:
a. Chữ Hán. b. Chữ Phạn. c. Chữ Latinh. d. Chữ của người Việt cổ.
Câu 12: Các thời kì phát triển của nền văn học việt Nam gồm:
a. 3 thời kì. b. 4. thời kì. c. 2 thời kì d. 5 thời kì.
Câu 13: Nền văn học Việt Nam chia làm các thời kì phát triển:
- Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX
- Từ đầu thế kỉ XX- Cách Mạng Tháng tám 1945.
- Từ Cách Mạng Tháng tám 1945-hết thế kỉ XX.
a. Đúng. b. Sai.
Câu 14: Nền văn học Việt Nam chia làm các thời kì phát triển:
- Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XVI
- Từ đầu thế kỉ XVI- Cách Mạng Tháng tám 1945.
- Từ Cách Mạng Tháng tám 1945-hết thế kỉ XX.
a. Đúng. b. Sai
Câu 15: Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX bị chi phối bởi:
a. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo.
b. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại và chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Trung Quốc.
c. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại, chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Phương Tây.
d. Quan điểm thẩm mĩ chung của hệ thống thi pháp trung đại và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
Câu 16: Thời kì văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945 có sự chuyển biến lớn là do:
a. Lịch sử Việt Nam có sự thay đổi lớn.
b. Nền văn học Việt Nam có sự xuất hiện của các nhà trí thức yêu nước.
c. Tư tưởng văn hóa Phương Đông du nhập
d. Cơ cấu xã hội Việt Nam thay đổi.
Câu 17: Nghề in ra đời ở Việt Nam vào khoảng:
a. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
b. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XIX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
c. Thời kì văn học từ cuối thế kỉ XIX- Cách mạng Tháng Tám 1945.
d. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XVIII- Cách mạng Tháng Tám 1945.
Câu 18:
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX- Cách mạng Tháng Tám 1945 chịu ảnh hưởng của:
a. Văn hóa phương Đông hiện đại. b. Văn hóa phương Tây cận đại.
c. Văn hóa phương Tây hiện đại d. Văn hóa phương Đông trung đại.
Câu 19: Văn học Việt Nam thời kì từ Cách Mạng Tháng Tám 1945- hết thế kỉ XX có sự thống nhất về tư tưởng và hướng hẳn về đại chúng nhân dân là do:
a. Có sự du nhập của hệ tư tưởng mới từ phương Tây.
b. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
c. Có sự thay đổi về quan điểm thẩm mĩ của tầng lớp trí thức.
d. Hình thái xã hội Việt Nam chuyển từ Phong kiến sang Chủ Nghĩa xã Hội.
Câu 20:
Trong những câu sau câu nào không phải là nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt Nam?
a. Lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
b. Lòng yêu nước gắn liền với tình nhân ái.
c. Gắn bó tha thiết với thiên nhiên.
d. Yêu chuộng cái đẹp mang tính hoành tráng, đồ sộ.
Câu 21:
Văn học Việt Nam có một:
a. Sức sống dẻo dai, mãnh liệt. b. Sức sống mạnh mẽ, bền bỉ.
c. Sức sống dẻo dai, bền bỉ. d. Sức sống dai dẳng, bền bỉ.
Câu 22: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Trung đại Việt Nam?
a. Đại Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trải b. Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
c. Truyện Kiều - Nguyễn Du d. Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều
Câu 23: Trong những tác phẩm sau tác phẩm nào không phải của Văn học Việt Nam?
a. Đại Cáo Bình Ngô b. Truyện Kiều
c. Tam quốc diễn nghĩa d. Cung oán ngâm khúc

#Trang Ran Mori : bạn xem lại những câu sai nhé!
Câu 2, 8: bên trên mình có ghi rồi mà :D
Câu 13 bạn làm" đúng", 14 phải "sai "chứ nhỉ??!:D
Câu 17: nghề in ra đời cũng đồng nghĩa với việc Văn học HIện đại ra đời :D
Câu 18: nhìn lại câu 15 xem nào, đó là VH phương Đông.
Nếu không nhớ cái đó thì bạn liên hệ tới lịch sử sẽ rõ :D
Câu 19: 3/02/1930 :D

Cảm ơn bạn nhiều!!!!:D
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
#Ngày 1: 29/09/2018.

Bắt đầu thôi các bạn ơi !!!!:D

Trước hết, ta sẽ cùng điểm lại một số nội dung chính về Văn học Việt Nam nhé! ( Bài này quan trọng lắm luôn!!!:D)
VĂN HỌC VIỆT NAM : 2 bộ phận hợp thành:
- Văn học dân gian.
- Văn học viết.

1. Văn học dân gian:
- KN:
sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động.
- 12 thể loại :
+ Thần thoại.
+ Sử thi.
+ Truyền thuyết.

+ Truyện cổ tích.
+ Truyện ngụ ngôn.
+ Truyện cười.
+ Tục ngữ.
+ Câu đố.
+ Ca dao.
+ Vè.
+ Truyện thơ.
+ Chèo.

- Đặc trưng:
+ Truyền miệng.
+ Tập thể.

2. Văn học viết:
- KN
: sáng tác của cá nhân trí thức và được ghi lại bằng chữ viết.
- Chữ viết: chủ yếu là chữ Hán, Nôm và Quốc ngữ.
- Thể loại:

+ TK X --> TK XIX :
. Chữ Hán: thơ , văn xuôi, văn biền ngẫu.
. Chữ Nôm: thơ, văn biền ngẫu.
+ Đầu TK XX --> nay:
. Tự sự.
. Trữ tình.
. Kịch.

VĂN HỌC VIỆT NAM phát triển qua 3 thời kì lớn:
- X--> XIX: VH trung đại.
- XX--> CMT8 /1945: VH hiện đại.
- CMT8/1945 --> nay : VH hiện đại.

CON NGƯỜI VIỆT NAM qua VĂN HỌC:
- Trong quan hệ với thế giới tự nhiên:
+ Trong VHDG :
. Nhận thấy quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo và chinh phục tự nhiên.
. Nhận thấy tình yêu thiên nhiên, quê hương xứ sở. ( nhất là qua ca dao, dân ca)
+ Trong VHTĐ:
Hình tượng tự nhiên thể hiện quan niệm đạo đức, quan hệ thẩm mĩ cùng lí tưởng của con người.
( -những hình ảnh tùng, cúc, trúc , mai => nhân cách cứng cỏi, thanh cao của con người .
- những hình tượng ngư, tiều, canh, mục => lối sống thanh cao, k màng danh lợi của nhà Nho )
+ Trong VHHĐ:
Hình tượng tự nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi.

- Trong quan hệ quốc gia, dân tộc:
+ Trong VHDG: tình yêu quê hương, đất nước thể hiện qua tình yêu làng xóm, qua niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước, căm ghét các thế lực xâm lược:
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao".
Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm => ca ngợi các vị anh hùng, đồng thời bộc lộ thái độ căm ghét CT..........
+ Trong VHTĐ: chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia, dân tộc về truyền thống văn hiến tốt đẹp của dt và quan tâm baoar vệ chủ quyền dt.
(Phò giá về kinh, Nước DDV ta, Nam quốc sơn hà.........)
+ Trong VHHĐ: chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dt và xd CHXH.
( Những ngôi sao XX, Chiếc lược ngà, Đồng chí........)

- Trong quan hệ xã hội:
+ Ước mơ về 1 xh công bằng, tốt đẹp, sống trong hòa bình, ấm no , hạnh phúc.
+ Trong xh PK và Thực dân nửa PK: tố cáo , phê phán các thế lực chuyên quyền, bày tỏ cảm thương với nhân dân bị áp bức........
+ Ca ngợi con người biết đấu tranh giành tự do, hạnh phúc........

- Con người VN và ý thức về bản thân:
+ Trong h/c lịch sử đặc biệt , con người thường đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân.
+ Trong h/c khi đất nước không có giặc ngoại xâm, hình ảnh con người cá nhân lại đc đề cao( Truyện Kiều, Lục Vân Tiên.......)
+ Xu hướng chung của VH dt là xd lên đạo lí làm người với những phẩm chất tốt đẹp như lòng nhân ái, sự thủy chung, lòng vị tha, đức hi sinh.......


Có vẻ dài và khó nhớ nhỉ ??!:D Bởi đây là bài giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về Văn học Việt Nam nên hơi dài xíu. :D .Nhưng chỉ cần các bạn tập trung một chút thôi :D. Nó sẽ là nền tảng để các bạn hiểu rõ hơn về các tác phẩm sau này :D


Thôi , câu hỏi luyện tập nhé!:D
Câu hỏi: Nêu điểm khác biệt giữa Văn học hiện đại với Văn học trung đại?

Các bạn trả lời bên dưới nhé!
Đáp án sẽ được cập nhật vào ngày mai :D
Cảm ơn các bạn :D
Chúc các bạn luôn vui vẻ!!!!:D







1. Khái quát văn học hiện đại và văn học trung đại

Trước khi phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại, các em cần có cách nhìn tổng quan nhất về hai thể loại văn học trên:
a) Văn học trung đại
– Sự ra đời và hình thành phát triển:
+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian
+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)
– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:
+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường
+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội
+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.
+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.
Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…
b) Văn học hiện đại
– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:
+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)
+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng
+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.
+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.
2. Phân biệt văn học hiện đại và văn học trung đại

Sau khi các em nắm bắt được những điểm khái quát và hệ thống lại được một số tác phẩm tiêu biểu, sau đây các em có thể tìm được những điểm giống nhau và khác nhau giữa văn học hiện đại và văn học trung đại như sau:
a) Giống nhau:
– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước
b) Khác nhau:
Văn học hiện đại:
– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được
– Nghệ thuật:
+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết
+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…
Văn học trung đại:
– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.
– Nghệ thuật:
+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.
+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…
+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…
3. Tổng quan

Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.

# Trang Ran Mori: Hì :D Bạn trả lời khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa đủ :D Bạn xem đáp án bên dưới nhé! Và đặc biệt là trả lời đúng câu hỏi đừng lan man :D Cảm ơn bạn nhiều !!!!:D
Và sau đây là Đáp án cho câu hỏi : Nêu điểm khác biệt giữa Văn học hiện đại với Văn học trung đại?
- Tác giả : xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp , lấy việc sáng tác làm nghề .
- Đời sống VH: trở nên sôi nổi hơn, tác phẩm VH dễ đi vào đời sống hơn, mối quan hệ giữa độc giả và tác giả trở nên mật thiết hơn.
- Thể loại: xuất hiện thêm nhiều thể loại mới: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói.
- Thi pháp: bút pháp thể hiện là thay thế lối viết ước lệ, sùng cổ bằng lối viết hiện thực , đề cao cá tính sáng tạo và " cái tôi" của người nghệ sĩ .

Vì bạn @minhphuong122001@gmail.com đã chia sẻ cho chúng ta khá nhiều câu hỏi về bài này. Vì vậy, Tổng quan VH VN sẽ tạm gác tại đây.
Có ai không hiểu hay thắc mắc, muốn trao đổi gì nữa không để chúng ta sang bài mới " Chiến thắng Mtao Mxây ( trích Đăm- Săn)
@phuongdaitt1 @Kuroko - chan @namphuong_2k3 @Nguyễn Ngân_ @hdiemht @phamhiennb2003 @Ann Lee @mỳ gói @Tên tôi là........... @bánh tráng trộn............................
 

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
# Ngày 2 : 04/10/2018
Chiến thắng Mtao - Mxây( trích sử thi Đăm Săn của Tây Nguyên)
I.Các loại sử thi :
- Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới , sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú của họ , sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu.
- Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời của các tù trưởng anh hùng.
II.Phân tích đoạn trích:

1. Cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
a. Nguyên nhân của cuộc chiến
- Cuộc chiến xảy ra do Mtao - Mxây cướp vợ của Đăm Săn đó là Hơ Nhị.
- Người Ê-Đê lại tôn thờ chế độ mẫu hệ, cho nên việc bị cướp vợ không còn là nỗi đau của cá nhân, của gia đình mà nó trở thành nỗi sỉ nhục lớn của cộng đồng. Vì thế cuộc chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây không chỉ là cuộc chiến là cuộc chiến để giành lại vợ mà còn là cuộc quyết đấu để bảo vệ danh dự cộng đồng .
b. Diễn biến cuộc chiến giữa hai tù trưởng
- Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao-Mxây
+ Lời khiêu chiến của Đăm Săn: “Ta thách nhà ngươi”, ta sẽ “bổ đôi” sàn hiên, “chẻ ra kéo lửa” cầu thang, “hun” nhà, ví Mtao Mxây như lợn nái, trâu
⇒ Thái độ quyết liệt, tự tin
+ Thái độ của Mtao- Mxây: “Không xuống vì bận ôm vợ hai chúng ta”, sợ bị đâm khi đang đi, không dám múa khiên trước
⇒ Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự
- Vào cuộc chiến
* Hiệp đấu thứ nhất:
• Mtao-Mxây:
+ Múa khiên “kêu lạch sạch như quả mướp
+ Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trạm trận, quen xéo nát thiên hạ.
⇒ Mtao- Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, ngạo mạn
• Đăm Săn
+ Không nhúc nhích, châm biếm mỉa mai Mtao Mxây
+ Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây
⇒ Đăm Săn là người bình tĩnh, tự tin, với sức mạnh và tài năng phi thường
* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,..., đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.
⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.
* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.
Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.
⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.

2. Lễ ăn mừng chiến thắng.
a. Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:
- Ba cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng vừa có sự trùng lặp vừa có sự tăng tiến.
- Qua những lời đối thoại ấy cho thấy thái độ yêu mến ngưỡng mộ, thán phục, một lòng đi theo Đăm Săn của dân làng.
- Cho thấy mối quan hệ thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng, đề cao vai trò của người anh hùng trong sự hợp nhất, mở rộng thị tộc, bộ lạc đem lại sự phồn vinh cho cộng đồng.
b. Cảnh ăn mừng chiến thắng
- Âm thanh: Tiếng cồng chiêng nhộn nhịp đó là nét đẹp truyền thông, bản sắc văn hóa của người Ê-đê. Âm thanh ấy thể hiện sự sung túc, giàu sang, là sức mạnh, vẻ đẹp của vật chất, tinh thần của cộng đồng.
- Con người
+ Người tới ăn mừng: Các tù trưởng từ phương xa đến, khác “đông nghịt”, tôi tớ “chật ních cả nhà”
⇒ Cho thấy niềm vui, sự đồng tâm, thống nhất trong cộng đồng.
+ Hình ảnh người anh hung Đăm Săn: Nằm trên võng, tóc thả trên, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng xà ngang…
⇒ Đó là vẻ đẹp sức mạnh mộc mạc, giản dị nhưng rất gần gũi với rừng núi, oai phong, dũng mãnh khác thường. Qua đó cho thấy cái nhìn đầy ngưỡng mộ sung kính, tự hào của nhân dân với người anh hùng của cộng đồng.

3. Nghệ thuật thể hiện
- Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.
- Nghệ thuật kể xem lẫn tả.
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập.

III. Luyện tập
Câu 1: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :

" Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn ngày càng thêm giàu có , chiêng lắm la nhiều . Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước."
a) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
b) Kể tên 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.
c) Đoàn người ở đây là những ai? Họ đang đi đâu?
d) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều trong đoạn văn trên?Nêu tác dụng.
e) Theo bạn, điều gì đã khiến tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây một lòng đi theo Đăm Săn?


Đáp án sẽ được cập nhật vào ngày 07/10/2018 :D
Chúc các bạn có buổi trưa vui vẻ :D
@phamhiennb2003 @Phuong Vi
 
Last edited:

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
III. Luyện tập
Câu 1: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :

" Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn ngày càng thêm giàu có , chiêng lắm la nhiều . Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước."
a) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
b) Kể tên 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.
c) Đoàn người ở đây là những ai? Họ đang đi đâu?
d) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều trong đoạn văn trên?Nêu tác dụng.
e) Theo bạn, điều gì đã khiến tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây một lòng đi theo Đăm Săn?

a. nội dung: Nói về sự đông đúc của đầu người đồng thời thể hiện sự giàu có của Đăm Săn, tôi tớ mang của cải rất là nhiều:
b. Tự sự, miêu tả
c. Đoàn người là bầy tôi tớ họ đang đì đến nhà Đăm Săn
d. So sánh, nhân hóa: giúp nhấn mạnh sự đông đúc, nhộn nhịp sinh động
e,Dân làng của Mtao M xây một lòng theo Đăn Săn vì: chàng là một người có sức mạnh có thể bảo vệ được cho dân làng. Dân làng tạo được cảm giác yên tâm, qua cuộc đánh của Đăm Săn cũng thể hiện chàng là người tốt.
 

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
#Ngày 3: 10/10/2018 .
Xin lỗi nhiều ạ!!!!
Trễ mấy ngày rồi :D.
# Ngày 2 : 04/10/2019
Chiến thắng Mtao - Mxây( trích sử thi Đăm Săn của Tây Nguyên)
I.Các loại sử thi :
- Sử thi thần thoại: kể về sự hình thành thế giới , sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc và các vùng cư trú của họ , sự xuất hiện nền văn minh buổi đầu.
- Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời của các tù trưởng anh hùng.
II.Phân tích đoạn trích:

1. Cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và Mtao Mxây
a. Nguyên nhân của cuộc chiến
- Cuộc chiến xảy ra do Mtao - Mxây cướp vợ của Đăm Săn đó là Hơ Nhị.
- Người Ê-Đê lại tôn thờ chế độ mẫu hệ, cho nên việc bị cướp vợ không còn là nỗi đau của cá nhân, của gia đình mà nó trở thành nỗi sỉ nhục lớn của cộng đồng. Vì thế cuộc chiến của Đăm Săn và Mtao Mxây không chỉ là cuộc chiến là cuộc chiến để giành lại vợ mà còn là cuộc quyết đấu để bảo vệ danh dự cộng đồng .
b. Diễn biến cuộc chiến giữa hai tù trưởng
- Đăm Săn khiêu chiến và thái độ của Mtao-Mxây
+ Lời khiêu chiến của Đăm Săn: “Ta thách nhà ngươi”, ta sẽ “bổ đôi” sàn hiên, “chẻ ra kéo lửa” cầu thang, “hun” nhà, ví Mtao Mxây như lợn nái, trâu
⇒ Thái độ quyết liệt, tự tin
+ Thái độ của Mtao- Mxây: “Không xuống vì bận ôm vợ hai chúng ta”, sợ bị đâm khi đang đi, không dám múa khiên trước
⇒ Thái độ từ chọc tức đến sợ hãi, tần ngần do dự
- Vào cuộc chiến
* Hiệp đấu thứ nhất:
• Mtao-Mxây:
+ Múa khiên “kêu lạch sạch như quả mướp
+ Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen đánh trạm trận, quen xéo nát thiên hạ.
⇒ Mtao- Mxây kém cỏi nhưng huênh hoang, khoác lác, ngạo mạn
• Đăm Săn
+ Không nhúc nhích, châm biếm mỉa mai Mtao Mxây
+ Một lần xốc tới vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây
⇒ Đăm Săn là người bình tĩnh, tự tin, với sức mạnh và tài năng phi thường
* Hiệp đấu thứ hai: Nhờ miếng trầu của vợ, Đăm săn múa khiên chàng múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, núi ba lần rạn nứt, ba dồi tranh bật rễ,..., đâm trúng kẻ thù nhưng không thủng. Chi tiết miếng trầu là biểu hiện cho sức mạnh cộng đồng. Sức mạnh của Đăm Săn được tương trợ bởi cộng đồng.
⇒ Nổi bật sức mạnh phi thường của Đăm Săn.
* Hiệp đấu thứ ba: Nhờ sự giúp đỡ của ông trời Đăm Săn đã tìm ra điểm yếu và chiến thắng kẻ thù.
Chi tiết sự trợ giúp của ông trời trong đoạn trích cho thấy, ở thời kì này con người và thần linh có liên quan mật thiết với nhau, đó là dấu vết của tư duy thần thoại, tuy nhiên ở thời đại của sử thi thần linh chỉ góp phần tương hỗ, trợ giúp chứ không hoàn toàn quyết định.
⇒ Qua đây vẫn đề cao sức mạnh người anh hùng.

2. Lễ ăn mừng chiến thắng.
a. Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:
- Ba cuộc đối thoại giữa Đăm Săn và dân làng vừa có sự trùng lặp vừa có sự tăng tiến.
- Qua những lời đối thoại ấy cho thấy thái độ yêu mến ngưỡng mộ, thán phục, một lòng đi theo Đăm Săn của dân làng.
- Cho thấy mối quan hệ thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng, đề cao vai trò của người anh hùng trong sự hợp nhất, mở rộng thị tộc, bộ lạc đem lại sự phồn vinh cho cộng đồng.
b. Cảnh ăn mừng chiến thắng
- Âm thanh: Tiếng cồng chiêng nhộn nhịp đó là nét đẹp truyền thông, bản sắc văn hóa của người Ê-đê. Âm thanh ấy thể hiện sự sung túc, giàu sang, là sức mạnh, vẻ đẹp của vật chất, tinh thần của cộng đồng.
- Con người
+ Người tới ăn mừng: Các tù trưởng từ phương xa đến, khác “đông nghịt”, tôi tớ “chật ních cả nhà”
⇒ Cho thấy niềm vui, sự đồng tâm, thống nhất trong cộng đồng.
+ Hình ảnh người anh hung Đăm Săn: Nằm trên võng, tóc thả trên, uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng xà ngang…
⇒ Đó là vẻ đẹp sức mạnh mộc mạc, giản dị nhưng rất gần gũi với rừng núi, oai phong, dũng mãnh khác thường. Qua đó cho thấy cái nhìn đầy ngưỡng mộ sung kính, tự hào của nhân dân với người anh hùng của cộng đồng.

3. Nghệ thuật thể hiện
- Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.
- Nghệ thuật kể xem lẫn tả.
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập.

III. Luyện tập
Câu 1: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :

" Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn ngày càng thêm giàu có , chiêng lắm la nhiều . Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước."
a) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
b) Kể tên 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.
c) Đoàn người ở đây là những ai? Họ đang đi đâu?
d) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng nhiều trong đoạn văn trên?Nêu tác dụng.
e) Theo bạn, điều gì đã khiến tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây một lòng đi theo Đăm Săn?


Đáp án sẽ được cập nhật vào ngày 07/10/2018 :D
Chúc các bạn có buổi trưa vui vẻ :D
@phamhiennb2003 @Phuong Vi
a. nội dung: Nói về sự đông đúc của đầu người đồng thời thể hiện sự giàu có của Đăm Săn, tôi tớ mang của cải rất là nhiều:
b. Tự sự, miêu tả
c. Đoàn người là bầy tôi tớ họ đang đì đến nhà Đăm Săn
d. So sánh, nhân hóa: giúp nhấn mạnh sự đông đúc, nhộn nhịp sinh động
e,Dân làng của Mtao M xây một lòng theo Đăn Săn vì: chàng là một người có sức mạnh có thể bảo vệ được cho dân làng. Dân làng tạo được cảm giác yên tâm, qua cuộc đánh của Đăm Săn cũng thể hiện chàng là người tốt.

Sau đây là phần gợi ý trả lời:
Câu 1:
a) Nội dung chính: cảnh trở về làng của Đăm Săn cùng dân làng, tôi tớ sau khi chiến thắng Mtao- Mxây.
b) Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên : Tự sự, miêu tả.
c) - Đoàn người ở đây gồm: Đăm Săn, những người cùng Đăm Săn đi chiến đấu và dân làng, tôi tớ của Mtao Mxây.
- Họ đang trở về làng của Đăm Săn.
d) - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong đoạn văn trên : so sánh.
- Tác dụng:
+ Giúp người đọc thấy được rất đông dân làng, tôi tớ theo Đăm Săn trở về trong niềm vui rộn ràng , náo nức bởi đó là sự trở về một cách tự nguyện.
+ Không chỉ có người theo về, của cải mà họ mang theo về vùng cũng nhiều vô kể. Đây cũng là bằng chứng cho thấy sau chiến thắng MTMX , thế lực của Đăm Săn ngày càng mạnh hơn , của cải ngày càng nhiều hơn, Đăm Săn đã trở thành 1 vị tù trưởng giàu có và đầy sức mạnh.
e) Điều đã khiến tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây một lòng đi theo Đăm Săn:
- Yêu mến, khâm phục, ngưỡng mộ , tài năng , sức mạnh cùng khí phách của người anh hùng ĐS.
- Việc tôi tớ, dân làng của MTMX theo ĐS trở về cũng cho thấy mong muốn, khát vọng thực sự của họ là có được cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc và họ tin tưởng ĐS sẽ là người tù trưởng mang đến cho họ cuộc sống ấy.

Cùng
luyện tập tiếp thôi :D
Câu 2 : Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :
" Đến lúc này, MTMX bảo Hơ nhị quăng cho hắn 1 miếng trầu. Nhưng ĐS đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội"
(…)Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy ông Trời.
Đăm Săn : Ối chao,chết mất thôi ông ơi ! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn !”.
Ông Trời : “Thế ư, cháu ? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.
Đăm Săn bừng tỉnh,chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch."
a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
b) Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?
c) Vai trò của ông trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
d) Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ và tình cảm gì đối với nhân vật Đăm Săn?

Thêm một câu Nghị luận xã hội nhé!:D
Câu 3: Bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay.
Bài này lập dàn ý ra thôi cũng được :D Tự làm nhé!

Chúc các bạn học tốt :D
@Phuong Vi @phuongdaitt1 @Thiên Thuận @bánh tráng trộn @Kuroko - chan ..................



 
Last edited:

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
Câu 2 : Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :
" Đến lúc này, MTMX bảo Hơ nhị quăng cho hắn 1 miếng trầu. Nhưng ĐS đã đớp đượ miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội"
(…)Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy ông Trời.
Đăm Săn : Ối chao,chết mất thôi ông ơi ! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn !”.
Ông Trời : “Thế ư, cháu ? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.
Đăm Săn bừng tỉnh,chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch."
a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
b) Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?
c) Vai trò của ông trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
d) Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ và tình cảm gì đối với nhân vật Đăm Săn?

Thêm một câu Nghị luận xã hội nhé!:D
Câu 3: Bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay.
Bài này lập dàn ý ra thôi cũng được :D Tự làm nhé!
a. Tự sự
b. Ý nghĩa của mảnh trầu: tượng trưng cho một vật giúp tăng sức mạnh
c. Đóng vai tròn rất quan trọng. Như muốn nói là ông trời sẽ luôn giúp đỡ ủng hộ cho những người tốt bụng/
d. Thể hiện khao khát có được một cuộc sống êm đềm, hanh phúc ấm no. Đồng thời thể hiện sự yêu mến và khí phách mạnh mẽ của ĐS được tô đậm thêm

#Trang Ran Mori: khuyến khích bạn làm như đang làm bài kiểm tra.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
#Ngày 4: 18/10/2018.
#Ngày 3: 10/10/2018 .
Xin lỗi nhiều ạ!!!!
Trễ mấy ngày rồi :D.



Sau đây là phần gợi ý trả lời :
Câu 1:
a) Nội dung chính: cảnh trở về làng của Đăm Săn cùng dân làng, tôi tớ sau khi chiến thắng Mtao- Mxây.
b) Hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên : Tự sự, miêu tả.
c) - Đoàn người ở đây gồm: Đăm Săn, những người cùng Đăm Săn đi chiến đấu và dân làng, tôi tớ của Mtao Mxây.
- Họ đang trở về làng của Đăm Săn.
d) - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong đoạn văn trên : so sánh.
- Tác dụng:
+ Giúp người đọc thấy được rất đông dân làng, tôi tớ theo Đăm Săn trở về trong niềm vui rộn ràng , náo nức bởi đó là sự trở về một cách tự nguyện.
+ Không chỉ có người theo về, của cải mà họ mang theo về vùng cũng nhiều vô kể. Đây cũng là bằng chứng cho thấy sau chiến thắng MTMX , thế lực của Đăm Săn ngày càng mạnh hơn , của cải ngày càng nhiều hơn, Đăm Săn đã trở thành 1 vị tù trưởng giàu có và đầy sức mạnh.
e) Điều đã khiến tôi tớ, dân làng của Mtao Mxây một lòng đi theo Đăm Săn:
- Yêu mến, khâm phục, ngưỡng mộ , tài năng , sức mạnh cùng khí phách của người anh hùng ĐS.
- Việc tôi tớ, dân làng của MTMX theo ĐS trở về cũng cho thấy mong muốn, khát vọng thực sự của họ là có được cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc và họ tin tưởng ĐS sẽ là người tù trưởng mang đến cho họ cuộc sống ấy.

Cùng
luyện tập tiếp thôi :D
Câu 2 : Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :
" Đến lúc này, MTMX bảo Hơ nhị quăng cho hắn 1 miếng trầu. Nhưng ĐS đã đớp được miếng trầu. Chàng nhai trầu, sức chàng tăng lên gấp bội"
(…)Đến lúc này Đăm Săn đã thấm mệt. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy ông Trời.
Đăm Săn : Ối chao,chết mất thôi ông ơi ! Cháu đâm mãi mà không thủng hắn !”.
Ông Trời : “Thế ư, cháu ? Vậy thì cháu hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”.
Đăm Săn bừng tỉnh,chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vào vành tai kẻ địch."
a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
b) Ý nghĩa của hình ảnh miếng trầu trong đoạn trích trên?
c) Vai trò của ông trời đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
d) Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ thái độ và tình cảm gì đối với nhân vật Đăm Săn?

Thêm một câu Nghị luận xã hội nhé!:D
Câu 3: Bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay.
Bài này lập dàn ý ra thôi cũng được :D Tự làm nhé!

Chúc các bạn học tốt :D
@Phuong Vi @phuongdaitt1 @Thiên Thuận @bánh tráng trộn @Kuroko - chan ..................


a. Tự sự
b. Ý nghĩa của mảnh trầu: tượng trưng cho một vật giúp tăng sức mạnh
c. Đóng vai tròn rất quan trọng. Như muốn nói là ông trời sẽ luôn giúp đỡ ủng hộ cho những người tốt bụng/
d. Thể hiện khao khát có được một cuộc sống êm đềm, hanh phúc ấm no. Đồng thời thể hiện sự yêu mến và khí phách mạnh mẽ của ĐS được tô đậm thêm
Sau đây là đáp án:
Câu 2:
a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên : Tự sự.
b) Sự xuất hiện của Hơ Nhị và miếng trầu khi 2 bên chiến đấu quyết liệt có ý nghĩa quan trọng. Hơ Nhị là vợ của ĐS , còn với MTMX nàng chỉ là một thứ của cải chiếm đoạt đc nên miếng trầu mà Hơ Nhị tung ra, ĐS quyết không để rơi vào tay kẻ thù, chàng đã nhanh chóng đoạt được nó.
Miếng trầu tượng trưng cho tình yêu, cho tình cảm vợ chồng đã tiếp thêm sức mạnh cho ĐS tiếp tục chiến đấu. Chính vì vậy, sau khi đoạt đc miếng trầu ấy, sức mạnh của ĐS đã tăng lên gấp bội giúp chàng phóng lao, đâm trúng đùi và người MTMX.
c) ĐS nhiều lần đã đâm trúng MTMX nhưng không hạ gục được hắn nên ông Trời đã xuất hiện mách cho ĐS cách để tiêu diệt MTMX. Hình ảnh ông Trời xuất hiện giúp cho ĐS tiêu diệt kẻ thù( chứ không phải là giúp MTMX) thể hiện quan niệm về cuộc chiến đấu chính nghĩa của ĐS. Nói cách khác, hành động của ĐS là hành động đúng đắn, là chính nghĩa nên được Trời giúp đỡ.
d) Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ tình cảm yêu mến, thái độ bênh vực với ĐS. Đây là nhân vật chính của tác phẩm, là nhân vật gửi gắm mơ ước của người xưa về 1 vị tù trưởng anh hùng với sức mạnh phi thường. Do vậy, những lúc khó khăn nhất, ĐS luôn nhận đc sự giúp đỡ của người và thần linh. Đó cũng chính là sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân dành cho nhân vật này.
Câu 3:
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;​
-Nội dung: Từ nhân vật Đăm Săn quyết định cho việc chiến thắng kẻ thù qua văn bản để thấy được vai trò quan trọng của con người trong cuộc sống hôm nay. Từ đó, cần phải tôn trọng, bảo vệ con người, đề cao nhân quyền. Phê phán những hành động xâm phạm quyền sống và quyền lợi của con người. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Cùng luyện tập tiếp thôi :D
Câu 4: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :
" ĐS rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn MTMX thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu....Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc .Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung".
a) Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên.
b) Qua nội dung đó, bạn có nhận xét gì?
c) Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chính? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy khi sử dụng trong đoạn văn?
d) Bạn có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên đó ?
e) Viết 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh ĐS trong đoạn trích trên.

Câu 5:
Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến.

Hẹn gặp lại các bạn :D Buổi chiều an lành!

 
Last edited:

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
Một số câu hỏi trắc nghiệm sưu tầm được về bài " Chiến thắng Mtao Mxây". Các bạn tham khảo ạ!
Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam có mấy loại sử thi?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 2: Điền khuyết:
“………………có hầu hết các đề tài chính như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa.”
a. Sử thi thần thoại b. Sử thi anh hùng
c. Sử thi dân gian d. Sử thi Tây Nguyên
Câu 3: Điền khuyết:
“………………miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.”
a. Sử thi Tây Nguyên b. Sử thi thần thoại
c. Sử thi dân gian d. Sử thi anh hùng
Câu 4: Sử thi Đăm San là của dân tộc?
a. Thái. b. Mường c. Êđê d. M’nông
Câu 5: Mtao trong tiếng Êđê có nghĩa là gì?
a. Tù trưởng. b. Thủ lĩnh. c. Anh hùng. d. Dòng họ.
Câu 6: Điền khuyết:
“Bà con xem, khiên ……….tròn như đầu cú, gươm……..óng ánh như cái cầu vồng. Trông ……..dữ tợn như một vị thần. ……….đóng mổt cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm”.
a. Đam săn b. Chàng. c. Mtao Mxây d. Hắn
Câu 7: Từ “Diêng” trong tiếng Êđê có nghĩa là gì?
a. Người bạn kết nghĩa b. Người bạn thâm giao.
c. Người bạn chung làng d. Người bạn tri âm
Câu 8: Mtao Mxây rung khiên múa. Tiếng khiên hắn kêu lạch xạch như:
a. gió thổi b. quả mướp khô c. đẽo cây d. chiêng bằng
Câu 9: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm săn như thế nào?
a. Chàng múa khiên đẹp hơn b. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
c. Sức chàng tăng lên gấp bội d. Chàng càng mạnh mẽ hơn
Câu 10: Hành động nào trong những câu sau không nói về Đam san?
a. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
b. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
c. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
d. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.
Câu 11: Hành động nào trong những câu sau không nói về MtaoMxây?
a. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
b. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
c. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
d. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Câu 12: Mtao Mxây còn được gọi là tù trưởng:
a. Dơi b. Quạ c. Sắt d. Diều
Câu 13: Mtao Mxây còn được gọi là Tù trưởng Sắt vì?
a. Mỗi lần ra trận hắn đều khoác lên mình áo giáp bằng sắt.
b. Tiếng Êđê Mtao Mxây có nghĩa là sắt.
c. Khiên của hắn làm bằng sắt.
d. Giáo của hắn làm bằng sắt.
Câu 14: Trong trận đánh với MtaoMxây, Đăm săn đã làm gì mới hạ được hắn?
a. Dùng cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng đâm hắn.
b. Dùng một cái chày mòn ném vào vành tai hắn.
c. Dùng một cái chày mòn ném vào cánh tay hắn.
d. Dùng cái cối xay ném vào vành tay hắn.
Câu 15: Lễ hội ăn mừng chiến thắng của Đamsan kéo dài trong bao lâu?
a. Suốt cả mùa nắng. b. Gần một mùa khô.
c. Suốt cả mùa khô d. Gần hết mùa nắng.
Câu 16: Những đề tài chính của sử thi anh hùng Tây Nguyên là:
a. Hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng.
b. Hôn nhân và chiến tranh.
c. Người anh hùng với hôn nhân, chiến tranh
d. Chiến tranh và lao động xây dựng.
Câu 17: Trong sử thi Đam săn, Đăm san chiến đấu với Mtao Mxây vì mục đích:
a. Trả thù cho người thân.
b. Giành lại vợ vì hạnh phúc cá nhân.
c. Giành lại vợ, và bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng
d. Vì sự cường thịnh của buôn làng.
Câu 18: Điền khuyết:
“Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng dưới đất là một cái………..”
a. nong hoa. b. chiếu hoa. c. đệm hoa. d. chăn hoa.
Câu 19: Điền khuyết:
“Đoàn người đông như bầy…………….đặc như bầy ………….., ùn ùn như ………như……..”
a. chim sẻ, chim ngói, kiến, mối.
b. cà tong, chim ngói, kiến, mối.
c. chim ngói, thiêu thân, kiến, mối.
d. cà tong, thiêu thân, kiến, mối.
Câu 20: Điền khuyết:
“Tôi tớ mang của cải về nhiều như……đi chuyển nước, như ………đi chuyển hoa, như bầy………đi giếng làng cõng nước”
a. Ong, vò vẽ, cà tong.
b. Ong, bướm, trai gái.
c. Ong, vò vẽ, trai gái.
d. Ong, bướm, cà tong.
Câu 21: Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được dùng trong sử thi Đăm săn là:
a. So sánh, phóng đại.
b. Miêu tả, so sánh.
c. Ẩn dụ, miêu tả.
d. So sánh, ẩn dụ
 

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam có mấy loại sử thi?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 2: Điền khuyết:
“………………có hầu hết các đề tài chính như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa.”
a. Sử thi thần thoại b. Sử thi anh hùng
c. Sử thi dân gian d. Sử thi Tây Nguyên
Câu 3: Điền khuyết:
“………………miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.”
a. Sử thi Tây Nguyên b. Sử thi thần thoại
c. Sử thi dân gian d. Sử thi anh hùng
Câu 4: Sử thi Đăm San là của dân tộc?
a. Thái. b. Mường c. Êđê d. M’nông
Câu 5: Mtao trong tiếng Êđê có nghĩa là gì?
a. Tù trưởng. b. Thủ lĩnh. c. Anh hùng. d. Dòng họ.
Câu 6: Điền khuyết:
“Bà con xem, khiên ……….tròn như đầu cú, gươm……..óng ánh như cái cầu vồng. Trông ……..dữ tợn như một vị thần. ……….đóng mổt cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm”.
a. Đam săn b. Chàng. c. Mtao Mxây d. Hắn
Câu 7: Từ “Diêng” trong tiếng Êđê có nghĩa là gì?
a. Người bạn kết nghĩa b. Người bạn thâm giao.
c. Người bạn chung làng d. Người bạn tri âm
Câu 8: Mtao Mxây rung khiên múa. Tiếng kiên hắn kêu lạch xạch như:
a. gió thổi b. quả mướp khô c. đẽo cây d. chiêng bằng
Câu 9: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm săn như thế nào?
a. Chàng múa khiên đẹp hơn b. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
c. Sức chàng tăng lên gấp bội d. Chàng càng mạnh mẽ hơn
Câu 10: Hành động nào trong những câu sau không nói về Đam san?
a. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
b. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
c. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
d. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.
Câu 11: Hành động nào trong những câu sau không nói về MtaoMxây?
a. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
b. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
c. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
d. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Câu 12: Mtao Mxây còn được gọi là tù trưởng:
a. Dơi b. Quạ c. Sắt d. Diều
Câu 13: Mtao Mxây còn được gọi là Tù trưởng Sắt vì?
a. Mỗi lần ra trận hắn đều khoác lên mình áo giáp bằng sắt.
b. Tiếng Êđê Mtao Mxây có nghĩa là sắt.
c. Khiên của hắn làm bằng sắt.
d. Giáo của hắn làm bằng sắt.
Câu 14: Trong trận đánh với MtaoMxây, Đăm săn đã làm gì mới hạ được hắn?
a. Dùng cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng đâm hắn.
b. Dùng một cái chày mòn ném vào vành tai hắn.
c. Dùng một cái chày mòn ném vào cánh tay hắn.
d. Dùng cái cối xay ném vào vành tay hắn.
Câu 15: Lễ hội ăn mừng chiến thắng của Đamsan kéo dài trong bao lâu?
a. Suốt cả mùa nắng. b. Gần một mùa khô.
c. Suốt cả mùa khô d. Gần hết mùa nắng.
Câu 16: Những đề tài chính của sử thi anh hùng Tây Nguyên là:
a. Hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng.
b. Hôn nhân và chiến tranh.
c. Người anh hùng với hôn nhân, chiến tranh
d. Chiến tranh và lao động xây dựng.
Câu 17: Trong sử thi Đam săn, Đăm san chiến đấu với Mtao Mxây vì mục đích:
a. Trả thù cho người thân.
b. Giành lại vợ vì hạnh phúc cá nhân.
c. Giành lại vợ, và bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng
d. Vì sự cường thịnh của buôn làng.
Câu 18: Điền khuyết:
“Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng dưới đất là một cái………..”
a. nong hoa. b. chiếu hoa. c. đệm hoa. d. chăn hoa.
Câu 19: Điền khuyết:
“Đoàn người đông như bầy…………….đặc như bầy ………….., ùn ùn như ………như……..”
a. chim sẻ, chim ngói, kiến, mối.
b. cà tong, chim ngói, kiến, mối.
c. chim ngói, thiêu thân, kiến, mối.
d. cà tong, thiêu thân, kiến, mối.
Câu 20: Điền khuyết:
“Tôi tớ mang của cải về nhiều như……đi chuyển nước, như ………đi chuyển hoa, như bầy………đi giếng làng cõng nước”
a. Ong, vò vẽ, cà tong.
b. Ong, bướm, trai gái.
c. Ong, vò vẽ, trai gái.
d. Ong, bướm, cà tong.
Câu 21: Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được dùng trong sử thi Đăm săn là:
a. So sánh, phóng đại.
b. Miêu tả, so sánh.
c. Ẩn dụ, miêu tả.
d. So sánh, ẩn dụ
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Trang Ran Mori

Học sinh gương mẫu
Thành viên
29 Tháng một 2018
1,518
2,051
351
Hà Nội
......
#Ngày 5: 20/10/2018
#Ngày 4: 18/10/2018.


Sau đây là đáp án:
Câu 2:
a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên : Tự sự.
b) Sự xuất hiện của Hơ Nhị và miếng trầu khi 2 bên chiến đấu quyết liệt có ý nghĩa quan trọng. Hơ Nhị là vợ của ĐS , còn với MTMX nàng chỉ là một thứ của cải chiếm đoạt đc nên miếng trầu mà Hơ Nhị tung ra, ĐS quyết không để rơi vào tay kẻ thù, chàng đã nhanh chóng đoạt được nó.
Miếng trầu tượng trưng cho tình yêu, cho tình cảm vợ chồng đã tiếp thêm sức mạnh cho ĐS tiếp tục chiến đấu. Chính vì vậy, sau khi đoạt đc miếng trầu ấy, sức mạnh của ĐS đã tăng lên gấp bội giúp chàng phóng lao, đâm trúng đùi và người MTMX.
c) ĐS nhiều lần đã đâm trúng MTMX nhưng không hạ gục được hắn nên ông Trời đã xuất hiện mách cho ĐS cách để tiêu diệt MTMX. Hình ảnh ông Trời xuất hiện giúp cho ĐS tiêu diệt kẻ thù( chứ không phải là giúp MTMX) thể hiện quan niệm về cuộc chiến đấu chính nghĩa của ĐS. Nói cách khác, hành động của ĐS là hành động đúng đắn, là chính nghĩa nên được Trời giúp đỡ.
d) Sáng tạo chi tiết miểng trầu và nhân vật ông trời, tác giả dân gian muốn bày tỏ tình cảm yêu mến, thái độ bênh vực với ĐS. Đây là nhân vật chính của tác phẩm, là nhân vật gửi gắm mơ ước của người xưa về 1 vị tù trưởng anh hùng với sức mạnh phi thường. Do vậy, những lúc khó khăn nhất, ĐS luôn nhận đc sự giúp đỡ của người và thần linh. Đó cũng chính là sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân dành cho nhân vật này.
Câu 3:
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;​
-Nội dung: Từ nhân vật Đăm Săn quyết định cho việc chiến thắng kẻ thù qua văn bản để thấy được vai trò quan trọng của con người trong cuộc sống hôm nay. Từ đó, cần phải tôn trọng, bảo vệ con người, đề cao nhân quyền. Phê phán những hành động xâm phạm quyền sống và quyền lợi của con người. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Cùng luyện tập tiếp thôi :D
Câu 4: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :
" ĐS rung khiên múa. Một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây. Còn MTMX thì bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém phập một cái, nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu...Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung".
a) Cho biết nội dung chính của đoạn trích trên.
b) Qua nội dung đó, bạn có nhận xét gì?
c) Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chính? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy khi sử dụng trong đoạn văn?
d) Bạn có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên đó ?
e) Viết 1 đoạn văn từ 5-> 7 câu trình bày cảm nhận về hình ảnh ĐS trong đoạn trích trên.

Câu 5:
Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là sự cống hiến.

Hẹn gặp lại các bạn :D Buổi chiều an lành!
Câu 1: Văn học dân gian Việt Nam có mấy loại sử thi?
a. 1 b. 2 c. 3 d. 4
Câu 2:
Điền khuyết:
“………………có hầu hết các đề tài chính như sự hình thành vũ trụ, sự ra đời của muôn loài, nguồn gốc dân tộc, sự sáng tạo văn hóa.”
a. Sử thi thần thoại b. Sử thi anh hùng
c. Sử thi dân gian d. Sử thi Tây Nguyên
Câu 3: Điền khuyết:
“………………miêu tả sự nghiệp và chiến công của người anh hùng trong khung cảnh những sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng.”
a. Sử thi Tây Nguyên b. Sử thi thần thoại
c. Sử thi dân gian d. Sử thi anh hùng
Câu 4:
Sử thi Đăm San là của dân tộc?
a. Thái. b. Mường c. Êđê d. M’nông
Câu 5: Mtao trong tiếng Êđê có nghĩa là gì?
a. Tù trưởng. b. Thủ lĩnh. c. Anh hùng. d. Dòng họ.
Câu 6: Điền khuyết:
“Bà con xem, khiên ……….tròn như đầu cú, gươm……..óng ánh như cái cầu vồng. Trông ……..dữ tợn như một vị thần. ……….đóng mổt cái khố sọc gấp bỏ múi, mặc một áo dày nút, đi từ nhà trong ra nhà ngoài, dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo, giữa một đám đông mịt mù như trong sương sớm”.
a. Đam săn b. Chàng. c. Mtao Mxây d. Hắn
Câu 7: Từ “Diêng” trong tiếng Êđê có nghĩa là gì?
a. Người bạn kết nghĩa b. Người bạn thâm giao.
c. Người bạn chung làng d. Người bạn tri âm
Câu 8: Mtao Mxây rung khiên múa. Tiếng kiên hắn kêu lạch xạch như:
a. gió thổi b. quả mướp khô c. đẽo cây d. chiêng bằng
Câu 9: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm săn như thế nào?
a. Chàng múa khiên đẹp hơn b. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
c. Sức chàng tăng lên gấp bội d. Chàng càng mạnh mẽ hơn
Câu 10: Hành động nào trong những câu sau không nói về Đam san?
a. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
b. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
c. Một lần xốc tới vượt một đồi tranh.
d. Múa trên cao như gió bão, múa dưới thấp như gió lốc.
Câu 11: Hành động nào trong những câu sau không nói về MtaoMxây?
a. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
b. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
c. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
d. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.
Câu 12:
Mtao Mxây còn được gọi là tù trưởng:
a. Dơi b. Quạ c. Sắt d. Diều
Câu 13: Mtao Mxây còn được gọi là Tù trưởng Sắt vì?
a. Mỗi lần ra trận hắn đều khoác lên mình áo giáp bằng sắt.
b. Tiếng Êđê Mtao Mxây có nghĩa là sắt.
c. Khiên của hắn làm bằng sắt.
d. Giáo của hắn làm bằng sắt.
Câu 14: Trong trận đánh với MtaoMxây, Đăm săn đã làm gì mới hạ được hắn?
a. Dùng cây giáo thần, cây giáo dính đầy oan hồn của chàng đâm hắn.
b. Dùng một cái chày mòn ném vào vành tai hắn.
c. Dùng một cái chày mòn ném vào cánh tay hắn.
d. Dùng cái cối xay ném vào vành tay hắn.
Câu 15: Lễ hội ăn mừng chiến thắng của Đamsan kéo dài trong bao lâu?
a. Suốt cả mùa nắng. b. Gần một mùa khô.
c. Suốt cả mùa khô d. Gần hết mùa nắng.
Câu 16: Những đề tài chính của sử thi anh hùng Tây Nguyên là:
a. Hôn nhân, chiến tranh và lao động xây dựng.
b. Hôn nhân và chiến tranh.
c. Người anh hùng với hôn nhân, chiến tranh
d. Chiến tranh và lao động xây dựng.
Câu 17: Trong sử thi Đam săn, Đăm san chiến đấu với Mtao Mxây vì mục đích:
a. Trả thù cho người thân.
b. Giành lại vợ vì hạnh phúc cá nhân.
c. Giành lại vợ, và bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng
d. Vì sự cường thịnh của buôn làng.
Câu 18: Điền khuyết:
“Còn Đăm Săn, bà con xem, chàng nằm trên võng, tóc thả trên sàn, hứng tóc chàng dưới đất là một cái………..”
a. nong hoa. b. chiếu hoa. c. đệm hoa. d. chăn hoa.
Câu 19: Điền khuyết:
“Đoàn người đông như bầy…………….đặc như bầy ………….., ùn ùn như ………như……..”
a. chim sẻ, chim ngói, kiến, mối.
b. cà tong, chim ngói, kiến, mối.
c. chim ngói, thiêu thân, kiến, mối.
d. cà tong, thiêu thân, kiến, mối.
Câu 20: Điền khuyết:
“Tôi tớ mang của cải về nhiều như……đi chuyển nước, như ………đi chuyển hoa, như bầy………đi giếng làng cõng nước”
a. Ong, vò vẽ, cà tong.
b. Ong, bướm, trai gái.
c. Ong, vò vẽ, trai gái.
d. Ong, bướm, cà tong.
Câu 21: Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được dùng trong sử thi Đăm săn là:
a. So sánh, phóng đại.
b. Miêu tả, so sánh.
c. Ẩn dụ, miêu tả.
d. So sánh, ẩn dụ

Sau đây là phần gợi ý trả lời :
Câu 4:
a) Nội dung chính của đoạn trích trên: cảnh đánh nhau giữa ĐS và MTMX trong hiệp 2.
b) Nhận xét: - sự đối lập giữa sức mạnh của ĐS và sự hèn kém của MTMX.
- Hai lần múa khiên: Lần múa khiên thứ hai hùng tráng hơn lần đầu. Lần múa đầu, Đăm Săn chỉ vượt qua các chướng ngại vật, nhưng lần múa sau, chàng đã gây sự chết chóc cho nhiều thứ.
c) - Đối lập giữa hình ảnh ĐS ( mạnh mẽ, quyết liệt) và MTMX ( yếu đuối, kém cỏi).
- Khoa trương, phóng đại: " Một lần xốc tới....lồ ô".
=> t/d: làm nổi bật sức mạnh phi thường như vũ bão , khó ai bì kịp của ĐS, cũng cho thấy sự yếu đuối, kém cỏi của MTMX.
d) Nhận xét về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên:

- Đây là đặc điểm thường thấy ở sử thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng, phẩm chất trước đối thủ thông qua một động tác giống nhau ;
– Đây là thử thách lớn đối với người kể bởi vì nếu non tay thì sẽ trùng lặp, nhàm chán ;
– Đây cũng là biện pháp để thực hiện sự trì hoãn sử thi bằng cách lặp lại việc mô tả múa khiên hai lần.
e) Khẳng định sức mạnh vượt hơn hẳn MTMX của ĐS.

Câu 5:
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội; bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt.
- Diễn đạt suôn sẻ; mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
II. Yêu cầu về nội dung( có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách)
1. Giải thích được nội dung của lời phát biểu:
Khẳng định: Giá trị, ý nghĩa đích thực của đời người không phải là thời gian tồn tại mà chính là những đóng góp, hiến dâng tâm hồn và trí tuệ của bản thân cho cộng đồng.
2. Bàn luận về câu nói:
- Lượng tháng ngày hiện hữu trên đời chỉ là biểu hiện của tuổi tác,không nói lên giá trị thực của mỗi người. Nếu cuộc sống dài lâu mà trống
rỗng, mờ nhạt thì chỉ là sự tồn tại vô nghĩa.(Dẫn chứng).
- Với quỹ thời gian ngắn ngủi, nếu con người biết phấn đấu, nỗ lực,sống có khát vọng và lí tưởng thì cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ, giàu giá trị. (Dẫn chứng).
- Sự cống hiến phải tự nguyện, chân thành, không giả tạo hay mưu toan danh vọng cá nhân.
3. Bài học nhận thức và hành động;
- Nhận thức về giá trị đích thực của bản thân, về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ - cá nhân và cộng đồng.
- Lựa chọn tâm thế sống tích cực: Không ngừng cống hiến để khẳng định và hoàn thiện bản thân.


Cùng luyện tập tiếp thôi :D
Câu 6: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :

…“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…


a) Nêu nội dung chính của văn bản?
b) Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản.
c) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng của biện pháp đó?
d) Người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn ?

Câu 7:
Sống ở thế chủ động.

Chúc các bạn học tốt :D
 

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
Câu 6: Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi :

…“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…


a) Nêu nội dung chính của văn bản?
b) Đăm Săn được miêu tả như thế nào trong văn bản.
c) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong văn bản trên? Tác dụng của biện pháp đó?
d) Người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn ?


Câu 7:
Sống ở thế chủ động.
CÂu 1:
a. Nội dung chính: Đăm Săn được cả miền Ê-đê ca ngợi là một danh tướng dũng mãnh. Ngực chéo một tấm mền, mình khoác áo chiến, tay đeo nụ sát bên mình là giáo gươm, đôi mới long lanh. Đăm săn thể hiện một từ trưởng mới giàu, mạnh mẽ, nổi tiếng. Bắp chan to. Hắn đã ngang tàn từ trong bụng mẹ
b. Đs được miêu tả: Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc
c. Biện pháp nghệ thuật: so sánh, phóng đại để nhấn mạnh sức mạnh của đs
d. Người kể bày tỏ thái độ ngưỡng mộ Đăm Săn
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori

Phuong Vi

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tám 2017
980
444
101
Bình Phước
Bình phước
MB: Sống với thể chủ động là vấn đề gần gũi mà xa lạ với chúng ta. Gần gũi vì chúng ta nghĩ rằng mình hiển nhiên là đang chủ động nhưng lại xa lạ rằng mình chưa hề.
TB: Lối sống chủ động là biết độc lập về tài chính, không dựa dẫm vào ai.
Biểu hiện: Dân ta thường có truyền thống "Kính lão đắc thọ", " gừng càng già càng cay" hay câu tục ngữ " trứng mà đòi khôn hơn vịt" dẫn dễ người trẻ thường thụ động trong suy nghĩ. Mọi việc cứ để người lớn phân phó còn mình chỉ việc làm theo. Dần dần quan điểm này ăn sâu vào máu ta mà không hề hay biết.
Vai trò: Nó có vai trò quan trọng trong đời sống và ngay chính bản thân ta.
Đời sống
- Công việc: năng động => có nhiều cơ hội
- Cá nhân: sống cho trọn một cuộc đời không lãng phí cho những việc vô nghĩa
Dẫn chứng:
- Học sinh: thụ động trong việc học
- Những người thành công như Đoàn Nguyên Đức – ông chủ tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, là Đặng Lê Nguyên Vũ với thưong hiệu cà phê Trung Nguyên, là Trương Gia Bình – ông chủ tập đoàn FPT, là Phạm Nhật Vượng – tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam theo sự bình chọn của tạp chí Forbes… Họ – những người lừng danh trên nhiều lĩnh vực – không bao giờ là những kẻ thụ động.
Phê phán những người sống thụ động chỉ "há miệng chờ sung"
KB: LÀ học sinh chúng ta cần chủ động trong việc học để trau dồi kiến thức sau này thành người có ích cho đất nước
 
  • Like
Reactions: Trang Ran Mori
Top Bottom