- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
QĐND - Mỗi lần cầm trên tay tập kỷ yếu in có một tài sản rất quý là 33 số báo của Báo Quân đội nhân dân được viết, in và phát hành trực tiếp tại Mặt trận Điện Biên Phủ, lớp nhà báo hậu sinh chúng tôi lại thốt lên: “Các cụ nhà ta tài quá!”. Cái tài thể hiện ở chỗ bài ngắn ý sâu, ngôn từ thấm thía. Chính luận thì đanh thép, hùng hồn; phóng sự thì giàu hình ảnh, giàu chi tiết; lại có cả tiểu phẩm, thơ phê bình, tranh cổ động, tranh châm biếm, đả kích.
Được biết, 33 số báo này được xuất bản từ tháng 12-1953 đến tháng 5-1954, cả tòa soạn báo có 5 người, tất nhiên cộng tác viên, thông tin viên thì có nhiều, trên toàn tuyến mặt trận. Có những tay viết vào thời đó đã thành danh, như: Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Huy Dư, Đại Đồng… Trên mục "Hộp thư" của báo thời đó có một câu thế này: “Mẩu sinh hoạt, chuyện anh dũng, thơ đã nhận đủ. Xin nhắc thơ cần chọn lọc và ngắn”. Mới thấy “đất” trên báo lúc đó rất quý. Ấy thế nhưng ở nhiều số báo, cả trang dành để in một bức tranh cổ động. Có 3 bức như vậy được in trên 4 số báo. Vậy ra, "anh hội họa" được ưu ái?
Biểu ngữ trên tranh cho biết 3 bức tranh cổ động này được vẽ vào 3 thời điểm quan trọng của chiến dịch, đó là lúc xây dựng quyết tâm "đánh chắc, tiến chắc", đợt hai tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và khi Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Có thể thấy đây là những bức tranh có giá trị về mặt nghệ thuật, lịch sử và đặc biệt có sức cổ vũ tinh thần rất lớn. Đến nay, 65 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngắm nhìn lại những bức tranh ấy mà nhiều người vẫn cảm nhận được sự lay động, truyền cảm.
Giống như nhiều bức tranh cổ động thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 3 bức tranh cổ động cũng không được ký tên tác giả. Chúng tôi tìm đến nhà cụ Phạm Phú Bằng, một trong 5 nhà báo của Báo Quân đội nhân dân tại Mặt trận Điện Biên Phủ để hỏi thăm, thì được biết 3 bức tranh này đều do họa sĩ Nguyễn Bích vẽ. Đại tá, nhà báo Phạm Phú Bằng kể: “Do trạc tuổi và sinh hoạt cùng lán với nhau trong một thời gian dài nên anh Nguyễn Bích thường hay tâm sự với tôi dù anh ấy là người có tính cách kín đáo. Anh Bích kể, hồi bé, do hay nghịch ngợm nên thường bị bố nhốt trong nhà. Sẵn có bút, giấy nên anh cứ quan sát qua ô cửa sổ, thấy gì vẽ nấy, kỹ năng hội họa từ đó mà hình thành. Cũng phải nói anh là người rất có năng khiếu nên dù không qua trường họa nhưng vẫn trở thành một họa sĩ có tiếng”.
Ba bức tranh cổ động của Nguyễn Bích đăng trên Báo Quân đội nhân dân tại Mặt trận Điện Biên Phủ có phong cách riêng và họa sĩ đã giữ phong cách này trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật sau này. Đó là cách thể hiện nhân vật có nhiều đường nét, nhiều chi tiết nhỏ giống như cách dùng bút sắt để ký họa. Có thể thấy sự trùng khớp trong cách vẽ gương mặt anh chiến sĩ Điện Biên (vẽ năm 1954, đăng trên Báo Quân đội nhân dân) với gương mặt Bác Hồ trong bức tranh cổ động nổi tiếng của ông (vẽ năm 1975, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Cách vẽ này phù hợp với những người có kỹ thuật tạo hình nhuần nhuyễn, bắt hình chuyển khối tốt và đó là phong cách của người ưa ký họa.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những bức tranh châm biếm, đả kích của họa sĩ Nguyễn Bích vẽ đăng trên 33 số báo này. Có thể nói, tranh của ông chạm tới mọi khía cạnh trong cuộc sống con người nơi chiến trường. Từ hình ảnh bộ đội ta ngủ nghỉ, đào hầm, bắn máy bay thả dù, bắn xe tăng cho tới lính Pháp bị đói khát, sợ hãi, khốn đốn trong tập đoàn cứ điểm… Giở xem các bức biếm họa ấy, tôi tin rằng chúng đã gây được những tiếng cười vui, tán thưởng của bộ đội ta ngay trên chiến hào. Những bức tranh của họa sĩ Nguyễn Bích đăng trên 33 số Báo Quân đội nhân dân tại Mặt trận Điện Biên Phủ đã phản ánh được khí thế hào hùng, lạc quan của quân dân ta trong những ngày máu lửa nhưng cũng đầy vinh quang, là một di sản quý của nền hội họa cách mạng Việt Nam.
Được biết, 33 số báo này được xuất bản từ tháng 12-1953 đến tháng 5-1954, cả tòa soạn báo có 5 người, tất nhiên cộng tác viên, thông tin viên thì có nhiều, trên toàn tuyến mặt trận. Có những tay viết vào thời đó đã thành danh, như: Nguyễn Đình Thi, Hữu Mai, Huy Dư, Đại Đồng… Trên mục "Hộp thư" của báo thời đó có một câu thế này: “Mẩu sinh hoạt, chuyện anh dũng, thơ đã nhận đủ. Xin nhắc thơ cần chọn lọc và ngắn”. Mới thấy “đất” trên báo lúc đó rất quý. Ấy thế nhưng ở nhiều số báo, cả trang dành để in một bức tranh cổ động. Có 3 bức như vậy được in trên 4 số báo. Vậy ra, "anh hội họa" được ưu ái?
Biểu ngữ trên tranh cho biết 3 bức tranh cổ động này được vẽ vào 3 thời điểm quan trọng của chiến dịch, đó là lúc xây dựng quyết tâm "đánh chắc, tiến chắc", đợt hai tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và khi Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Có thể thấy đây là những bức tranh có giá trị về mặt nghệ thuật, lịch sử và đặc biệt có sức cổ vũ tinh thần rất lớn. Đến nay, 65 năm sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngắm nhìn lại những bức tranh ấy mà nhiều người vẫn cảm nhận được sự lay động, truyền cảm.
Giống như nhiều bức tranh cổ động thời kỳ kháng chiến chống Pháp, 3 bức tranh cổ động cũng không được ký tên tác giả. Chúng tôi tìm đến nhà cụ Phạm Phú Bằng, một trong 5 nhà báo của Báo Quân đội nhân dân tại Mặt trận Điện Biên Phủ để hỏi thăm, thì được biết 3 bức tranh này đều do họa sĩ Nguyễn Bích vẽ. Đại tá, nhà báo Phạm Phú Bằng kể: “Do trạc tuổi và sinh hoạt cùng lán với nhau trong một thời gian dài nên anh Nguyễn Bích thường hay tâm sự với tôi dù anh ấy là người có tính cách kín đáo. Anh Bích kể, hồi bé, do hay nghịch ngợm nên thường bị bố nhốt trong nhà. Sẵn có bút, giấy nên anh cứ quan sát qua ô cửa sổ, thấy gì vẽ nấy, kỹ năng hội họa từ đó mà hình thành. Cũng phải nói anh là người rất có năng khiếu nên dù không qua trường họa nhưng vẫn trở thành một họa sĩ có tiếng”.
Ba bức tranh cổ động của Nguyễn Bích đăng trên Báo Quân đội nhân dân tại Mặt trận Điện Biên Phủ có phong cách riêng và họa sĩ đã giữ phong cách này trong suốt quá trình sáng tạo nghệ thuật sau này. Đó là cách thể hiện nhân vật có nhiều đường nét, nhiều chi tiết nhỏ giống như cách dùng bút sắt để ký họa. Có thể thấy sự trùng khớp trong cách vẽ gương mặt anh chiến sĩ Điện Biên (vẽ năm 1954, đăng trên Báo Quân đội nhân dân) với gương mặt Bác Hồ trong bức tranh cổ động nổi tiếng của ông (vẽ năm 1975, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam). Cách vẽ này phù hợp với những người có kỹ thuật tạo hình nhuần nhuyễn, bắt hình chuyển khối tốt và đó là phong cách của người ưa ký họa.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những bức tranh châm biếm, đả kích của họa sĩ Nguyễn Bích vẽ đăng trên 33 số báo này. Có thể nói, tranh của ông chạm tới mọi khía cạnh trong cuộc sống con người nơi chiến trường. Từ hình ảnh bộ đội ta ngủ nghỉ, đào hầm, bắn máy bay thả dù, bắn xe tăng cho tới lính Pháp bị đói khát, sợ hãi, khốn đốn trong tập đoàn cứ điểm… Giở xem các bức biếm họa ấy, tôi tin rằng chúng đã gây được những tiếng cười vui, tán thưởng của bộ đội ta ngay trên chiến hào. Những bức tranh của họa sĩ Nguyễn Bích đăng trên 33 số Báo Quân đội nhân dân tại Mặt trận Điện Biên Phủ đã phản ánh được khí thế hào hùng, lạc quan của quân dân ta trong những ngày máu lửa nhưng cũng đầy vinh quang, là một di sản quý của nền hội họa cách mạng Việt Nam.