trăng

  • Thread starter chaytheobagac_timxaccuaanh
  • Ngày gửi
  • Replies 6
  • Views 2,533

U

uocmovahoaibao

chứng minh qua 4 bài thơ:
1. Cảnh khuya- 1947
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng ***g cổ thụ, bóng ***g hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
2. Rằm tháng Giêng( Nguyên tiêu)- 1948
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
3. Tin thắng trận( Báo tiệp)- 1948
Nguyệt thôi song vấn:- Thi thành vị?
- Quân vụ nhưng mang vị tố thi
Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng,
Chính thị liên khu báo tiệp thì.
4. Ngắm trăng( Vọng nguyệt)- 1942
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Phân tích:
- Ở bài 4, Bác dành nhiều thời gian cho trăng nhất. Bài này đã được học, bạn tự phân tích
- Bài 1+2, trăng được cảm nhận khi đang lo việc nước
+ bài Cảnh khuya, Bác cảm nhận vẻ đẹp của một đêm trăng giữa núi rừng Việt Bắc
Âm thanh của tiếng suối( thiên nhiên)- tiếng hát xa( con người)
-> không gian của núi rừng VB trở nên ấm áp, có sức sống của con người, hơi thở của con người, không còn lạnh lẽo, hoang vu.
=> lối so sánh rất hiện đại, rất mới mẻ
=> quan niệm thẩm mĩ của Bác gần với các nhà thơ hiện đại: coi con người là chuẩn mực của cái đẹp để so sánh với thiên nhiên
-> sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh=> đã rất khuya, không gian rất yên tĩnh: tiếng hát- tả cảnh tĩnh
Hình ảnh: trăng, cổ thụ, hoa
sử dọng biện pháp diệp từ "***g"
-> dựng lên không gian 3 tầng: trăng- cổ thụ- hoa( được hiểu 2 nghĩa: hoa thật; hoặc hoa được tạo nên từ ánh trăng chiếu qua tán lá cây cổ thụ)
=> hình ảnh rất tĩnh, chiều cao của không gian, của bức tranh được mở đến tận bầu trời
=> cảnh khuya thơ mộng, yên tĩnh, trong lành
Câu 3 giống 1 tấm bản lề khép mở: khép lại cảnh để mở ra hình ảnh con người ở câu 4: người chưa ngủ
Câu 4: sử dụng biện pháp điệp ngữ vòng "chưa ngủ" lí giải vì sao người chưa ngủ: lo nỗi nước nhà, bất chợt cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên
=> một tâm hồn nghệ sĩ dễ rung động và rất nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên
-> chất nghệ sĩ tỏa sáng trên nền chất chiến sĩ: người chiến sĩ lo lắng cho vận mệnh đất nước là tâm điểm của bức tranh
=> chất thép kết hợp với chất tình
+ Bài Rằm tháng giêng
Rằm tháng giêng trăng viên mãn, tròn đầy nhất
Điệp từ "xuân" lặp lại 3 lần
=> dựng lên 1 không gian mùa xuân từ mặt sông cho đến bầu trời đều ngập tràn sức xuân - huyền ảo,thần tiên, thoát tục, cảm giác như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh
-> một không gian bí mật để bàn việc quân, việc nước, che mắt quân thù - một con thuyền giữa dòng dòng sông thơ mộng
Bàn xong việc quân, đắm mình trong cái đẹp của thiên nhiên, thuyền bàn việc quân- thuyền chở đầy trăng=> trở nên thơ mộng biết nhường nào
=> cả 2 bài, chất tình và chất thép, chất chiến sĩ và chất thi sĩ đều hòa quyện vào với nhau tạo nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh
+ Ở bài Báo tiệp
Trăng được nhân hóa giống như 1 người có hình hài (bp nhân hóa): hành động của trăng-> trăng và người đã trở thành đôi bạn thân mật, suồng sã đến nỗi vào nhà không càn gõ cửa
Dàn bài:
Mở bài: giới thiệu về Bác, và trăng trong thơ Bác
giới thiệu dẫn chứng qua các bài thơ như: Ngắm trăng, Cảnh khuya,...
Thân bài: có thể chọn từ 2 bài trở lên để phân tích
Kết bài: khẳng định thơ Bác đầy trăng
P/s: mình cũng có làm một bài, nhưng không post được vì không có thời gian, thứ 2 mình bắt đầu thi rồi. Thông cảm nhé!
Bạn cần phân bố thời gian cho tốt vì làm bài này hơi dài đấy, nếu có nhiều thời gian bạn có thể phân tích cả 4 bài, phạm vi dẫn chứng rộng, điểm sẽ cao hơn, nhưng ít nhất là phải 2 bài đấy
 
U

uocmovahoaibao

MB: tốt nhất là nên mở bài gián tiếp : Gió ,tuyết mai, trăng là những hình ảnh đã gắn liền với thơ ca Việt Nam...
Trăng là nguồn đề tài vô tận trong thơ Bác.
Trích nhận định của Hoài Thanh.
TB: Trăng là người bạn gắn bó với Bác.
_ Trong thời gian Bác ở chiến khu Việt Bắc( phân tích bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng, Tin thắng trận, đi thuyền trên sông Đáy..)
_ Trong " Nhật kí trong tù"
Phân tích bài " Ngắm trăng", "đêm lạnh"....
_đêm thu với thiếu niên nhi đồng
" Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ....
_ Đó còn là vầng trăng hẹn ước:
" Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa hạc cũ.....
Tiếu kết :Trăng làm bạn vời Người trên những đường hành quân, dền chia sẻ, xoa dịu nỗi đau khi Người bị tra tấn...
KB :Mỗi bài thơ của Bác đều có một cái hay riêng nhưng trăng trong thơ Bác vẫn là hình tượng sống động nhất...
 
U

uocmovahoaibao

Hình ảnh trăng trong thơ Bác
MB giới thiệu về tác giả
+vừa là 1 nha CM
+vừa là một nhà thơ nhà văn
-Dẫn ra nhận định<trong thơ Bác h/a trăng la một h/a quen thuộc và xuất hiện nhiều
TB:
*LĐ 1:
-Trăng xuất hiện trong thơ Bác là một h/a thiên nhiên đẹp
+"ngắm trăng"->câu 2:"Đối thủ lương tieu nai nhược hà"
-MT trăng tròn, sáng
+"Cảnh khuya"-> Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
+"Răm thang giêng"->"Rằm sông lồng lộng trăng soi"
-> khái quát: yêu thiên nhiên
*LĐ 2:
- Trăng xuất hiện trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ
+Ngắm trăng-> 2 câu cuối
+"Cảnh khuya"" Răm tháng giêng"->người bạn đồng hành
+"Tin thắng trận"->trăng vao cửa sổ đòi thơ
-> khai quát: người bạn thân thiết, gần gũi
*LĐ 3 - Qua những bài thơ ấy, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn
+chất thi sĩ, yêu thiên nhiên, gần gũi, hòa quyện, say sưa vẻ đẹp của thiên nhiên
+chất chiến sĩ với bản lĩnh kiên cường bất khuất, phong thái ung dung lạc quan
-"Ngắm trăng"-người tù-> thi gia
-"Cảnh khuya""Rằm tháng giêng"->người lo lăng cho vận mệnh đát nước
KB: khăng định lai vấn đề
 
U

uocmovahoaibao

Nhà văn Hoài Thanh nói: “ Thơ Bác đầy trăng ”. Bác đã viết nhiều bài thơ về trăng. Trong số đó, bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) là bài thơ tuyệt tác, mang phong vị Đường thi, được nhiều người ưa thích.
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ .

Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Ngắm trăng là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù tối tăm.
Hai câu thơ đầu ẩn chứa một nụ cười thoáng hiện. Đang sống trong nghịch cảnh, và đó cũng là sự thật “Trong tù không rượu cúng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy lòng mình bối rối, vô cùng xúc động trước vầng trăng xuất hiện trước cửa ngục. Một niềm vui chợt đến cho thi nhân bao cảm xúc, bồi hồi.
Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của tao nhân mặc khách. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượu và hoa, nhưng tâm hồn Bác vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh: Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, có hoa để thưởng trăng
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.

Sự tự ý thức về cảnh ngộ đã tạo cho tư thế ngắm trăng của người tù một ý nghĩa sâu sắc hơn các cuộc ngắm trăng, thưởng trăng thường tình. Qua song sắt nhà tù, Bác ngắm vầng trăng đẹp. Người tù ngắm trăng với tất cả tình yêu trăng, với một tâm thế “vượt ngục” đích thực? Song sắt nhà tù không thể nào giam hãm được tinh thần người tù có bản lĩnh phi thường như Bác:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”…

Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn về ánh sáng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể nào ngăn cách được người tù và vầng trăng! Máu và bạo lực không thể nào dìm được chân lý, vì người tù là một thi nhân, một chiến sĩ cộng sản vĩ đại tuy “thân thể ở trong lao” nhưng “tinh thần” ở ngoài lao”
Câu thứ tư nói về vầng trăng. Trăng có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư. Trăng được nhân hóa như một người bạn tri âm, tri kỷ từ viễn xứ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác. Trăng ái ngại nhìn Bác, cảm động không nói nên lời, Trăng và Bác tri ngộ “đối diện đàm tâm”, cảm thông nhau qua ánh mắt. Hai câu 3 và 4 được cấu trúc đăng đối tạo nên sự cân xứng hài hoà giữa người và trăng, giữa ngôn từ, hình ảnh và ý thơ:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Ta thấy: “Nhân, Nguyệt” rồi lại “Nguyệt, Thi gia” ở hai đầu câu thơ và cái song sắt nhà tù chắn ở giữa. Trăng và người tù tâm sự với nhau qua cái song sắt nhà tù đáng sợ ấy. Khoảnh khắc giao cảm giữa thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa thân kỳ diệu: “Tù nhân” đã biến thành “Thi gia”. Lời thơ đẹp đầy ý vị. Nó biểu hiện một tư thế ngắm trăng hiếm thấy. Tư thế ấy chính là phong thái ung dung, tự tại, lạc quan yêu đời, yêu tự do. “Ngắm trăng” là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Bài thơ không hề có một chữ “thép” nào mà vẫn sáng ngời chất “thép”. Trong gian khổ tù đầy, tâm hồn Bác vẫn có những giây phút thảnh thơi, tự do ngắm trăng, thưởng trăng.

Bác không chỉ ngắm trăng trong tù. Bác còn có biết bao vần thơ đặc sắc nói về trăng và niềm vui ngắm trăng: Ngắm trăng trung thu, ngắm trăng ngàn Việt Bắc
, đi thuyền ngắm trăng,… Túi thơ của Bác đầy trăng: “Trăng vào cửa sổ đòi thơ…”, “… Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền…”, “Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng thưo…” Trăng tròn, trăng sáng… xuất hiện trong thơ Bác vì Bác là một nhà thơ giàu tình yêu thiên nhiên, vì Bác là một chiến sĩ giàu tình yêu đất nước quê hương.

Uống rượu, ngắm trăng là cái thú thanh cao của các tao nhân mặc khách xưa, nay – “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén” (Nguyễn Trãi). Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ là một nét đẹp của tâm hồn rất yêu đời và khát khao tự do. Tự do cho con người. Tự do để tận hưởng mọi vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương xứ sở. Đó là cảm nhận của nhiều người khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
 
U

uocmovahoaibao

Dường như hầu hết mọi nhà thơ đều có thơ về trăng (ít nhất là một bài hoặc một lần trong thơ nhắc đến trăng). Hình tượng trăng đi vào thơ ca đã trở thành quen thuộc, trở thành cái Đẹp, cái cao thượng trong tâm hồn. Qua nghiên cứu thơ của Bác, chúng ta tìm thấy có ít nhất mười ba bài thơ (không kể Thư Trung thu gửi các cháu thiếu nhi) có trăng xuất hiện. Đó là những bài thơ trong tập Nhật ký trong tù như: Ngắm trăng, Trung thu, Giải đi sớm, Đêm lạnh, Đêm thu, Cảm tưởng đọc "Thiên gia thi" và những bài thơ làm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp như: Chơi trăng, Cảnh rừng Việt Bắc, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đối trăng, Đi thuyền trên sông Đáy.

Trong thơ Người, chúng ta thấy sự xuất hiện của trăng thật đa dạng, sinh động. Hầu hết những bài thơ của Bác có hình ảnh trăng đều là những bài thơ hay.

Trăng có khi là bạn thơ, bạn đời của Bác:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
(Ngắm trăng)

Ở đây, trăng và người thật đồng điệu, Rồi cũng là trăng ấy, nhưng với tâm trạng của người mất tự do, buồn cho niềm khát vọng chưa thành, Bác viết:

"Trăng gió đêm Thu gợn vẻ sầu
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt
Lòng theo vời vợi mảnh trăng Thu"
(Trăng thu)

Bác coi trăng như là hình ảnh lý tưởng để vươn tới Lúc bị lính áp giải, tay chân bị trói, tưởng không còn để ý gì được đến ngoại cảnh, vậy mà bằng những cảm quan cực nhạy của tâm hồn nhà thơ, Bác vẫn có cái nhìn mới về trăng:

"Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn"
(Giải đi sớm)

Một đêm lạnh không ngủ được, Người thấy:

"Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh"
(Đêm lạnh)

Cảm nhận của Bác thật chuẩn xác, tuyệt vời! Ai đã từng thức nhìn khóm chuối đêm trăng đầm đìa sương lạnh cũng đều phải thừa nhận đó là một câu thơ tinh tế, thật mà rất gợi.

Một lần khác, Bác bỗng thấy:

"Trên trời trăng lướt giữa làn mây"
(Đêm thu)

Giữa bốn phía xà lim lạnh lẽo, Hồ Chí Minh thi sĩ chỉ biết làm bạn với trăng và mượn trăng để giãi bày tâm trạng, chia sẻ nỗi niềm. Trăng trong Nhật ký trong tù của Bác là biểu hiện của khát khao vươn tới tự do bay khắp nhân gian để tỏa sáng.

Với Bác, những năm tháng sống ở Việt Bắc là những năm tháng có nhiều kỷ niệm đẹp về trăng. Cảnh rừng Việt Bắc và Cảnh khuya (làm năm 1947) là hai bài thơ hay trong số những bài thơ ra đời ở thời điểm này:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà "
(Cảnh khuya)

Bác và trăng quyện hòa vào nhau, hư mà thực. Bài thơ đẹp như một bức tranh, vừa giàu hình ảnh vừa giàu âm thanh, trong sáng và thanh cao vô cùng, tạo cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ dạt dào, sảng khoái.

Có một điều đặc biệt là ở bốn bài thơ trăng làm trong hai năm 1948, 1949, mặc dù đang chiến tranh song trăng ở trong thơ Bác vẫn tràn đầy thơ mộng.

Đó là vào dịp rằm tháng Giêng, trăng hiện lên lồng lộng. Rằm xuân, sông xuân và trời xuân lồng vào nhau đầy ắp thuyền trăng:

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Đó là lúc trăng vấn vít, làm thi vị thêm "việc quân", mở ra cảm xúc bồi hồi trước tin thắng trận.

"Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau.
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về."
(Tin thắng trận)

Hoặc trong bài Đối trăng:

"Ngoài sân trăng rọi cây sân
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song
Việc quân, việc nước bàn xong
Gối khuya ngon giấc bên song trăng dòm"

"Trăng rọi cây sân", "Ánh trăng nhích bóng cây", chữ của Bác thật đắt. Sự quan sát của Người thật tỷ mỉ, nét bút gợi nhiều liên tưởng.

Và đây nữa, Đi thuyền trên sông Đáy:

"Dòng sông lặng ngắt như tờ
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo"

Giữa "Bốn bề khung cảnh vắng teo, chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan", Bác để cho trăng hiện ra thật động. Sao thì cứ muốn đưa thuyền chạy nhanh, mà thuyền thì cứ muốn đợi chờ trăng theo. Cái lô gích trong đời sống với lô gích trong hình tượng thơ bồi đắp cho nhau, nâng cao tưởng tượng của người đọc lên.

Qua các bài thơ trăng của Bác, chúng ta nhận thấy: Bác là người rất yêu thiên nhiên, nhất là trăng. Trăng trong thơ của Bác có những sắc thái mới gắn với nội dung quan điểm thẩm mỹ khoa học, cách mạng của Người. Trăng là một hình tượng có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và trong sự nghiệp sáng tác văn học của Người.
 
U

uocmovahoaibao

tâm hồn iu thiện nhiên của bác hồ thể hiện trong nhìu bài thơ vít về trăng.1 điều khác với các nhà thơ xưa,bác hồ ít có dịp dc ngắm trăng vào những khi trà dư tửu hậu.bác ngắm trnăg vào những khi làm xong 1 công việc or trong những đêm ko ngủ được vì lo việc nước.chỉ có 1 lần thơ bác đơn thuần nói việc ngấm trăng,ấy là lúc bác hồ ở tù.bài "ngắm trăng" trong tập 'nhật kí trong tù" là 1 bài thơ trăng đạc sắc:
"trong tù ko rượu cũng ko hoa
cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
ng` ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ"
đầu đề bài thơ là 'ngắm trăng".ngắm trăng thể hiện 1 hành động,1 thái độ của 1 ng`.đối tượng của thái độ,hành động ấy,là "trăng".1 con ng` và 1 sự vật.khái niệm trăng ko mang theo 1 thuộc tính nào về hoàn cảnh,điều kiện hya tính chất.ta ko rõ đây là trăng ở mùa nào trong 4 mùa,ở giai đoạn nào trong tháng :thượng huyền,hạ huyền,hay giữa tháng? trăng khuyết hay trăng tròn/ trong nhìu bài thơ # của bác,nhìu khi do iu cầu của thị hứng,trăng dc xác định cụ thể.nhưng rất nhìu khi trăng chỉ là trăng,nó có ý nghĩa với nàh thơ chỉ vì nó là trăng,chứ ko vì cái j` #.
trong bài thơ "ngắm trăng" này,từ đầu đề cho đến cuối bài thơ là thứ trăng như vậy.đấy là cảm xúc,là tình cảm của nhà thơ trước 1 sự vật mà nhà thơ tìm thấy chính ở đó niềm rung cảm,sự đồng điệu.đây là cuộc tìm đến,cuộc gặp mặt trực típ,ko cần 1 môi giới nào.trăng là bản thân đề tài,toàn bộ đề tài,toàn bộ nguồn rung cảm của nhà thơ.
trong 1 bài thơ đường luật,2 tiếng đầu tiên thường rất quan trọng,bởi vì nó thường quyết định ý tứ của bài thơ.mở như thế nào thì đóng cũng fải cho tương xứng thế đó.bài thơ này mở = 2 tiếng "trong tù".như vậy từ trăng đến việc ngắm trăng đều là trong khuôn khổ của 2 tiếng ấy.
trong tù,ấy là 1 hoàng cảnh đặc biệt,là 1 kỉu sinh hoạt bất bình thường,nếu dùng chữ của bác thì đó là 1 kiểu sinh hoạt "phi nhân loại".ngắm trăng trong 1 hoàn cảnh "phi nhân loại" như thế,liệu thái độ của ng` trong hoàn cảnh ấy sẽ ra sao,liệu có trờ nân "phi nhân loại" ko?
cả câu thơ thứ nhất là nói về hoàn cảnh:
"trong tù ko rượu cũng ko hoa"
nếu 2 tiếng "trong tù" nói về cái chung của hoàn cảnh thì những tiếng típ theo nói đến cái riêng của hoàng cảnh ấy: "ko rượu cũng ko hoa".sao lại nhắc đến chiện hoa với r8uợu ở đây?hóa ra,hoa và rượu là những thứ "phương tiện kèm theo" ko thể thiếu dc để ngắm trăng đối với các thi nhân xưa nay.
ng~ du đã từng viết:
" khi chén rượu khi cuộc cờ,
khi xem hoa nở,khi chờ trăng lên"
(truyện kiều)
cho nên,"ko rượu cũng ko hoa" là 1 điều đáng chú ý.ừ ,cứ cho rượu là thứ khó kiếm,nhưng còn hoa,chiện bt` với mọi ng`,trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù,cũng ko thể nào có dc.đó là chỗ "phi nhân loại" của nhà tù đồng thời là 1 hoàn cảnh "phi nhân loại" đối với 1 nhà thơ nữa.
từ câu thứ nhất ấy,câu thứ 2 bỗng nổi bật lên:
"cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ"
câu thứ nhất như 1 sự trối buộc chặt chẽ khắc nghiệt,1 sự trì kéo hàng ngàn cân,thì câu thứ 2 bay vút lên,nhẹ nhàng,thanh thản như chưa từng bị trối buộc,trì kéo bao h.cái sức trì kéo trối buộc là nặng nề khắc nghiệt đối với ai kia.câu thơ được vít ra tưởng như ko wa 1 cố gắng nào.dây trói tự nó đứt,tâm hồn cứ thế mà bay lên,bay lên,tưởng như toàn bộ sức nặng của sự ràng buộc lại chính là nguồn sức mạnh để vút bay lên vậy.
 
Top Bottom