Tràng Giang và Đây thôn Vĩ Dạ.

T

tuanlshb01

P

phaodaibatkhaxampham

em thân ..ở đề này em có thể làm theo 2 cách như sau
1 nêu luận điểm chung cho cả bài
2 làm từng bài :tức là phân tích từng bài một .sau đó có một đoạn bình luận tổng hợp
theo tôi em nên làm cách 2 vì nó dễ hơn .Vì không có thời gian để viết một dàn ý chi tiết nên tôi lấy ý từ ôn thi sang đây
nếu có thời gian sẽ viết dàn ý chi tiết cho em nhé .
Phân tích

1. Cảm hứng chủ đạo được thi nhân nói rõ ở câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Một thiên nhiên bao la mênh mông, một dòng sông dài, không rõ đâu là nguồn, đâu là cửa sông. Một nỗi niềm “bâng khuâng”, một tấm lòng tha thiết “nhớ” khi đứng trước vũ trụ, nhìn “trời rộng” và ngắm “sông dài”.

2. Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ như một bài thất ngôn tứ tuyệt hoàn chỉnh. Cảnh và tình giao hòa. Cảnh đẹp mà buồn man mác.

- Khổ một, sóng gợn buồn, từng lớp từng lớp như lan tỏa “điệp điệp”, lòng người. Con thuyền và vệt nước song song: “thuyền về nước lại” gợi lên một nỗi buồn chia phôi “sâu trăm ngả”. Một cành củi khô trôi nổi trên tràng giang tượng trung cho sự chết chóc, chia lìa. Vần thơ đầy ám ảnh.

- Khổ 2, gợi tả một không gian mênh mông, vắng lặng. Cồn nhỏ thì “lơ thơ”. Gió nhẹ và buồn đìu hiu: “Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu. Khác nào câu thơ Chinh phụ ngâm: “Non kỳ quạnh quẽ trăng treo - Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”? Các từ láy: lơ thơ, đìu hiu; vần lưng: “nhỏ - gió” gợi cả cái hắt hiu, buồn thê thiết. Không một âm thanh một tiếng động, một tiếng vọng nào từ làng xa. Bầu trời thăm thẳm như soi xuống đáy tràng giang, không gian 2 chiều: sâu chót vót”. Con người càng nhỏ bé, cô đơn trước một không gian: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Câu thơ 7 từ với 3 nét vẽ. Thật hàm súc cổ điển.

- Khổ 3, lại nói về tràng giang. Không cầu. Cũng không đò. Sông đã dài lại thêm mênh mông. Cảnh đôi bờ rất đẹp nhưng vẫn thấm sâu một nỗi buồn xa vắng: “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Trung tâm của bức tranh là “bèo dạt”. Chẳng có mây trôi, chỉ có “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. Một nét vẽ tượng trưng thứ hai đem đến liên tưởng những kiếp người lưu lạc, trên dòng đời. Đúng là sầu nhân thế, vạn cổ sầu như một số nhà thơ lãng mạn, thường nói:

… “Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?”…

(“Chiều” - Hồ ZDếnh).

Hai tiếng “về đâu” gợi tả một nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác. Chỉ biết hỏi mình, chẳng biết hỏi ai. Cô đơn và buồn đến thế là cùng!

- Khổ 4, nói về hoàng hôn:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Một cái nhìn xa vời đến mọi phía chân trời. Cánh chim như chở nặng bóng chiều đang “nghiêng cánh nhỏ”. Mây lớp lớp đùn lên như những “núi bạc”. Cảnh tượng tráng lệ. Cánh chim nhỏ nhoi tương phản với bầu trời bao la, với lớp lớp núi mây bạc nhằm đặc tả nỗi buồn cô đơn. Chữ “đùn” gợi nhớ một tứ thơ Đường: “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (Thu hứng) - Nguyễn Công Trứ dịch: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.

Hoàng hôn phủ mờ tràng giang. Con nước làm xúc động lòng quê. Thôi Hiệu 13 thế kỷ trước, đứng trên lầu Hoàng Hạc, nhìn sông Hán Dương, lòng thổn thức: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Với Huy Cận, chiều nay trên tràng giang, nỗi buồn nhớ quê nhà nhiều lần nhân lên thấm thía: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi nhớ quê, nhớ nhà mênh mang như gửi về mọi phía chân trời và đang trôi theo tràng giang.

Kết luận

“Tràng giang” là bài thơ tuyệt bút tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận thời tiền chiến. Các chi tiết nghệ thuật được chọn lọc tinh tế. Ngôn ngữ hàm súc cổ điển. Cảnh đẹp mà buồn. Cành củi khô, bèo dạt… đầy ám ảnh, mở ra một trường liên tưởng đầy màu sắc suy tưởng. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của khách ly hương tạo nên chất thơ, hồn thơ đẹp, để “Tràng giang” thấm sâu vào lòng người, trở thành “một bài thơ ca hát non sông, đất nước” như Xuân Diệu nhận xét.

1. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ” rút trong tập thơ Điên.

2. Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Giạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.

Phân tích

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Giạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…

Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

3. Ai biết tình ai có đậm đà?

Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Giạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”

Kết luận

“Đây thôn Vĩ Giạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa với, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Giạ” là bài thơ để ta nhớ và ta thương.
 
T

tuanlshb01

em thân ..ở đề này em có thể làm theo 2 cách như sau
1 nêu luận điểm chung cho cả bài
2 làm từng bài :tức là phân tích từng bài một .sau đó có một đoạn bình luận tổng hợp
theo tôi em nên làm cách 2 vì nó dễ hơn .Vì không có thời gian để viết một dàn ý chi tiết nên tôi lấy ý từ ôn thi sang đây
nếu có thời gian sẽ viết dàn ý chi tiết cho em nhé .
Phân tích

1. Cảm hứng chủ đạo được thi nhân nói rõ ở câu đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Một thiên nhiên bao la mênh mông, một dòng sông dài, không rõ đâu là nguồn, đâu là cửa sông. Một nỗi niềm “bâng khuâng”, một tấm lòng tha thiết “nhớ” khi đứng trước vũ trụ, nhìn “trời rộng” và ngắm “sông dài”.

2. Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ như một bài thất ngôn tứ tuyệt hoàn chỉnh. Cảnh và tình giao hòa. Cảnh đẹp mà buồn man mác.

- Khổ một, sóng gợn buồn, từng lớp từng lớp như lan tỏa “điệp điệp”, lòng người. Con thuyền và vệt nước song song: “thuyền về nước lại” gợi lên một nỗi buồn chia phôi “sâu trăm ngả”. Một cành củi khô trôi nổi trên tràng giang tượng trung cho sự chết chóc, chia lìa. Vần thơ đầy ám ảnh.

- Khổ 2, gợi tả một không gian mênh mông, vắng lặng. Cồn nhỏ thì “lơ thơ”. Gió nhẹ và buồn đìu hiu: “Lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu. Khác nào câu thơ Chinh phụ ngâm: “Non kỳ quạnh quẽ trăng treo - Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”? Các từ láy: lơ thơ, đìu hiu; vần lưng: “nhỏ - gió” gợi cả cái hắt hiu, buồn thê thiết. Không một âm thanh một tiếng động, một tiếng vọng nào từ làng xa. Bầu trời thăm thẳm như soi xuống đáy tràng giang, không gian 2 chiều: sâu chót vót”. Con người càng nhỏ bé, cô đơn trước một không gian: “Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Câu thơ 7 từ với 3 nét vẽ. Thật hàm súc cổ điển.

- Khổ 3, lại nói về tràng giang. Không cầu. Cũng không đò. Sông đã dài lại thêm mênh mông. Cảnh đôi bờ rất đẹp nhưng vẫn thấm sâu một nỗi buồn xa vắng: “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Trung tâm của bức tranh là “bèo dạt”. Chẳng có mây trôi, chỉ có “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng”. Một nét vẽ tượng trưng thứ hai đem đến liên tưởng những kiếp người lưu lạc, trên dòng đời. Đúng là sầu nhân thế, vạn cổ sầu như một số nhà thơ lãng mạn, thường nói:

… “Có phải sầu vạn cổ
Chất trong hồn chiều nay?”…

(“Chiều” - Hồ ZDếnh).

Hai tiếng “về đâu” gợi tả một nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác. Chỉ biết hỏi mình, chẳng biết hỏi ai. Cô đơn và buồn đến thế là cùng!

- Khổ 4, nói về hoàng hôn:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,
Lòng quê dợn dợn vời non nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”.

Một cái nhìn xa vời đến mọi phía chân trời. Cánh chim như chở nặng bóng chiều đang “nghiêng cánh nhỏ”. Mây lớp lớp đùn lên như những “núi bạc”. Cảnh tượng tráng lệ. Cánh chim nhỏ nhoi tương phản với bầu trời bao la, với lớp lớp núi mây bạc nhằm đặc tả nỗi buồn cô đơn. Chữ “đùn” gợi nhớ một tứ thơ Đường: “Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (Thu hứng) - Nguyễn Công Trứ dịch: “Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.

Hoàng hôn phủ mờ tràng giang. Con nước làm xúc động lòng quê. Thôi Hiệu 13 thế kỷ trước, đứng trên lầu Hoàng Hạc, nhìn sông Hán Dương, lòng thổn thức: “Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Với Huy Cận, chiều nay trên tràng giang, nỗi buồn nhớ quê nhà nhiều lần nhân lên thấm thía: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi nhớ quê, nhớ nhà mênh mang như gửi về mọi phía chân trời và đang trôi theo tràng giang.

Kết luận

“Tràng giang” là bài thơ tuyệt bút tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận thời tiền chiến. Các chi tiết nghệ thuật được chọn lọc tinh tế. Ngôn ngữ hàm súc cổ điển. Cảnh đẹp mà buồn. Cành củi khô, bèo dạt… đầy ám ảnh, mở ra một trường liên tưởng đầy màu sắc suy tưởng. Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của khách ly hương tạo nên chất thơ, hồn thơ đẹp, để “Tràng giang” thấm sâu vào lòng người, trở thành “một bài thơ ca hát non sông, đất nước” như Xuân Diệu nhận xét.

1. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Giạ” rút trong tập thơ Điên.

2. Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Giạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.

Phân tích

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Vĩ Giạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỷ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Giạ được nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái của “vườn ai”, ngỡ ngàng bâng khuâng, rồi thốt lên “mướt quá xanh như ngọc”. Sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đắt gợi tả sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vừn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…

Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ “lay” cũng gợi buồn.

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Khổ một nói đến “nắng mới lên”, nắng bình minh. Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

3. Ai biết tình ai có đậm đà?

Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Giạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Giạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truối ai đắp mà cao,
Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?
Nong tằm ao cá nương dâu
Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”

Kết luận

“Đây thôn Vĩ Giạ” ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm điệu thiết tha, tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa với, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. “Đây thôn Vĩ Giạ” là bài thơ để ta nhớ và ta thương.
em rất cám ơn anh =))
:)>- nhung anh oi anh có thể phân tích gộp 2 bài cho em dc hok
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom