Sử Trận Đại đồn Chí Hòa

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHỈ 05 NGÀY THỰC DÂN PHÁP ĐÃ CHIẾM GỌN SAIGON- GIA ĐỊNH !!!
Ngày này cách đây 151 năm, trận chiến Đại đồn Chí Hòa (có sách ghi trận Đại đồn Kỳ Hòa) đã diễn ra không mấy khốc liệt tại Sài Gòn. Triều đình Nguyễn sau đã chuyển từ "thủ hòa" sang "chủ hòa"; tự nguyện lần lượt ký các hiệp ước dâng đất đai của Nam Việt cho thực dân Pháp.
Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, đội quân viễn chinh của Pháp chỉ có khoảng 5.000 quân với khoảng 50 chiến thuyền các loại. Về phía Nam Việt (theo trung uý Hải quân Léopold Pallu) ở đồn Chí Hòa có tới 21.000 quân chính quy, 10.000 quân Đồn điền và ở Biên Hòa có 15.000 quân từ miền Trung vào (từ sau khi ông Nguyễn Tri Phương để mất Sơn Trà và Đà Nẵng với cùng một phương án chống giặc bằng cách... đóng cửa thành chờ giặc rút về nước....???!!!)
DIỄN BIẾN:
Vào 04 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, Đại đồn Chí Hoà do Tổng đốc Nguyễn Tri Phương trấn giữ đã bị tấn công trong khi đang kiên định với phương án "chống giặc" kỳ lạ vào loại bậc nhất trong lịch sử quân sự nhân loại: "án binh bất động" - thăm dò động tĩnh của quân địch (?).
04 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, được lệnh của Đề đốc Charner, đại bác của Pháp trên bộ và trên các tàu chiến dọc các tuyến sông đều nhắm vào đại đồn Chí Hòa khai hoả. Đại bác của quân Nam Việt từ Đại đồn cũng đáp trả quyết liệt. Hai bên bắn khơi khơi để "thăm dò" nhau bằng đại bác tới... sáng.
Hôm sau, từ chùa Cây Mai, Đề đốc Charner, Thiếu tướng De Vassoigne và Đại tá Palanca (người Tây Ban Nha) dẫn quân tiến lên cùng với pháo hạng nhẹ. Quân Nam Việt phòng thủ cánh Hữu bắn trả. De Vassoigne và Palanca bị thương. Đại bác Pháp bắn liên tiếp đến 500 phát vào đồn Hữu, sau đó bộ binh tấn công chiếm đồn nhanh chóng. Phía quân Đại Nam (tức Việt Nam) cho Tượng binh xông ra ứng chiến, nhưng đội quân voi tỏ ra không hiệu quả trước đại bác, súng trường Pháp… Đến tối, Thực dân Pháp còn cách Đại đồn Chí Hoà 2km. Hai bên đều ngưng chiến.
05 giờ sáng hôm sau ngày 23 tháng 2, quân Pháp tấn công gần Đại đồn. nhưng đà tiến chậm lại vì vách thành Đại đồn rất cao và có hệ thống phòng thủ. Tại đây, quân Pháp bị quân ta bắn chết và bị thương rất nhiều. Quân Pháp chuyển sang dùng thang và đứng trên vai nhau mà trèo lên vách đồn. Chống chọi được một lúc, tướng Nguyễn Tri Phương bị trúng mảnh đạn đại bác bị trọng thương, ra lệnh rút quân về đồn Thuận Kiều.
Ngày 28 tháng 2, thực dân Pháp tấn công đồn Thuận Kiều, Đại tá Crouzat của Pháp bị thương. Nhưng quan quân thất thủ, bỏ đồn Thuận Kiều chạy tán loạn về Biên Hòa. Đồn Chí Hoà cùng hầu hết vũ khí và kho quân lương đều bị rơi vào tay quân Pháp. Riêng tướng Trương Định lại cho quân rút chạy về hướng Đông Nam, xuống vùng Gò Công (Tiền Giang ngày nay) để tiếp tục gầy dựng binh và kháng Pháp.
KẾT QUẢ
Theo báo Le Mémorial d’ Asie (phát hành tháng 2 năm 1861), sau trận này thực dân Pháp thiệt mạng 16 người & 299 người bị thương. Trong số đó có Thiếu tướng De Vassoigne, Đại tá Palanca, Đại tá Crouzat (đều bị trọng thương); Trung tá thủy quân lục chiến Testard chết ở bệnh viện.
Phía quan binh nhà Nguyễn có khoảng 1.000 người chết & bị thương. Trong số đó có Tham tán Phạm Thế Hiển, Lang trung Nguyễn Duy, Tán tương Tôn Thất Trĩ đều tử trận. Tổng thống quân vụ Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Đại đồn Chí Hoà bị đối phương chiếm mất 2.000 súng bắn đá lửa, 2.000 kg thuốc súng, 150 trọng pháo các cỡ và rất nhiều lương thực.
Sau khi hay tin đại bại, triều đình Nguyễn tức tốc phái Nguyễn Bá Nghi mang 4.000 quân vào chi viện. Nhưng viên tướng này, chỉ đến Biên Hòa thì cho dừng quân lại, cử người đi tìm gặp Đề đốc Charner để xin được... "nghị hòa". Tướng Nghi đã viết sớ tâu về Huế rằng:
- "Việc nước ta ngày nay, trừ một chước hòa không có chước nào khác. Hòa thì không ổn rồi, nhưng trông mong sự khôi phục về sau".
NHẬN XÉT:
GS. Trần Văn Giàu cho rằng: Tuy có chủ trương "vừa công vừa thủ", nhưng không hơn gì Tôn Thất Hiệp, Thống tướng Nguyễn Tri Phương vẫn "án binh bất động". Chỉ khác một điều là ông tập trung sức lực quân dân (khoảng 30.000 người) không phải vào việc đánh mà vào việc xây dựng Đại đồn Chí Hòa nhằm bao vây địch chặt chẽ hơn, tính không cho địch bung ra rộng hơn nữa.
Nguyễn Tri Phương và các võ quan, văn quan cao cấp của triều đình lúc bấy giờ, mang nặng "võ khí chủ nghĩa". Họ hốt sợ trước vũ khí bắn xa mạnh và đúng cùng tàu to của đối phương. Họ đâu có biết rằng yếu tố quyết định là lòng dân, là tinh thần binh sĩ... (Tổng tập, tr. 81). Và Đại đồn thiếu cao thừa rộng, mặt thì yếu, mặt thì mạnh, địch dễ leo vào đánh xuyên hông, đánh bọc hậu...Công trình này xây dựng gần một năm với công sức của mấy vạn quân và dân, chỉ bảo vệ được hơn một ngày thì mất!
Đại đồn Chí Hòa, biểu hiện "chiến lược phòng thủ tai hại" của tướng Nguyễn Tri Phương!

inbound6166523423810728798.jpg inbound2868851830793579508.jpg inbound682003308168280277.jpg

Nguồn: Nguyễn Quốc Huy
 
Top Bottom