Địa 6 Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời

Status
Không mở trả lời sau này.
G

girlcool

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:cool:Nếu Trái Đất chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời mà kô chuyển động quanh trục thì chỉ có 1 ngày 1 đêm trong 1 năm. Nhưng ngày sẽ dài 6 tháng,6 tháng còn lại là đêm.ngày kéo dài 6 tháng thì Trái Đất sẽ hấp thụ 1 lượng nhiệt lớn khiến thời tiết nóng dữ dội:khi (111):, đêm kéo dài 6 tháng thì Trái Đất toả hết nhiệt lượng nên Trái Đất lạnh đi:khi (103):----->kô tồn tại sự sống:khi (41):
 
D

do_re_mon_97

:cool:Nếu Trái Đất chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời mà kô chuyển động quanh trục thì chỉ có 1 ngày 1 đêm trong 1 năm. Nhưng ngày sẽ dài 6 tháng,6 tháng còn lại là đêm.ngày kéo dài 6 tháng thì Trái Đất sẽ hấp thụ 1 lượng nhiệt lớn khiến thời tiết nóng dữ dội:khi (111):, đêm kéo dài 6 tháng thì Trái Đất toả hết nhiệt lượng nên Trái Đất lạnh đi:khi (103):----->kô tồn tại sự sống:khi (41):
Mình cũng nghĩ thế nếu đêm dài 6 tháng thì cây không quang hợp được\Rightarrow con người , động vật sẽ chết vì không có oxi
 
K

kido_b

mình chẳng lo bởi những gì bn nói trên chỉ là nếu mà thoai^^
gọi là giả thiết thì loại nó sớm đi cho rồi
 
G

girlcool

giờ mình đặt câu hỏi ngược lại nha::::::Nếu Trái Đất tự quay quanh trục nhưng ko quay quanh Mawtj trời nữa thì hệ quả sẽ thay đổi như thế nào??????????
 
T

thuyan9i

Năm 1543 công nguyên, nhà thiên văn học người Ba Lan Nicola Kopernik trong tác phẩm vĩ đại của mình: “Thuyết thiên thể vận hành” đã chứng minh rằng không phải Mặt trời chuyển động quanh Trái đất mà là Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời. Đây là sự xoay quanh của Trái đất, thời gian Trái đất quay xung quanh Mặt trời một vòng chính là một năm.

Tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Issac Niutơn, lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trời khoảng 3,5 tỷ Niutơn. Tốc độ chuyển động theo chu vi hình tròn của Trái đất quanh Mặt trời đạt 30 km/s. Do có lực li tâm quán tính sản sinh ra và lực hấp dẫn của Mặt trời với Trái đất là ngang nhau, làm cho Trái đất không bị lệch mà trái lại, luôn quay xung quanh Mặt trời.

Sự thực là, quỹ đạo của Trái đất không phải là hình tròn mà là hình bầu dục. Đầu tháng một hàng năm, Trái đất đi qua một điểm gần nhất với Mặt trời ở trên quỹ đạo, trên phương diện thiên văn học gọi đó là điểm cận nhật, lúc này, Trái đất cách Mặt trời 147,100 triệu km. Còn vào đầu tháng 7, Trái đất đi qua một điểm xa với Mặt trời nhất, đó được gọi là điểm viễn nhật; lúc này, Trái đất cách Mặt trời 152,1triệu km. Căn cứ vào số liệu này, Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 1 to hơn một chút so với Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 7 hàng năm. Nhưng quỹ đạo của t là một hình bầu dục gần bằng hình tròn, vì thế sự khác biệt này trên thực tế không rõ ràng, mắt thường không thể nào nhìn thấy được, chỉ có thông qua việc đo đạc tỷ mỉ mới có thể phát hiện ra được.

Quan trắc chính xác hơn nữa sẽ cho chúng ta biết rằng quỹ đạo của Trái đất và hình bầu dục vẫn có sự khác biệt nho nhỏ, đó là vì Mặt trăng và sao Hoả, sao Kim và các hành tinh khác đều dùng lực hấp dẫn của chúng tác động đến sự chuyển động của Trái đất. Nhưng chúng rất nhỏ so với Mặt trời, tác dụng của lực hấp dẫn đối với Trái đất là rất nhỏ, khó mà so được với Mặt trời, cho nên quỹ đạo của Trái đất vẫn rất giống với hình bầu dục.

Nói một cách nghiêm túc, quỹ đạo quay của Trái đất là một đường cong phức tạp, đường cong này gần như một hình bầu dục với độ chênh lệch rất nhỏ. Các nhà thiên văn học đã hoàn toàn nắm bắt được quy luật chuyển động phức tạp này của Trái đất.
Trái đất cũng giống như 8 hành tinh lớn khác trong hệ Mặt trời, đồng thời với việc quay xung quanh Mặt trời, nó cũng chuyển động không ngừng quanh trục quay giả tưởng. Hiện tượng luân chuyển ngày đêm là do Trái đất tự quay tạo nên.

Mấy trăm năm trước, con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp chứng minh Trái đất tự quay, “quả lắc Phu-côn” nổi tiếng đã cho chúng ta nhìn thấy một cách chính xác sự tự quay của Trái đất. Nhưng tại sao Trái đất có thẻ tự quay xung quanh trục? Và tại sao Trái đất có thể quay xung quanh Mặt trời? Đây là một vấn đề làm cho các nhà khoa học cảm thấy rất hứng thú trong nhiều năm liền. Xem xét sơ lược thì sự quay là một hình thức vận động cơ bản của nhiều thiên thể trong vũ trụ, nhưng để trả lời vấn đề này một cách chính xác, trước tiên còn cần phải làm rõ Trái đất và hệ Mặt trời hình thành như thế nào. Sự khám phá ra hiện tượng tự quay và hiện tượng quay xung quanh của Trái đất có mối tương quan mật thiết đến sự hình thành hệ Mặt trời.

Những lí luận về thiên văn học hiện đại cho rằng, hệ Mặt trời được hình thành từ cái gọi là Tinh vân nguyên thuỷ. Tinh vân nguyên thuỷ là một mảng mây khí lớn và rất loãng, 5 tỉ năm trước đã chịu ảnh hưởng rối loạn và co lại phía trung tâm dưới tác động của lực hấp dẫn. Trải qua thời gian biến đổi dài đằng đẵng, mật độ vật chất của bộ phận trung tâm ngày càng lớn, nhiệt độ cũng cao hơn, cuối cùng đạt đến mức độ có thể dẫn đến phản ứng nhiệt hạch và chuyển hoá thành Mặt trời. Thể khí còn sót lại xung quanh Mặt trời dần dần hình thành một lớp thể khí xoay tròn hình cái chậu, trải qua quá trình co lại, lại va đập, tích tụ, lớp thể khí này từng bước tích tụ thành các hòn chất rắn, hành tinh nhỏ, hành tinh nguyên thuỷ, cuối cùng hình thành các thiên thể trong hệ Mặt trời như các tiểu hành tinh và đại hành tinh độc lập.

Chúng ta biết rằng, cần đo độ chuyển động nhanh chậm của vật thể theo đường thẳng, có thể dùng tốc độ để biểu thị, vậy thì dùng cái gì để đo lường trạng thái quay tròn của vật thể? Có một cách là dùng “lượng chuyển động góc”. Đối với một vật thể chuyển động xung quanh một điểm cố định thì lượng chuyển động góc của nó bằng chất lượng nhân với tốc độ và nhân tiếp với khoảng cách giữa vật thể này và điểm cố định. Trong vật lý học có định luật bảo tồn lượng chuyển động góc rất quan trọng, đó là: Một vật thể chuyển động, nếu không chịu tác động của ngoại lực thì lượng chuyển động của góc của nó sẽ không biến đổi theo sự biến đổi hình dạng của vật thể. Ví dụ: một diễn viên múa Balê, khi đang quay đột nhiên thu cánh tay lại (khoảng cách giữa tâm và điểm cố định nhỏ đi) thì tốc độ quay của người đó sẽ nhanh hơn, bởi vì chỉ có vậy mới có thể bảo đảm vai trò quan trọng trong việc nảy sinh tốc độ tự quay của Trái đất.

Thì ra việc hình thành tinh vân nguyên thuỷ của hệ Mặt trời đã có kèm theo lượng chuyển động góc. Sau khi hình thành hệ thống Mặt trời và hành tinh, lượng chuyển động góc của nó không bị giảm đi, nhưng sẽ có sự phân bổ lại, trong quan trọng tích tụ vật chất lâu dài, các thiên thể lần lượt đạt đến lượng chuyển động góc nhất định từ trong các tinh vân nguyên thuỷ. Do lượng chuyển động góc được giữ cố định, trong quan trọng co lại, tốc độ quay của các hành tinh cũng sẽ tăng lên ngày càng nhanh. Trái đất cũng không là ngoại lệ, lượng chuyển động góc mà nó đạt được phân bố chủ yếu trong việc Trái đất quay quanh Mặt trời, Trái đất quay quanh Mặt trăng và Trái đất tự chuyển động, nhưng cần phân tích chính xác sự chuyển động của Trái đất xung quanh các hành tinh lớn và sự tự vận động của Trái đất, cũng cần sự cố gắng trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay.


chỉ thâý ngươì ta giải thích

traí đâts quay quanh trục
ko noí nó ko quay quanh mătj trơì
 
P

phamminhkhoi

giờ mình đặt câu hỏi ngược lại nha::::::Nếu Trái Đất tự quay quanh trục nhưng ko quay quanh Mawtj trời nữa thì hệ quả sẽ thay đổi như thế nào??????????
Thì theo sức hấp dẫn nó sẽ lao thẳng vào mặt trời. Hệ Mặt trời sẽ không tồn tại.
Nếu trái đất không quay quanh trục:
1. Chênh lệch nhiết độ: nhiết độ không đều giữa hai nửa bán cầu sẽ tạo ra chênh lệch áp suất khí quyển, mà hậu quả là không khí sẽ lưu động liên tục từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp, sinh ra bão lớn quanh năm
2. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ giết chết mọi sinh vật.
3. Khí quyển bị xáo trộn
Bây giờ mình hỏi này: Tại sao sao Hoả có đầy đủ điều kiện cho sự sống (khoảng cách đến mặt trời hợp lý, quỹ đạo chuyển động gần với trái đất, thậm chí các nhà khoa học gần đây còn tìm ra dấu hiệu của nước. Vậy tại sao trên sao hoả không có sự sống ?
 
G

girlcool

Bề mặt sao Hỏa quá mặn nên không thể có sự sống và có lẽ các vi sinh vật cũng khó có thể sống còn trong phần lớn chiều dài lịch sử của hành tinh Đỏ.
Tại hội nghị hàng năm của Hiệp hội Mỹ vì tiến bộ khoa học (AAAS) vừa diễn ra tại Boston, Andrew Knoll – nhà sinh học tại một số đại học Mỹ và là thành viên nhóm vận hành 2 robot thám hiểm sao Hỏa Spirit và Opportunity – thông báo thông tin trên.
Hồi tháng 12-2007, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, robot Spirit đã phát hiện silic gần như nguyên chất trên sao Hỏa, có lẽ đã tạo thành nguồn nước nóng tự nhiên hay lối thoát cho núi lửa.
Trên trái đất, những vi khuẩn sống luôn được tìm thấy trong điều kiện như thế.
Tuy nhiên, dữ liệu được robot Opportunity gửi về sau nhiều tháng xem xét các tảng đá trên bề mặt sao Hỏa, các nhà khoa học khẳng định, dù trong quá khứ trên sao Hỏa có nước nhưng nồng độ cao các khoáng chất đã làm nước ở đây hết sức mặn và có tính axit, nên cả những vi sinh vật có khả năng chịu đựng cao nhất cũng không thể sống còn trong môi trường khắc nghiệt đó.
Kết luận này đã làm tiêu tan hy vọng tìm thấy bằng chứng sự sống trên hành tinh Đỏ.
Tuy nhiên, phát hiện của các robot không thể khẳng định liệu sự sống từng tồn tại trên sao Hỏa hay không.
Theo chỉ huy nhóm nghiên cứu, nhà thiên văn S. Squyres ở Đại học Cornell, bang New York: “Nếu có một nơi có thể sống được trên sao Hỏa, đó là ở sâu dưới lòng đất. Sự sống ở bất cứ nơi nào khác trên hành tinh này cũng phải để lại dấu vết khí của sinh vật”.
Các robot Opportunity và Spirit đã trải qua hơn 1.400 ngày trên bề mặt hành tinh Đỏ và dự kiến tàu Phoenix sẽ đến sao Hỏa vào ngày 25-5-2008 để thay thế.
 
G

girlcool

Bây giờ mình hỏi này: Tại sao sao Hoả có đầy đủ điều kiện cho sự sống (khoảng cách đến mặt trời hợp lý, quỹ đạo chuyển động gần với trái đất, thậm chí các nhà khoa học gần đây còn tìm ra dấu hiệu của nước. Vậy tại sao trên sao hoả không có sự sống ?

Trong khi sự tranh cãi giữa các nhà khoa học vẫn chưa dừng lại về sự tồn tại của sự sống trên sao Hỏa thì mới đây các nhà khoa học lại đưa ra một giả thiết mới về sự tồn tại của sự sống trên hành tinh đỏ này: những ngọn núi lửa bùn.
Tờ “Nhà khoa học mới” của Anh cho biết, các nhà khoa học trước nay đã công nhận trên sao Hỏa tồn tại nước và chất khí methane nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy những chứng cứ trực tiếp cho sự tồn tại của sự sống trên sao Hỏa.
Mới đây, các nhà khoa học cho rằng, những vùng bùn nhão và ẩm ướt được hình thành do các ngọn núi lửa bùn của sao Hỏa phun trào có thể hấp thụ các phân tử hữu cơ, vì thế rất có khả năng ở những nơi này sẽ phát hiện ra sự sống trên hành tinh đỏ.
images1749093_sao-hoa.jpg
Vùng phụ cận của các ngọn núi lửa bùn rất có khả năng tồn tại sự sống... Ảnh: cơ quan vũ trụ châu Âu.
Trước đây các nhà khoa học Mỹ và châu Âu đã xác định rõ trong khí quyển của sao Hỏa tồn tại nguồn gốc của khí methane. Phát hiện này của các nhà khoa học cho rằng, khí methane có khả năng là do các loài vi sinh vật sống ở độ sâu hàng ngàn mét dưới bề mặt sao Hỏa sản sinh ra, nhiệt độ ở đó có thể bảo đảm sự tồn tại của nước ở thể lỏng.
Các nhà khoa học còn tin rằng, những “sự sống trên sao Hỏa” này đến nay vẫn còn tồn tại . Nếu không, trong khí quyển sao Hỏa sẽ không thể có chất methane tồn tại lâu và liên tục như vậy.
Nhưng cũng có nhà khoa học tỏ thái độ bất đồng đối với phát hiện này. Họ cho rằng, tầng khí methane trên bề mặt sao Hỏa có thể là do sự hoạt động của các ngọn núi lửa mà thành. Nhưng mâu thuẫn là ở chỗ, hiện tại trên sao Hỏa vẫn chưa có ngọn núi lửa nào từng được biết đến trong tình trạng vẫn hoạt động.
Đương nhiên, với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại, con người rất khó có thể tiến hành khoan thăm dò sâu để lấy các tiêu bản ở một hành tình khác nhưng, hiện tại việc tiến hành nghiên cứu đối với các tầng sâu của sao Hỏa dường như cũng trở thành một loại khả năng. Các ngọn núi lửa bùn trên sao Hỏa rất có thể là do tầng bùn nhão ở rất sâu phun lên bề mặt của sao Hỏa.

Khí quyển sao hỏa. Ảnh: cơ quan vũ trụ châu Âu.
Hai nhà khoa học Dorothy Z. Oehler và Carlton C. Allen thuộc Trung tâm NASA Johnson Space của Mỹ khi nghiên cứu những bức tranh do tàu thăm dò sao Hoả Odyssey gửi về đã phát hiện ra rằng tại vùng bình nguyên thuộc phía cực bắc sao Hỏa có địa điểm tồn tại rất nhiều các lớp vật thể tích tụ. Các lớp vật thể tích tụ này hình thành một ngọn đồi lớn, ở trong ngọn đồi tồn tại một các đường hầm, hình dạng rất đặc biệt.
Các nhà khoa học thông qua xem xét nhiều ảnh chụp hồng ngoại của sao Hỏa, đã có những phát hiện mới liên quan đến lớp vật thể tích tụ này của sao Hỏa. Chứng cứ cho thấy, chúng có thể nhanh chóng bị nguội đi vào buổi tối, nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ nguội đi của nham thạch núi lửa. Phát hiện này chứng minh, chúng là do những lớp vật chất tích tụ rất mịn tạo thành, ví dụ bùn nhão.
Trước đây cũng đã có các nhà khoa học phát hiện tại vùng phía bắc sao Hỏa có rất nhiều núi lửa bùn (Mud Volcano). Dorothy Z. Oehler và Carlton C. Allen cùng với David Baker của đại học Brown của Mỹ đã một lần nữa tiến hành nghiên cứu đối với những ngọn núi lửa bùn đầy tiềm năng này.
Thông qua những bức ảnh quang phổ của các lớp vật chất tích tụ từ tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter, gọi tắt là MRO) hai nhà khoa học này đã phát hiện ra sự tồn tại của các dấu tích của vật thể ôxit sắt, mà chất ôxit sắt là một điều kiện quan trọng chứng minh sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.
Jack Farmer nhà sinh vật học vũ trụ thuộc đại học bang Arizona cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng, “nguyên nhân của việc hình thành những lớp vật thể tích tụ này có thể là do các ngọn núi lửa bùn phun trào, nhưng một số sự kiện khác như sụt giảm băng hà,… cũng có khả năng lưu lại các lớp tích tụ vật chất tương tự. Ngoài ra, do đất bùn có khả năng hấp thụ các phân tử hữu cơ, như các loại chất Amoniac (NH3), Protit…"
"Chúng tôi có lẽ có thể tìm thấy dấu vết tồn tại của một cơ thể sinh vật nào đó trong đất bùn của các ngọn núi lửa bùn trên sao Hỏa”, ông nói. Có thể nói, việc nghiên cứu đất bùn trong các ngọn núi lửa bùn của sao Hỏa có một ý nghĩa rất to lớn.
Tàu thăm dò sao Hỏa Express của Cục hàng không vũ trụ châu Âu (European Space Agency - ESA) cũng phát hiện một lượng lớn chứng cứ chứng tỏ có một lớp đất sét tồn tại trên sao Hỏa. Điều này cũng đã xác minh giả thiết trước đây về tầng trầm tích của ngọn Olympus dày hàng mấy trăm mét. Số liệu thu được từ việc phân tích mô hình máy tính cho thấy, chính sự phun trào của núi lửa cuối cùng đã tạo nên hình dạng kết cấu hiện nay của ngọn núi Olympus. Quá trình hình thành của ngọn núi lửa Hawaii của Mỹ cũng được các nhà khoa học cho một hiện tượng tương tự.
Các nhân viên nghiên cứu nói rằng họ rất có hứng thú đối với việc tìm hiểu kỹ lưỡng về ngọn núi Olympus. Họ dự đoán rằng, chất lỏng có thể tồn tại ở trong tầng đất sét, nơi mà áp lực không thể tác động đến được, ngọn Olympus dốc về phía cực bắc của sao Hỏa chính là nơi tồn tại loại tầng đất sét này, và tầng đất sét rất có khả năng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom