Hóa 9 Trắc nghiệm

socloccoc1008

Học sinh mới
Thành viên
6 Tháng ba 2022
15
17
6
17
Bình Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mn hỗ trợ em mấy bài trắc nghiệm này với ạ.Biết câu nào làm câu đó trước cũng dc ko cần làm hết 1 lượt.Câu nào trùng có thể đánh trùng câu nào.Hơi dài mong mn thông cảm
Câu 1. Hợp chất hữu cơ nào sau đây chỉ có phản ứng thế với clo, không có phản ứng cộng với clo ?
A. C3H6 B. C4H8 C. C2H4 D. CH4
Câu 2. Sản phẩm chủ yếu của một hợp chất hữu cơ khi cháy là
A. khí nitơ và hơi nước. B. khí cacbonic và khí hiđro.
C. khí cacbonic và cacbon. D. khí cacbonic và hơi nước.
Câu 3. Để loại bỏ khí axetilen trong hỗn hợp với metan người ta dùng
A. khí nito B. khí hiđro C. dung dịch brom D. khí oxi
Câu 4. Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
A. một liên kết đơn. B. một liên kết đôi. C. hai liên kết đôi. D. một liên kết ba.
Câu 5. Các trái cây, trong quá trình chín sẽ thoát ra một lượng nhỏ chất khí là
A. metan. B. etan. C. etilen. D. axetilen.
Câu 6. Khí etilen cho phản ứng đặc trưng là
A. phản ứng cháy. B. phản ứng thế.
C. phản ứng cộng. D. phản ứng trùng ngưng.
Câu 7. Khí X có tỉ khối so với hiđro là 15. Khí X
A. CH. B. C3H8 C. C2H6 D. C2H4
Câu 8. Biết 0,02 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng tối đa với 100ml dung dịch brom 0,2M. Vậy X là
A. C2H4 B. CH4 C. C2H2 D. C2H6
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí etilen ở đktc. Thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng ở đktc là (biết rằng khí oxi chiếm 20% thể tích không khí)
A. 13,44 lít; 67,2 lít. B. 16,8 lít; 84 lít.
C. 6,72 lít; 33,6 lít. D. 3,36 lít; 16,8 lít.
Câu 10. Trong 100 ml rượu 550 có chứa
A. 55 ml nước và 45 ml rượu nguyên chất.
B. 55 ml rượu nguyên chất và 45 ml nước.
C. 55 gam rượu nguyên chất và 45 gam nước.
D. 55 gam nước và 45 gam rượu nguyên chất.
Câu 11. Nhóm –OH trong phân tử rượu etylic có tính chất hóa học đặc trưng là
A. tác dụng được với kim loại giải phóng khí hiđro.
B. tác dụng được với natri, kali giải phóng khí hiđro.
C. tác dụng được với magie, bạc giải phóng khí hiđro.
D. tác dụng được với đồng, sắt giải phóng khí hiđro.
Câu 12. Cho 5,6 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 4,6 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là
A. 44,4%. B. 45,6 %. C. 66,7%. D. 55,8 %
Câu 14. Hòa tan một mẫu natri dư vào rượu etylic nguyên chất thu được 2,24 lít khí H2 ( đktc). Thể tích rượu etylic đã dùng là (Biết khối lượng riêng của rượu etylic là D= 0,8g/ml)
A. 11,0 ml. B. 11,5 ml. C. 12,0 ml. D. 12,5 ml.
Câu 15. Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ
A. trên 5%. B. dưới 2%. C. từ 2% - 5%. D. từ 3% - 6%.
Câu 19. Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng
A. làm quỳ tím hóa xanh. B. làm quỳ tím hóa đỏ.
C. không làm quỳ tím đổi màu. D. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.
Câu 20: Công thức hóa học viết sai
A. CH2=CH-CH3. B. CH3-CH3
C. CH2-CH2. D. CH2=CH2.
Câu 21: Dãy chất đều tham gia phản ứng thủy phân
A. chất béo, saccarozơ, tinh bột B. tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
C. tinh bột, glucozơ, protein. D. glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ.
Câu 22: Trên vỏ lon bia Tiger 330 ml có ghi độ cồn ( độ rượu) là 4,60. Vậy thể tích rượu etylic có trong 330 ml bia trên là
A. 14,12 ml. B. 15,18 ml C. 13,18ml. D. 11,35 ml.
Câu 24: Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit ta thu được
A. glixerol và axit béo. B. glixerol và muối của axit béo.
C. glixerol và hỗn hợp muối của axit béo. D. glixerol và hỗn hợp các axit béo.
Câu 25: Hòa tan hết 80 ml rượu etylic vào nước để được 400 ml dung dịch rượu. Độ rượu là
A. 20o. B. 40o. C. 46o. D. 80o.
Hướng dẫn giải:
Công thức tính độ rượu: Độ rượu =VC2H5OH /Vdd.100
Độ rượu =80:400×100=20⁰ Đáp án A
Câu 26: Số mol rượu etylic có trong 200 ml rượu C2H5OH 46o (D= 0,8 g/ml)?
A. 0,4 mol. B. 0,8 mol. C. 1,6 mol. D. 3,2 mol.
Hướng dẫn giải:
Công thức tính độ rượu: Độ rượu =VC2H5OH /Vdd.100
VC2H5OH = Độ rượu.Vdd/100 = 46.200/100=92 ml
D = m . V ⇒ mC2H5OH = D.V = 92 . 0,8=73,6(g) ⇒ n C2H5OH =73,6/46=1,6 mol Đáp án C
Câu 27: Cho 20 g glucozơ chứa 10% tạp chất lên men thành ancol. Tính thể tích của ancol 46o thu được? Biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8g/ml và trong quá trình chế biến ancol bị hao hụt mất 5%.
A. 23,75 B. 11,875 C. 5,4625 D. 10,925 Đáp án A
Câu 28: Khi lên men 180 gam glucozơ với hiệu suất 100%. Khối lượng ancol etylic thu được là
A. 92 g. B. 123 g. C. 145 g. D. 110 g.
Câu 30: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là
A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%. Đáp án B
Câu 31: Lên men 1 lít ancol etylic 46o thu được giấm ăn. Biết hiệu suất của phản ứng lên men là 100% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml. Khối lượng axit axetic trong giấm là bao nhiêu?
A. 240 g. B. 280g. C. 400g. D. 480g. Đáp án D
Câu 32: Cho 18 gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khối lượng ancol thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 100%.
A. 9,2 gam. B. 4,6 gam. C. 120 gam. D. 180 gam.
Đáp án A
Ví dụ 33: Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn vào dung dịch CH3COOH. Thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là
A. 0,56 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 3,36 lít.
Câu 34: Dãy chất phản ứng với axit axetic là
A. ZnO, Cu, Na2CO3, KOH B. ZnO, Fe, Na2CO3, Ag
C. SO2, Na2CO3, Fe, KOH D. ZnO, Na2CO3, Fe, KOH
Câu 37: Cho 12 gam axit axetic tác dụng với 9,2 gam rượu etylic đun nóng và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%) khối lượng etyl axetat là :
A. 8,8g B. 88 g C. 17,6 g D. 176 g
Câu 38: Cho 30 gam axit axetic tác dụng với 27,6 gam rượu etylic có H2SO4 đặc làm chất xúc tác đun nóng được 35,2 gam este .Tính hiệu suất của phản ứng este hóa?
A. 40% B. 60% C. 80% D. 100%
Câu 39: Thuốc thử dùng đề phân biệt axit axetic và rượu etylic là
A. kim loại Na. B. quỳ tím. C. dung dịch NaNO3. D. dung dịch NaCl.
Câu 40: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt axetilen, etilen và metan?
A. Quỳ tím. B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch nước brom. D. Dung dịch AgNO3/NH3 và dd brom.
Câu 41.Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?
 A. CH4, C2H6, CO. B. C6H6, CH4, C2H5OH.
 C. CH4, C2H2, CO2 D. C2H2, C2H6O, BaCO3.
Câu 42: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon ?
 A. C2H6, C4H10, CH4. B. CH4, C2H2, C3H7Cl.
 C. C2H4, CH4, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 43: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?
 A. C2H6O, C2H4, C2H2. B. C2H4, C3H7Cl, CH4O.
 C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Br. D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 41: Trong các chất sau: CH4, CO, C2H6, K2CO3, C2H5ONa có
 A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ.
 B. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ.
 C. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ.
 D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ.
Câu 42: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố C trong C2H6O là
 A. 52,2%. B. 55,2%. C. 13,0% . D. 34,8%.
Câu 43: Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có
 A. hai liên kết đôi. B. một liên kết đôi.
 C. một liên kết đơn. D. một liên kết ba.
Câu 44: Khi đốt cháy khí etilen thì số mol CO2 và H2O được tạo thành theo tỉ lệ
 A. 2 : 1. B. 1 : 2. C. 1 : 3. D. 1 : 1.
Câu 45: Tính chất vật lí cơ bản của metan là
 A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
 B. chất khí, màu vàng lục, tan nhiều trong nước.
 C. chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
 D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 46: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là
 A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế.
 C. phản ứng tách  D. phản ứng trùng hợp.
Câu 47: Chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là
 A. CO2. B. C2H4. C. C2H6. D. CH4.
Câu 48: Phân biệt metan và etilen dùng dung dịch nào sau đây ?
 A. Br2 B. NaOH C. NaCl D. AgNO3 trong NH3
Câu 48: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là
 A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 8,96 lít.
Câu 49: Dẫn 0,05 mol khí axetilen qua bình đựng dung dịch nước brom dư. Khối lượng brom tham gia phản ứng là
 A. 16,0 gam. B. 20,0 gam. C. 26,0 gam. D. 32,0 gam.
Câu 50: Polime nào sau dây không phải là polime thiên nhiên?
 A. Poli(vinyl clorua). B. Xenlulozơ. C. Protein D. Tinh bột.
Câu 51: Mắt xích của PE?
 A. Metan B. Aminoaxit C. Etilen D. Etanol
Câu 52: Dãy nào sau đây đều gồm các chất thuộc loại polime?
 A. Metan, etilen, polietilen B. Metan, tinh bột, polietilen
 C. Poli (vinyl clorua), etilen, polietilen D. Poli (vinyl clorua), tinh bột, polietilen
Câu 53: Trứng là loại thực phẩm chứa nhiều
 A. chất béo. B. chất đường. C. chất bột. D. protein.
Câu 54: Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố
 A. lưu huỳnh. B. sắt. C. clo. D. nitơ.
Câu 55: Dấu hiệu để nhận biết protein là
 A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.
 B. có phản ứng đông tụ thành chất màu trắng khi đun nóng.
 C. thủy phân trong dung dịch axit.
 D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.
Câu 56: “Mắt xích” trong phân tử protein là
 A. xenlulozơ B. glucozơ C. aminoaxit D. etilen.
Câu 57: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
 A. Tinh bột và xenlulozơ dễ tan trong nước.
 B. Tinh bột dễ tan trong nước còn xenlulozơ không tan trong nước.
 C. Tinh bột và xenlulozơ không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
 D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn xenlulozơ không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.
Câu 58: Tinh bột, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng
 A. hòa tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thủy phân.
Câu 59: Để phân biệt tinh bột và xenlulozơ ta dùng
 A. quỳ tím. B. iot. C. NaCl. D. glucozơ.
Câu 60: Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng thủy phân?
 A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.
Câu 61: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu
 A. xanh. B. đỏ. C. tím. D. vàng nhạt.
Câu 62: Saccarozơ tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?
 A. Phản ứng tráng gương. B. Phản ứng thủy phân.
 C. Phản ứng xà phòng hóa. D. Phản ứng este hóa.
C âu 63: Khi đun nóng dung dịch đường saccarozơ có axit vô cơ xúc tác ta được dung dịch chứa
 A. glucozơ và mantozơ. B. glucozơ và glicozen.
 C. fructozơ và mantozơ. D. glucozơ và frutozơ.
Câu 64: Đường mía là loại đường nào sau đây ?
 A. Mantozơ. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 65: Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch saccarozơ và glucozơ ?
 A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. Dung dịch NaOH.
 C. Dung dịch AgNO3 /NH3. D. Na kim loại.
Câu 66: Glucozơ có nhiều nhất trong
 A. thân cây mía. B. quả nho chín. C. gạo lứt. D. mô mỡ động vật.
Câu 67: Cho 0,1 mol glucozơ phản ứng với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được khối lượng Ag là
 A. 1,08 gam. B. 10,08 gam C. 2,16 gam. D. 21,6 gam.
Câu 68 . Rượu 45o nghĩa là:
A. Trong 100 ml rượu 45o có 45 ml rượu nguyên chất và 55 ml nước
B. Trong 100 ml rượu 45o có 55 ml rượu nguyên chất và 45 ml nước
C. Trong 100 ml rượu 45o có 45 ml rượu và 55 ml nước
D. Trong 100 ml rượu 45o có 55 ml rượu và 45 ml nước
Câu 69 . Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành bao nhiêu loại?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 70. Thành phần chính của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu là:
A. CO2 B. CH4 C.C2H4 D.C2H6
 

kaede-kun

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
HV CLB Địa lí
Thành viên
10 Tháng sáu 2020
1,691
10,852
806
Tây Ninh
~ Outer Space ~
1. D
2. D
3. C
4. C
5. C
6. C
11. B
15. C
19. A
39. B
40. D
41 . B
42. A
43. C
41(2). D
42 (2). A
43(2). B
44. D
45. D
46. B
47. C
48. A
có mấy câu lặp số lên mình thêm (2) để bạn phân biệt nhé
mình chỉ làm đc mấy câu thôi , còn phần sau thì mình chưa học nhưng mong có thể giúp ích cho bạn ^^
CHÚC BẠN HỌC TỐT :3
 
Top Bottom