trả lời câu hỏi vật lý

L

lethikimthoa52

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Nêu đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn?
2) giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
3) theo dõi nhiệt độ băng phiến lỏng để nguội người ta thấy :
- trong 5 phút đầu nhiệt độ băng phiến giảm từ 90 độ C xuống 80 độ C
- trong 10 phút sau nhiệt độ băng phiến không thay đổi
- trong 5 phút tiếp theo nhiệt độ băng phiến giảm từ 80 độ C đến 70 độ C
( các bạn vẽ hình )
a) đoạn nằm ngang trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
b) các đoạn nằm nghiêng trong đường biểu diễn ứng với quá trình nào?
4) tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dân cao hơn mức ban đầu ?
5) tại sao trong các tủ lạnh bộ phận làm lạnh bao giờ cũng được lắp ở phía trên cửa tủ ?
6) khi nóng lên , cả bầu , ống thủy tinh và thủy ngân trong bầu của một nhiệt kế đều giãn nở . tại sao thủy ngân vẫn dâng lên trong ống ?
7) tại sao khi tắm ta có cảm giác mát lạnh
 
S

scientists

1.
+ Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.


2. Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.

3. Đồ thị này cũng đơn giản nên bạn có thể tự vẽ
4. - Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lúc đầu mực chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống vì thuỷ tinh nở ra nhưng chất lỏng chưa kịp nở.
- Sau đó chất lỏng nở ra, và nở nhiều hơn chất rắn nên mực chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên cao hơn mức ban đầu.


5. Trong tủ lạnh bộ phận làm lạnh được lắp ở phía trên để khi tủ lạnh hoạt động, phần không khí ở phía trên gặp lạnh co lại, trọng lượng riêng tăng nên chuyển động xuống phía dưới, phần khồng khí ở phía dưới chưa được lạnh nên trọng lượng riêng nhỏ hơn chuyển động đi lên. Cứ như thế tạo thành dòng đối lưu làm cho không khí bên trong tủ lạnh nhanh lạnh.

6. Ở một nhiệt độ khá cao, sự giãn nở của bầu chứa thủy ngân bằng thủy tinh (cũng như mọi chất rắn) không nhiều, cũng ở cùng nhiệt độ ấy, thủy ngân là chất lỏng thì giãn nở nhiều và nhanh chóng nên nó dâng lên.

7. Sau khi tắm, nước trên người bay hơi, khi nước bay hơi, nhiệt độ trong cơ thể (thân nhiệt) giảm xuống gây cho ta cảm giác mát lạnh.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom