Sử 10 TQ thời phong kiến

Joli Talentueux

Học sinh gương mẫu
Thành viên
21 Tháng một 2019
917
2,509
306
17
Lào Cai
Lào Cai
Phường đen GHA
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?
Câu 2: Chứng minh nhà Đường là thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc
Câu 3: Chứng minh mầm mống TBCN xuất hiện ở TQ vào thời nhà Minh
Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của thành tựu văn hóa TQ đến VN như thế nào?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành như thế nào?
a. Hoàn cảnh ra đời:
+ Thời cổ đại, có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang.
+Các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh nhằm xâu xé và thôn tính lẫn nhau, tạo thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.
+ Thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.=> Nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ.
+ Năm 221 TCN, Tần thống nhất được Trung Quốc.

b. Quá trình phát triển:
+ Thời Tần, các giai cấp mới được hình thành:
- Quan lại: Có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.
- Nông dân bị phân hóa:
  • Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột.
  • Một số khác giữ được ruộng đất cày cấy => trở thành nông dân tự canh.
  • Còn lại là nông dân lĩnh canh, họ rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô.
=> Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã. Chế độ phong kiến được xác lập.
Câu 2: Chứng minh nhà Đường là thời kỳ phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc
Sự hình thành: Năm 618, Lý Uyên lên ngôi vua, lập ra nhà Đường (618 – 907).
Nông nghiệp:

+ Giảm sưu thuế, bớt lao dịch.
+ Thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu. Ruộng tư nhân phát triển.
+ Áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất như chọn giống...
=> Nông nghiệp thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.
Thủ công nghiệp:
+ Bước vào giai đoạn thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có đông người làm việc.
Thương Nghiệp
+ Ngoài đường biển đã hình thành "con đường tơ lụa", buôn bán với nước ngoài làm cho ngoại thương được khởi sắc.
Chính trị: Từng bước hoàn chỉnh chính quyền từ trung ương xuống địa phương nhằm tăng cường quyền lực tuyệt đối của hoàng đế.
+ Lập thêm chức Tiết độ sứ (là những thân tộc và công thần) trấn ải các miền biên cương.
+ Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (không chỉ quý tộc mà cả con em địa chủ).
=> Chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho quý tộc, địa chủ tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến thời đường được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
Đối ngoại:
+ Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược : Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam... lãnh thổ được mở rộng và trở
+ Trung Quốc dưới thời Đường trở thành một đế quốc phong kiến phát triển nhất.

Câu 3: Chứng minh mầm mống TBCN xuất hiện ở TQ vào thời nhà Minh
Các vua triều Minh đã thi hành biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế. Đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc:
+ Nông nghiệp: có bước tiến bộ về kĩ thuật canh tác, diện tích mở rộng hơn, sản lượng lương thực tăng.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Hình thành các công xưởng thủ công; có người làm thuê trong một số nghề dệt, mía đường...
- Các nhà buôn lớn cũng xuất hiện, họ có nhiều vốn và nguyên liệu thêm giao cho các hộ thủ công để thu thành phẩm.
- Các thương nhân bao mua, đem hàng đi trao đổi khắp trong và ngoài nước.
=> Hoạt động của họ thâm nhập vào cả lĩnh vực nông nghiệp như mùa xuân họ suất vốn cho nông dân trồng mía, mùa đông thu lại bằng đường.
+ Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh, Nam Kinh là những trung tâm chính trị và kinh tế lớn.
Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của thành tựu văn hóa TQ đến VN như thế nào?
Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc về: tư tưởng tôn giáo (Nho giáo), chữ viết (chữ Hán), Văn học, Kiến trúc, điêu khắc...:
+ Tư tưởng tôn giáo: Nho giáo được giai cấp thống trị tiếp nhận và trở thành hệ tư tưởng chính thống. Đến thời Lê Sơ Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
+ Văn học chữ Hán phát triển với hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bạch Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải... với nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc...

Xin lỗi bạn về sự chậm trễ này. Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ.

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom