CLB Khu vườn ngôn từ [Tphv Clb Thơ, Văn] Biết ơn - chân lí sáng ngời đến ngàn năm

Haru Bảo Trâm

Á quân The English S1
Thành viên
27 Tháng tám 2017
581
1,169
219
TP Hồ Chí Minh
THCS Thị trấn 2
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BIẾT ƠN - CHÂN LÍ SÁNG NGỜI ĐẾN NGÀN NĂM
Tất cả mọi thứ ta đang hưởng thụ hôm nay đâu phải tự dưng mà có. Từ tấm áo ta mặc đến chén cơm ta ăn, tất cả đều là do bàn tay khéo léo của người thợ may và sự cần cù bác nông dân trên đồng. Trong cuộc sống, đôi khi con người ta bị cuốn vào guồng quay cuộc sống, mải mê chạy theo đồng tiền. Đến khi thành công, họ chỉ ích kỉ giữ thành quả cho riêng mình và vô tâm, quên đi những người đã giúp đỡ mình những lúc khó khăn, cùng cực nhất của cuộc đời. Tuy sự giúp đỡ không lớn nhưng nếu không có nó, họ cũng như ta đâu thể ngồi đây sung sướng hưởng thụ thành quả như ngày hôm nay.
Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa, mang một giá trị đạo đức đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. Có lẽ vì vậy, truyền thống này không bị phai mờ theo năm tháng mà còn được gìn giữ và phát triển đến ngày nay. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất trong gia đình vào những dịp Tết đến xuân về. Mọi người dọn dẹp, chưng hoa quả trên bàn thờ, trang hoàng nhà cửa đón tổ tiên về cùng vui Tết với con cháu. Vào những ngày giỗ, con cháu thường thắp nén hương cho tổ tiên, bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ đến công đức của những người đã khuất trong gia đình. Dân gian có câu:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mùng mười tháng ba.”
Hằng năm, cứ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, mọi người lại nô nức đổ về đền Hùng, Phú Thọ để làm lễ dâng hương tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị vua Hùng. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ truyền thống trọng đại của dân tộc ta.
Năm nào cũng vậy, nhân dân ta lại tổ chức những lễ hội lớn. Gần gũi với học sinh nhất là ngày 20/11, ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam. Cứ đến dịp này, học sinh cả nước lại hân hoan viết thiệp, tặng những bó hoa tươi thắm đến các thầy cô. Hay gần đây nhất là ngày 27/2, ngày Thầy thuốc Việt Nam. Các y, bác sĩ đang hàng ngày âm thầm tận tình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, họ thật xứng đáng để được mọi người khắp cả nước dành ra một dịp riêng gửi lời tri ân đến mình. Hoặc không thể không kể đến ngày Thương binh liệt sĩ 27/7. Xuyên suốt bảy mươi năm, cho dù trong khói lửa chiến tranh hay khi bầu trời đã xanh một sắc thanh bình, toàn dân cùng nhau phát động, hưởng ứng phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” nhằm thăm hỏi, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và xây dựng nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với cách mạng... Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng thấy những đền miếu, chùa chiền hay các đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng đã cống hiến và hi sinh vì nền trời Tổ quốc.

image.jpg

Nhưng không chỉ trong các ngày lễ chúng ta mới bày tỏ lòng biết ơn mà ngay trong cuộc sống hằng ngày, ta cũng có thể thể hiện điều đó qua lời nói và hành động cụ thể. Đấm bóp chân tay cho ông bà khi đau nhức. Khi cha mẹ đi làm về mệt, ta rót một li nước mát cho cha mẹ uống. Hay chỉ cần trân trọng tấm áo mà ta đang mặc, chén cơm mà ta đang ăn, không bỏ thừa... Như vậy cũng đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của chúng ta rồi.
Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn nhiều kẻ không hiểu được đạo lí ấy mà ngược lại, họ vô cùng tráo trở, “qua cầu rút ván”, không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ thừa hưởng. Thường thấy nhất là những đoạn clip con cái đánh, bỏ đói cha mẹ hay vô lễ với thầy cô trên mạng xã hội. Họ quả là những con người vô ơn bội nghĩa, đáng bị xã hội lên án. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải trân trọng những gì mình đang có và sử dụng chúng hiệu quả, tránh lãng phí để không phụ công ơn của người đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hơn nữa, hãy ra sức thi đua học tập thật tốt để mai sau, chúng ta lại trở thành “kẻ trồng cây” cho thế hệ sau là người “ăn quả”.
Luôn giữ cho mình tấm lòng biết ơn chính là một loại mỹ đức, là cách sống thông minh. Một người có nhiều tiền trong tay, chắc gì đã giàu sang? Sống với lòng biết ơn, luôn mong có dịp đền đáp công ơn người khác mới là kẻ hạnh phúc và giàu có nhất thiên hạ.
==============================================================
Đây vốn là bài tập làm văn số 5. Mặc dù đã kiểm tra nhưng vì lập luận yếu nên mình mới đem ra sửa lại nhiều đoạn. Đọc lại thấy ổn hơn mới dám đăng lên, mong mọi người cùng góp ý.
 
Top Bottom