TOPIC tổng hợp các bài hình học giải tích phẳng khó và lạ

M

manlonely838

Bn ơi cho tớ hỏi sao giải hệ ra nghiệm duy nhất thì c = +-3?????

Thay (2) vào (1) rồi biện luận phương trình bậc 2 theo x có nghiệm duy nhất ;)
Có gì add nick duynhana1 nhé.

Rút $x$ ra theo $y$ và $c$. Sau đó thay vào PT elip trên. Chuyển về PT bậc hai theo $x$ rồi cho $\Delta =0$ sẽ tìm được $c=\pm 3$.
 
N

nhu_quoc_thang

Khó đấy!!! Các bạn cùng giải nha!!!

Cho điểm A(1;1) ; B(3;2) ;C(7;10) Viết phương trình đường thẳng d đi qua A sao cho khoảng cách d( B,d) + d( C,d) max ?
 
M

minhpkc39

Bài 9 :
Trong mặt phẳng Oxy cho tam giác ABC có A(6;10). tâm đường tròn ngoại tiếp là I(6;5), tâm đừơng tròn nội tiếp là K(2;11/2). Viết phuơng trình đuờng thẳng AB, BC, AC
 
N

nhancontien

Bài 2. Các bạn giải dài quá.
Gọi G(x,y) là trọng tâm tam giác ABC, dùng tính chất đường thẳng Euler, suy ra toạ độ G, suy ra toạ độ M là trung điểm BC. Đường thẳng BC qua M và vtpt AH. Viết được rồi, Ok? Cách giải hay thì cám ơn nghe!
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenhientk21

Bài ni vui nè!!
Bài 5:
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho 2 đường thẳng: $$\begin{cases}(L_1):\ 4x-2y+5=0 \\ (L_2):\ 4x+6y-13=0 \end{cases}$$ Đường thẳng $\Delta$ cắt $(L_1)$, $(L_2)$ lần lượt tại $T_1$ và $T_2$. Biết rằng $(L_1)$ là phân giác góc tạo bởi $OT_1$ và $\Delta$, $(L_2)$ là phân giác của góc tạo bởi $OT_2$ và $\Delta$. Tìm tọa độ giao điểm của $\Delta$ và trục tung?

(Đề thi thử THPT Chuyên Quốc học Huế - 2012)

Qua (L1), (L2) lấy lần lượt A, B đối xứng với O. Với điều kiện đề bài thì A, B thuộc $\Delta$. Do đó ta viết được phương trình đt $\Delta$ đi qua 2 điểm A, B. Sau đó tìm giao điểm với trục tung thôi. ;)
 
A

abbyt

Cho tam giác ABC cân tại A. D thuộc AB sao cho AD= AB/3. Từ B kẻ BH vuông góc với CD. Gọi M là trung điểm của CH. Biết tọa độ A và M. Tìm tọa độ C
 
C

covichitrang

Trích của duynhan1 :
Bàì 4
Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC vuông tại A có: B(−3;0), C(3;0). Biết tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC thuộc đường thẳng y=x. Tìm tâm I và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC biết I có tung độ dương.

Cách giải của mình là :
Vì góc A bằng 90 độ nên tổng 2 góc B và C bằng 90. Vì vậy, hai góc IBC và ICB có tổng bằng 45 độ nên góc BIC bằng 135 độ. Đến đây, mình tham số hóa I, đồng thời giải tích vô hướng của hai vec tơ IB và IC. Tìm được điểm C thì mình tìm được bán kính dựa vào khoảng cách từ I đến BC
 
C

covichitrang

Trích của duynhan1 :
Bàì 4
Trong mặt phẳng Oxy, cho tam giác ABC vuông tại A có: B(−3;0), C(3;0). Biết tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC thuộc đường thẳng y=x. Tìm tâm I và bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC biết I có tung độ dương.

Cách giải của mình là :
Vì góc A bằng 90 độ nên tổng 2 góc B và C bằng 90. Vì vậy, \{IBC} và \{ICB} có tổng bằng 45 độ nên góc \{BIC} bằng 135 độ. Đến đây, mình tham số hóa I, đồng thời giải tích vô hướng của hai vec tơ IB và IC. Tìm được điểm C thì mình tìm được bán kính dựa vào khoảng cách từ I đến BC
 
Top Bottom