Văn Topic ôn thi vào lớp 10 chuyên Văn

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGHỆ AN
(Đề thi chính thức)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC: 2011 - 2012

[TBODY] [/TBODY]
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------------------------------------------​

Câu 1 (4,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
(Ngữ văn 9 – tập 1, NXB Giáo dục 2006, trang 93, 94)
a. Tìm hai từ đồng nghĩa với từ tưởng. Có thể thay thế các từ tìm được với từ tưởng không? Vì sao?
b. Nêu và phân tích giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong đoạn thơ.

Câu 2 (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, bệnh tật và nghèo túng khiến Giôn-xi tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời…
Nhưng, “chiếc lá cuối cùng vẫn còn” làm cho Giôn-xi tự thấy mình “thật là một con bé hư…Muốn chết là một tội”. Cô lại hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ và như lời bác sĩ nói, cô đã thoát “khỏi nguy hiểm” của bệnh tật.
Qua những thay đổi của Giôn-xi, em hãy viết một bài luận thể hiện suy nghĩ về nghị lực sống của con người.

Câu 3 (10,0 điểm) Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu. Từ đó, nêu ý kiến của em về cách để nhà văn đối thoại thành công với bạn đọc qua một tác phẩm văn học.
 
  • Like
Reactions: tdoien

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH THÁI NGUYÊN


(ĐỀ THI CHÍNH THỨC)

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2012 - 2013


MÔN THI: NGỮ VĂN
(dành cho các thí sinh thi Chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
[TBODY] [/TBODY]

Câu 1 (2 điểm)

Hãy trình bày cảm nhận của em về một chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt).

Câu 2 (3 điểm)

Đọc câu chuyện sau:
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, SGK Ngữ văn 9 tập một, trang 22, NXB Giáo dục Việt Nam 2010)
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) bày tỏ ý kiến của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên.

Câu 3 (5 điểm)

Tuy thuộc hai thể loại khác nhau, nhưng Nói với con của nhà thơ Y Phương và Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đều là những tác phẩm hay viết về vẻ đẹp của tình cha con, sự gắn bó, hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước.
Bằng sự hiểu biết của mình về hai tác phẩm, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN


(Đề thi chính thức)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC 2O12 – 2013
Môn thi: NGỮ VĂN (Hệ chuyên)


(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 05/07/2012
[TBODY] [/TBODY]

Câu 1: (4,00 điểm)

“Ngày bạn có thể ngoảnh đầu nhìn lại quá khứ và nở nụ cười với chính mình thì đó cũng là ngày bạn trưởng thành”
(Ethel Barrymore).
Em có suy nghĩ gì về câu nói trên?

Câu 2: (6,00 điểm)

Một trong những giá trị nổi bật của văn học Việt Nam là tinh thần yêu nước. (Tổng kết Văn học – SGK Ngữ Văn lớp 9, tập 2, NXB Giáo Dục).
Bằng những hiểu biết về văn học Việt Nam từ 1945 đến nay (trong chương trình Ngữ văn lớp 9), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 

tdoien

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
28 Tháng hai 2017
1,929
2,804
544
Nam Định
Trường Trung học Phổ thông Trực Ninh B.
2.
20170603194049-de-van.jpg
Hì hì, mình đánh giá theo chiều hướng cá nhân về đề này: đề này không hề dễ ăn, nhưng có một lỗ hổng rất lớn là không bao quát kiến thức.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Hì hì, mình đánh giá theo chiều hướng cá nhân về đề này: đề này không hề dễ ăn, nhưng có một lỗ hổng rất lớn là không bao quát kiến thức.
đề thi chuyên là vậy đó. Nó đòi hỏi kiến thức rộng hơn các loại đề thi dành cho học sinh đại trà. Không bao quát kiến thức không phải là lỗ hổng, mà nó đòi hỏi 1 lượng lớn kiến thức rộng hơn rất nhiều so với đề đại trà nha. Đó là cái hay của đề chuyên Văn nhằm chọn ra học sinh ưu tú nhất.
 

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình
bạn có đề chuyên văn của thanh hóa ko.mik thi vào trường chuyên lam sơn thanh hóa
 

Anh _Tuấn

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng mười 2017
224
137
51
Thanh Hóa
THCS Hải Bình
mik cần đề năm nay,chứ ko phải đề mấy năm khác
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Mình sưu tầm được khá nhiều đề NLXH ở đây nè! Mọi người cùng làm nhé!
Đề 1 :Hãy viết 1 đoạn văn ngắn(khoảng 10-15 câu) về vấn đề học tập hiện nay của học sịnh.
Đề 2 : Xác định hàm ý trong câu “Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”. Viết bài văn nghị luận về hàm ý đó
Đề 3 : Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chum hoa thật rực rỡ. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng đó
Đề 4 : Những người bạn giả dối như một chiếc bóng. Theo chúng ta khi chúng ta ra ngoài nắng ấm và rời bỏ chúng ta khi chúng ta bước vào bóng râm (Bô – Vi) . Nêu ý kiến của em về câu nói trên
Đề 5 : Trong bài “Sang thu” Hữu Thỉnh có viết
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã với dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Từ khổ thơ trên và những hiểu biết về xã hội , em thấy mình cần chuẩn bị những gì để ứng phó với những khó khan, thử thách trong cuộc sống. Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 6 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giao tiếp của học sinh khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 7 : Trong trái tim thế hệ trẻ một thời :” Những người đẹp nhất, thông minh nhất,can đảm nhất,cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”( lời Phuong định) . Hôm nay, tỏng trái tim em ai là người đẹp nhất. Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 8 : Từ văn bản “ những ngôi sao xa xôi ” hãy nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 9 : Hiện nay, các bạn học sinh không có thói quen đọc sách ngoài giờ học. Suy nghĩ của em về vấn đề trên.
 
  • Like
Reactions: Nguyenngocthuyduong

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
cho mình hỏi: Khi viết đoạn văn có sử dụng thành phần tiếng việt, nếu người ta bắt trong đoạn văn có sử dụng một thán từ (gạch chân)
vậy mình thử ví dụ " Ôi, ông Hai thật đáng thương làm sao!(1)", thán từ như vậy có đúng không? hay sẽ phải viết tách biệt một câu :" Ôi!(1) Ông Hai thật đáng thương!(2)". Nếu như gạch chân thán từ như câu " Ôi, ông Hải thật đáng thương làm sao!(1)" thì nhỡ lại nhầm với thành phần biệt lập cảm thán thì sao? mình phân vân lắm! Giúp mình với!
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
cho mình hỏi: Khi viết đoạn văn có sử dụng thành phần tiếng việt, nếu người ta bắt trong đoạn văn có sử dụng một thán từ (gạch chân)
vậy mình thử ví dụ " Ôi, ông Hai thật đáng thương làm sao!(1)", thán từ như vậy có đúng không? hay sẽ phải viết tách biệt một câu :" Ôi!(1) Ông Hai thật đáng thương!(2)". Nếu như gạch chân thán từ như câu " Ôi, ông Hải thật đáng thương làm sao!(1)" thì nhỡ lại nhầm với thành phần biệt lập cảm thán thì sao? mình phân vân lắm! Giúp mình với!
Chúng ta cùng phân biệt nhé. Trước hết là câu 1, từ ôi ở đây là thành phần cảm thán. Còn câu 2 chính là câu cảm thán nhé bạn. Ở đây bạn cho vd không đc cu thể nên dễ gây hiểu lầm. Nếu đề là hãy viết đoạn văn có sử dụng thanh phần biệt lập và trong đó có sử dung thành phần cảm thán thì câu 1 là câu đúng nha.
Thành phần biệt lập cảm thán với câu cảm thán. Bởi cả 2 đều bộc lộ tân lí và cảm xúc người nói. Tuy nhiên thành phần cảm thán thì được ngăn cách với câu bằng dấu phẩy. Nó là 1 bộ phận của câuu nhưng ko tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Còn câu cảm thán lại kết thúc băng dấu chấm than. Nó là 1 câu riêng biệt. Như vd 2 mà bạn đưa ra. Từ ôi được ngăn cách với câu bằng dấu than và tách thành 1 riêng biệt.
 
Last edited:

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
Chúng ta cùng phân biệt nhé. Trước hết là câu 1, từ ôi ở đây là thành phần cảm thán. Còn câu 2 chính là câu cảm thán nhé bạn. Ở đây bạn cho vd không đc cu thể nên dễ gây hiểu lầm. Nếu đề là hãy viết đoạn văn có sử dụng thanh phần biệt lập và trong đó có sử dung thành phần cảm thán thì câu 1 là câu đúng nha.
Thành phần biệt lập cảm thán với câu cảm thán. Bởi cả 2 đều bộc lộ tân lí và cảm xúc người nói. Tuy nhiên thành phần cảm thán thì được ngăn cách với câu bằng dấu phẩy. Nó là 1 bộ phận của câuu nhưng ko tham gia vào việc diễn đạt ý nghĩa của câu. Còn câu cảm thán lại kết thúc băng dấu chấm than. Nó là 1 câu riêng biệt. Như vd 2 mà bạn đưa ra. Từ ôi được ngăn cách với câu bằng dấu than và tách thành 1 riêng biệt.
bạn ơi, thế còn thán từ có hợp lí không nếu như đưa ra ở ví dụ 1
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
bạn ơi, thế còn thán từ có hợp lí không nếu như đưa ra ở ví dụ 1
Đây là ví dụ của thán từ nè bạn. Còn cái bạn dùng ở ví dụ 1 là thành phần biệt lập cảm thán nhé!
- Thán từ: chúng ta thường gặp nó ở câu cảm thán, phải ko? câu cảm thán là 1 loại câu biểu thị cảm xúc. Cho nên có thể liên hệ: thán từ là loại từ có tác dụng bộc lộ cảm xúc của người nói và còn có tác dụng là hô gọi (hô ngữ).
(này, than ôi, hỡi ôi, a...)
vd :
-Trời ơi! sao nó đã héo úa thế kia
-Thán từ để gọi đáp : . Trường tớ được nghỉ những 1 tuần cơ đấy!

 
  • Like
Reactions: Nguyenngocthuyduong

Nguyenngocthuyduong

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
442
250
111
20
Hà Nội
THPT Nguyễn Du - T.Oai
Đây là ví dụ của thán từ nè bạn. Còn cái bạn dùng ở ví dụ 1 là thành phần biệt lập cảm thán nhé!
- Thán từ: chúng ta thường gặp nó ở câu cảm thán, phải ko? câu cảm thán là 1 loại câu biểu thị cảm xúc. Cho nên có thể liên hệ: thán từ là loại từ có tác dụng bộc lộ cảm xúc của người nói và còn có tác dụng là hô gọi (hô ngữ).
(này, than ôi, hỡi ôi, a...)
vd :
-Trời ơi! sao nó đã héo úa thế kia
-Thán từ để gọi đáp : . Trường tớ được nghỉ những 1 tuần cơ đấy!

thế có nghĩa là khi đặt thán từ, nên cho nó riêng một từ à, nghĩa là không trùng lặp với câu cảm thán ấy
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
thế có nghĩa là khi đặt thán từ, nên cho nó riêng một từ à, nghĩa là không trùng lặp với câu cảm thán ấy
ukm
đúng rồi cậu
Mấy cái này hơi bị rối một chút cậu chịu khó đọc ví dụ là thấy ngay

tớ không thi chuyên văn cậu ơi
Tớ thi chuyên Lý
 
  • Like
Reactions: Nguyenngocthuyduong
Top Bottom