- 2 Tháng ba 2017
- 2,534
- 5,851
- 719
- 19
- Thanh Hóa
- THPT Lê Văn Hưu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
I. Các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp
(gồm có 3 dạng )
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
- Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn ; thói ích kỷ, ba hoa, vu lợi,…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông,hiện tượng ô nhiễm môi trường, dịch HIV/AIDS, đại dịch COVID-19, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, học đường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt – việc tốt, hiện tượng lãng phí, lỗi sống thờ ơ vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá…
3. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm
- Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.
- Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Tác phẩm văn học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu.Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội ,tư tưởng,nhân sinh đặt ra trong tác phẩm đó mà bàn luận ,kiến giải.
II. Kĩ năng làm bài
1. Tạo lập và xây dựng đoạn văn nghị luận:
- Hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn. Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Không được phép xuống dòng. Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp,.. Có các câu mở, các câu triển khai và câu kết rõ ràng.
- Nội dung: Các câu đều tập trung thể hiện vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục
- Kết cấu: Thưởng được kết cấu theo cách tổng – phân – hợp, diễn dịch và quy nạp
2. Kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định:
- Huy động các kiến thức xã hội để bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận định riêng của mình trước vấn đề nghị luận
- Có thể triển kha vấn đề theo nhiều cách khác nhâu nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế.
III. Cách làm bài
1. Tìm hiểu đề:
- Xác định dạng đề chính xác: Đề là nghị luận về tư tưởng, đạo lý hay về hiện tượng xã hội ?
- Xác định đối tượng, phạm vi nghị luận
- Xác định thao tác lập luận
2. Lập dàn ý
a. Nghị luận tư tưởng, đạo lý
MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN ĐOẠN:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
· Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
· Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
· Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
- Bàn luận, phân tích:
· Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
· Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
· Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
· Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
· Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
· Cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
· Cần có lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
- Bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
· Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
· Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
· Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông.
KẾT ĐOẠN:
Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
b. Nghị luận hiện tượng đời sống:
MỞ ĐOẠN:
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
THÂN ĐOẠN:
- Giải thích hiện tượng đời sống
· Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
· Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
· Bàn luận về hiện tượng đời sống: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
· Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
· Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
· Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
- Bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống
· Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động
KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
c. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm
MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN ĐOẠN:
- Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn
· Đặt và trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
· Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.
· Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
· Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông
KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
(gồm có 3 dạng )
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
- Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn ; thói ích kỷ, ba hoa, vu lợi,…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông,hiện tượng ô nhiễm môi trường, dịch HIV/AIDS, đại dịch COVID-19, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, học đường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt – việc tốt, hiện tượng lãng phí, lỗi sống thờ ơ vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá…
3. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm
- Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.
- Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Tác phẩm văn học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu.Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội ,tư tưởng,nhân sinh đặt ra trong tác phẩm đó mà bàn luận ,kiến giải.
II. Kĩ năng làm bài
1. Tạo lập và xây dựng đoạn văn nghị luận:
- Hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn. Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Không được phép xuống dòng. Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp,.. Có các câu mở, các câu triển khai và câu kết rõ ràng.
- Nội dung: Các câu đều tập trung thể hiện vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục
- Kết cấu: Thưởng được kết cấu theo cách tổng – phân – hợp, diễn dịch và quy nạp
2. Kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định:
- Huy động các kiến thức xã hội để bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận định riêng của mình trước vấn đề nghị luận
- Có thể triển kha vấn đề theo nhiều cách khác nhâu nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế.
III. Cách làm bài
1. Tìm hiểu đề:
- Xác định dạng đề chính xác: Đề là nghị luận về tư tưởng, đạo lý hay về hiện tượng xã hội ?
- Xác định đối tượng, phạm vi nghị luận
- Xác định thao tác lập luận
2. Lập dàn ý
a. Nghị luận tư tưởng, đạo lý
MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN ĐOẠN:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
· Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
· Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
· Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
- Bàn luận, phân tích:
· Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
· Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
· Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
· Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
· Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
· Cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
· Cần có lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
- Bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
· Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
· Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
· Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông.
KẾT ĐOẠN:
Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
b. Nghị luận hiện tượng đời sống:
MỞ ĐOẠN:
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
THÂN ĐOẠN:
- Giải thích hiện tượng đời sống
· Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
· Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
· Bàn luận về hiện tượng đời sống: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
· Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
· Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
· Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
- Bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống
· Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động
KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
c. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm
MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN ĐOẠN:
- Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn
· Đặt và trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
· Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.
· Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
· Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông
KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.