Văn [ TOPIC ÔN THI ] Kỹ năng làm bài văn Nghị Luận Xã Hội

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Các dạng bài nghị luận xã hội thường gặp
(gồm có 3 dạng )
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…
- Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn ; thói ích kỷ, ba hoa, vu lợi,…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông,hiện tượng ô nhiễm môi trường, dịch HIV/AIDS, đại dịch COVID-19, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, học đường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt – việc tốt, hiện tượng lãng phí, lỗi sống thờ ơ vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, thói dối trá…

3. Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm
- Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn.
- Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Tác phẩm văn học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu.Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội ,tư tưởng,nhân sinh đặt ra trong tác phẩm đó mà bàn luận ,kiến giải.


II. Kĩ năng làm bài
1. Tạo lập và xây dựng đoạn văn nghị luận:
- Hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn. Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Không được phép xuống dòng. Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp,.. Có các câu mở, các câu triển khai và câu kết rõ ràng.
- Nội dung: Các câu đều tập trung thể hiện vấn đề nghị luận, hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục
- Kết cấu: Thưởng được kết cấu theo cách tổng – phân – hợp, diễn dịch và quy nạp

2. Kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định:
- Huy động các kiến thức xã hội để bày tỏ quan điểm, thái độ, nhận định riêng của mình trước vấn đề nghị luận
- Có thể triển kha vấn đề theo nhiều cách khác nhâu nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và luật pháp quốc tế.

III. Cách làm bài
1. Tìm hiểu đề:
- Xác định dạng đề chính xác: Đề là nghị luận về tư tưởng, đạo lý hay về hiện tượng xã hội ?
- Xác định đối tượng, phạm vi nghị luận
- Xác định thao tác lập luận

2. Lập dàn ý
a. Nghị luận tư tưởng, đạo lý
MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN ĐOẠN:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
· Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
· Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
· Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
- Bàn luận, phân tích:
· Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
· Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
· Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
· Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:
· Tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
· Cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
· Cần có lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.
- Bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
· Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
· Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
· Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông.
KẾT ĐOẠN:
Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.
Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

b. Nghị luận hiện tượng đời sống:
MỞ ĐOẠN:
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ
THÂN ĐOẠN:
- Giải thích hiện tượng đời sống
· Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
· Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.
· Bàn luận về hiện tượng đời sống: 2,0 điểm (khoảng 1,5 đến 2 mặt giấy thi)
· Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận
· Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.
· Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.
- Bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống
· Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động
KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

c. Nghị luận xã hội về một vấn đề trong tác phẩm
MỞ ĐOẠN:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.
- Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
THÂN ĐOẠN:
- Vài nét về tác giả và tác phẩm
- Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn
· Đặt và trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
· Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.
· Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống:
· Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông
KẾT ĐOẠN:
- Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.
- Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Nối tiếp phần lý thuyết cũng như ứng dụng các dàn ý nền tảng vận dụng vào các đề văn thực tế, mình sẽ úp một số các đề văn nghị luận xã hội và giải chi tiết chúng để các bạn có tư liệu ôn thi hiệu quả hơn nhé!

Mỗi ngày mình sẽ úp từ 2 - 3 đề nghị luận xã hội đến cho các bạn nhé! Bắt đầu thôi nào!

Đề 1: Anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.

DÀN Ý THAM KHẢO
1- Giải thích:
Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính.
2- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái.Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau.
- Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người.
- Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan , tính toán , những hằn học , bon chen và sự vô cảm thiếu tình người .
- Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời.
3- Bài học nhận thức và hành động:
- Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống.
- Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Lại tiếp 1 đề nữa nhé!

Đề 2: Suy nghĩ của anh (chị) về câu chuyện sau:
Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a lần nọ kể về cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm đến người khác nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc”.

(Theo Phép màu nhiệm của đời- NXB Trẻ, 2005).

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện.
- Diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a kể câu chuyện về một cậu bé bốn tuổi được bình chọn là đứa trẻ quan tâm đến người khác nhất chỉ vì hành động rất đơn giản của em. Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, em lại gần rồi leo lên lòng ông. Em ngồi rất lâu như thế chỉ để ông ấy khóc.
- Hành động ngồi im thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của cậu bé với nỗi đau của người khác. Phù hợp với tâm lí, tính cách của một đứa trẻ 4 tuổi (chưa thể có những cử chỉ vỗ về, những lời động viên an ủi…).Hành động tuy đơn giản nhưng xuất phát từ tình cảm chân thực nên đã chiếm được cảm tình của giám khảo.
- Qua câu chuyện, diễn giả Lê-ô Bu-sca-gli-a muốn đề cao sự cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau trong cuộc sống.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Cảm thông, chia sẻ là tình cảm giữa con người với nhau: yêu thương, động viên, giúp đỡ nhau vượt lên được những khó khăn trong cuộc sống.
- Sự cảm thông, chia sẻ vô cùng cần thiết trong cuộc sống con người:
+ Trong cuộc sống đầy những khó khăn, con người luôn phải cố gắng nỗ lực song không phải bao giờ mọi việc cũng diễn ra theo ý muốn. Nhiều khi con người phải đối mặt với những thất bại, mất mát, thậm chí tuyệt vọng cùng cực. Khi đó con người cần sự giúp đỡ, động viên chia sẻ của cộng đồng. (Dẫn chứng).
+ Sự cảm thông chia sẻ giúp con người vợi bớt nỗi đau, sự mất mát, có thêm nghị lực, sức mạnh niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người và con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện gắn bó hơn.
- Có nhiều cách thể hiện sự cảm thông chia sẻ: lời nói, cử chỉ, việc làm thiết thực tùy theo hoàn cảnh, phụ thuộc tâm lí người được chia sẻ. Song điều cơ bản nhất là phải xuất phát từ tình cảm, sự rung động chân thành.
- Qua câu chuyện về sự cảm thông chia sẻ từ một đứa trẻ bốn tuổi, diễn giả muốn khẳng định: lòng vị tha, yêu thương là bản chất vốn có của con người, vì vậy cần vun xới cho đức tính đó được phát triển đến khi đứa trẻ đó trưởng thành.
- Phê phán những người có lối sống ích kỉ, ngoảnh mặt làm ngơ trước những khó khăn bất hạnh của người khác.

3. Bài học nhận thức và hành động.
Để cho cuộc sống trở nên tốt đẹp, con người phải có tình thương vị tha nhân ái, biết chia sẻ gắn kết với nhau.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tiếp tục là đề nghị luận xã hội cho ngày mới nữa nhé ^^

Đây là một đề khá căn bản nên mọi người nhớ dụng tâm chú ý nha :D

Đề 3: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề bạo lực học đường hiện nay?

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích khái niệm:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương cho con người trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần.

2. Thực trạng:
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, phát triển phức tạp, diễn ra ở nhiều nơi, do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.
- Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều biểu hiện phức tạp:
+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
+ Đánh đập, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
+ Một bộ phận thanh niên coi đó là thú vui…

3. Hậu quả:
- Với nạn nhân: tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lý nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập.
- Làm biến thái môi trường giáo dục.
- Với xã hội: tạo tâm lý bất ổn, lo lắng, hoang mang.
- Với người gây ra hành vi bạo lực: con người phát triển không toàn diện; mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
- Có những căn bệnh tâm lý.
- Do ảnh hưởng của môi trường văn hóa bạo lực từ cuộc sống và phim ảnh.
- Thiếu sự quan tâm của gia đình.
- Sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh.
- Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

5. Giải pháp:
- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ. Cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, dạy kỹ năng sống, vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ.
- Có những biện pháp quyết liệt để giáo dục, răn đe, làm gương cho người khác.

6. Liên hệ bản thân:
- Có quan điểm nhận thức hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.
- Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Hiện tại mình sẽ úp thêm 1 dạng đề phổ cập: Nghị luận xã hội về danh ngôn, câu nói của những người nổi tiếng. Thực ra các đề kiểu này nên có phần phân tích, lý giải để làm bài viết trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên, với những đề đã hoàn toàn rõ ràng, tường minh thì các bạn không cần thiết nữa nhé ^^

Đề 4: Nhà văn Nga L. Tôn-xtôi cho rằng:
"Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống."
Suy nghĩ của Anh/chị về câu nói trên.

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Quà tặng bất ngờ cuả cuộc sống: những giá trị vật chất, tinh thần mà người khác trao cho mình; những cơ hội, may mắn bất ngờ do khách quan đem lại.
- Nội dung của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính mỗi chúng ta tạo nên.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được quà tặng bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.
- Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu, cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp. Muốn cuộc sống của chính mình tốt đẹp thì hãy tự mình làm nên cuộc sống.
- Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm lý chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà tặng ấy. Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

3. Bài học nhận thức, hành động:
-
Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kỳ diệu cho cuộc sống của chính mình.
- Phải thấy rằng, cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Để các bạn nắm bắt rõ và hiểu hơn về dạng nghị luận xã hội về danh ngôn, câu nói. Mình sẽ lấy một ví dụ tương tự để các bạn đối chiếu, so sánh để hiểu rõ hơn nhé ^^

Đề 5: Nhà văn V. HuyGô từng nói: “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà người ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”.
Anh/chị bình luận ý kiến trên.


DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Tài năng: Khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt bậc.
- Lòng tốt: Tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu:
Đây là hai phẩm chất đặc biệt quý giá ở con người, thuộc hai lĩnh vực trí tuệ và tâm hồn của con người.
- Cúi đầu thán phục và quỳ gối tôn trọng là cách nói hình ảnh thể hiện thái độ đánh giá cao nhất đối với những phẩm chất quí giá của cong người đồng thời cũng bộc lộ một quan điểm về cách đánh giá con người: Chỉ đề cao, coi trọng tôn vinh những gì đẹp đẽ, có giá trị trong trí tuệ và phẩm cách của con người, coi đó là cái duy nhất đáng coi trọng, ngưỡng mộ.

2. Phân tích, lý giải:
- Vì sao phải cúi đầu thán phục đối với tài năng: Vì tài năng là biểu hiện cao nhất của khả năng trí tuệ của con người, là điều kiện tốt nhất để con người khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho cuộc sống chung của cả cộng đồng. Đối diện với tài năng, ta không chỉ được chiêm ngưỡng, thán phục mà còn được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao nhận thức để tự hoàn thiện bản thân.
- Vì sao phải quỳ gối tôn trọng đối với lòng tốt: Vì lòng tốt xét đến cùng là sự hy sinh, dâng hiến cho người, cho đời trên cơ sở của tinh thần nhân đạo. Để tốt với người, với đời, mỗi cá nhân cần biết vượt qua những nhu cầu cá nhân ích kỷ, biết đứng cao hơn chính bản thân mình để có thể yêu thương thật lòng, giúp đỡ chân tình, tha thứ thực sự. Những nỗ lực vì người khác xuất phát từ lòng tốt luôn đáng để tôn vinh.

3. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Vị thế của chủ thể câu nói: Một nhà văn lớn (hội tụ cả hai yếu tốt tài năng và tấm lòng), người hơn ai hết hiểu sâu sắc ý nghĩa, giá trị của tài năng, tấm lòng trong văn chương cũng như cuộc sống. Ở vị thế ấy, thái độ đề cao là một tất yếu.
- Mặt tích cực: Đề xuất một cách đánh giá và một thái độ đúng đối với những giá trị tốt đẹp của con người. Tài năng bao giờ cũng cần được đề cao, và lòng tốt bao giờ cũng cần được coi trọng. Mọi biểu hiện miệt thị lòng tốt và phủ nhận tài năng đều cần phải lên án, phê phán.
- Mở rộng, nâng cao:
+ Không nên tuyệt đối hoá vị trí của tài năng và lòng tốt vì trong cuộc sống, trong con người vẫn còn có nhiều phẩm chất khác cần được coi trọng.
+ Cần xác lập mối quan hệ giữa tài năng và lòng tốt (liên hệ với quan điểm của Hồ Chí Minh: Có tài mà không có đức là vô dụng. Có đức mà không có tài không làm được việc gì).

4. Bài học nhận thức và hành động
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Tiếp theo là một bài văn nghị luận hiện tượng đời sống nè ^^
Đây là một dạng đề khá phổ biến nên các bạn nhớ chú ý nha


Đề 6: Viết một bài văn nghị luận bàn về tệ nạn nghiện ma túy hiện nay ở Việt Nam


DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích
- Ma túy là những chất kích thích thần kinh có hiệu ứng gây ngủ
- Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý

2. Phân tích, bàn luận:
a. Tác hại:
- Đối với bản thân:
+ Gây tổn hại về sức khoẻ như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động
- Đối với gia đình:
+ Làm tổn thất tình cảm với người thân
+ Tổn hại nghiêm trọng về mặt kinh tế của gia đình
- Đối với cộng đồng, xã hội:
+ Gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến kinh tế nhà nước

b. Nguyên nhân:
- Chủ quan:
+ Do người sử dụng ma túy thiếu hiểu biết về tác hại của ma túy nên bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ
- Khách quan:
+ Ý thức giáo dục, quan tâm con cái của một số gia đình bị buông lỏng
+ Cơ chế nhà nước chưa thực sự thắt chặt nghiêm ngặt về vấn đề này

c. Giải pháp:
- Tuyên truyền Luật phòng, chống ma túy
- Nghiêm cấm trồng cây có chứa chất ma túy
- Giáo dục thành viên trong gia đình, về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy, quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy
- Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng, theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện.

3. Liên hệ bản thân
- Tìm hiểu kỹ về tác hại của ma túy
- Không chơi với những bạn bè ăn chơi lêu lổng, không hiểu rõ về ma túy
 

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu

Đề 7: Nghị luận về việc cháy rừng hiện nay

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích
- Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, rừng còn có giá trị vô cùng lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.
- Cháy rừng là sự kiện lửa tự dưng bùng lên trong một khu rừng. Chúng ra tác động hoặc tiêu huỷ một số hoặc toàn bộ thành phần có trong khu rừng đó
- Có hai loại cháy rừng đó là đám cháy rừng có thể được kiểm soát trong kỹ thuật lâm sinh và đám cháy không thể kiểm soát

2. Nguyên nhân
+ Do con người chặt phá rừng, đốn gỗ, lấy củi, khai mỏ hay ném tàn thuốc lá đang cháy dở
+ Biến đổi khí hậu
+ Nền nhiệt ngày càng cao

3. Hậu quả
+ Cháy rừng làm cho nhiều loài sinh vật bị thiêu rụi, xác động vật bị cháy đen sau những vụ cháy rừng trông rất thương tâm. Nếu như là những loài động vật quý hiếm thì sẽ gây ra sự mất cân bằng sinh thái.
+ Việc cháy rừng thải vào thành phần không khí các chất ô nhiễm có hại cho sức khỏe con người
+ Làm cho khí hậu trái đất biến đổi nặng nề hơn

4. Biện pháp
+ Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục cho người dân về pháp luật phòng chống và chữa cháy rừng
+ Đối với địa phương xảy ra cháy rừng thì cần phải chủ động xử lý nhanh chóng, kịp thời.
+ Giám sát, kiểm tra chặt chẽ người ra vào rừng.
+ Phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng những vụ cháy khi vừa phát sinh.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tiếp theo là một đề nhận định về danh ngôn, câu nói thường hay ra thi học kì. Các bạn có thể tham khảo nè ^^

Đề 8: Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta.
Suy nghĩ của Anh/chị về nhận định trên.

DÀN Ý THAM KHẢO
1 Giải thích.
- Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức hợp của cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão giông.
- Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc của mình.
- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm cuộc đời của mình.
- Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với cuộc sống của chính mình. Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.
2. Bàn luận, mở rộng.
- Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc.
- Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta sống một cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát huy những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác phẩm cuộc đời mình thật tuyệt đẹp.
- Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác phẩm cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.
- Mở rộng và nêu phản đề: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai, muốn trở thành thế nào cũng được. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác động không nhỏ của hoàn cảnh khách quan.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ. Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa nhất để làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tiếp theo là đề của ngày hôm nay ^^

Đề 9:
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà thơ Pháp Phrăngxoa Côpê: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ”.

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Phường ích kỉ: Là những người chỉ biết sống cho riêng mình, không quan tâm đến người khác, luôn lo sợ người khác động chạm, nhờ vả mình. Những người đó luôn sống thu mình, không giao tiếp và khi cần giao tiếp bao giờ cũng tính đến cái lợi cho bản thân.
- Đôi mắt ráo hoảnh: cái nhìn lạnh lùng, không có tình cảm con người.
- Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ: Những người ích kỉ không bao giờ nhìn thấy mặt tốt đẹp mà chỉ nhìn thấy những mặt xấu của người khác.

2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định ý nghĩa đúng đắn: Câu nói của nhà thơ Pháp hoàn toàn đúng đắn, thể hiện cách nhìn, cách đánh giá phiến diện một chiều về con người của những kẻ ích kỉ. Người ích kỉ luôn coi trọng bản thân nên có cách nhìn, đánh giá cuộc đời, xã hội theo cách riêng của mình mà đặc trưng là xem thường, coi khinh người khác. Người ích kỉ không hề có sự đồng cảm sẻ chia. Vì vậy tất cả những ai không liên quan đến họ, không đem lại lợi ích cho họ đều là kẻ xấu xa. Đây là cách nhìn nhận sai trái cần loại bỏ.
- Cách nhìn nhận đúng đắn về con người:
+ Để có cách nhìn nhận, đánh giá đúng về con người cần sống vị tha, nhân ái, đặt mình vào vị thế của người khác để hiểu rõ hoàn cảnh của họ.
+ Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu, cần nhìn nhận đánh giá đầy đủ, toàn diện, cố gắng nhìn ra những mặt tốt của họ để dễ dàng thông cảm, tha thứ.

3. Bài học nhận thức và hành động:
- Sống hoà mình vào tập thể cộng đồng, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân.
- Đấu tranh chống những biểu hiện của lối sống ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa, hướng tới xã hội tốt đẹp.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Thêm một đề nữa nhé :D

Đề 10: Suy nghĩ của anh/chị về câu tục ngữ: “Một điều nhịn là chín điều lành”.

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nhịn: là nhún nhường, biết kiềm chế nóng giận, biết lắng nghe ý kiến của người khác, luôn giữ được hoà khí trong giao tiếp, ứng xử, tránh xung khắc đối đầu.
- Lành: kết quả tốt đẹp, thoả đáng, đúng như mong muốn.
- Một, chín: những con số có tính chất ước lệ.
- Cả câu: Cha ông ta khuyên trong cuộc sống nên biết nhường nhịn, nhẫn nhịn để tạo mối quan hệ tốt lành, thân ái.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Khẳng định mặt đúng của câu tục ngữ: Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm xử thế đúng đắn của cha ông ta. Bởi vì cuộc sống vốn đa dạng phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau (trong gia đình, ngoài xã hội). Muốn phát triển, con người phải biết đoàn kết hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, đem lại hiệu quả cao nhất. Sự hoà thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả, là phương châm sống tốt nhất. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế trong gia đình, ngoài xã hội để chứng minh).
- Tuy nhiên cần thấy rằng câu tục ngữ chỉ nêu lên một cách rất chung chung. Trong thực tế đời sống, không phải sự nhẫn nhịn, nhún nhường bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất. Khi đối mặt với cái xấu, cái ác thì sự nhẫn nhịn lại đồng nghĩa với thái độ hèn nhát, nhu nhược, lại trở thành tiêu cực vì nó cản trở sự vươn lên, hoàn thiện của bản thân mỗi người cũng như của cả cộng đồng. (Thí sinh cần nêu và phân tích được các dẫn chứng thực tế để chứng minh).
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Tuỳ từng tình huống, hoàn cảnh, đối tượng cụ thể để lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
- Trong giao tiếp cần có thái độ mềm dẻo, bình tĩnh nhưng có chừng mực, có nguyên tắc.
- Quyết tâm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, không làm ngơ trước những việc bất bình, phi pháp; mạnh dạn phê phán những thái độ, việc làm không đúng của mọi người xung quanh.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Ui, mình quên mất đăng đề mới :p Vậy hôm nay mình sẽ chia sẻ đến các bạn 4 đề nhé. Tiếp tục là đề 11 :D

Đề 11: Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử?

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Phân tích và lý giải:
Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ.
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con:
- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.
- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường mỗi người phải đi qua…
Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương.
b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:
- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.
- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.
- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.
Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.

2. Bình luận, đánh giá:
a. Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa con.
- Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.
- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.
c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân mình.

3. Bài học nhận thức và hành động
 
  • Like
Reactions: Junery N and sticks

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Câu 12: Đọc đoạn tin sau:

Cô là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được.

Nhưng cô vẫn sống khỏe mạnh. Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban. Sau trận ốm đó, cô bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại một cách bình thường và cô quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và về cuối cùng. Những năm sau đó cô đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng cũng đều về cuối. Mọi người nói cô nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh. Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi. Từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia. Sau đó cô đã giành được ba huy chương vàng Olimpic. Cô là Wilma Rudolph. (Wilma Rudolph là nữ vận động viên người Mỹ).
Em có suy nghĩ gì từ ý nghĩa đoạn tin trên?


DÀN Ý THAM KHẢO

1. Giải thích ý nghĩa của đoạn tin.

- Đoạn tin là một câu chuyện kì diệu về một nữ vận động viên nổi tiếng của Mỹ có tên là Wilma Rudolph. Từ một đứa trẻ kém may mắn: sức khỏe yếu vì sinh thiếu tháng, lên 4 tuổi bị liệt chân trái vì bệnh tật, Wilma Rudolph đã kiên trì tập luyện để có thể đi lại bình thường. Lên 9 tuổi cô đã đi lại được và có ước mơ trở thành vận động viên điền kinh. Sau nhiều lần thất bại (về cuối trong các cuộc thi) cô vẫn không nản lòng. Sau nhiều năm cố gắng cô đã chiến thắng và giành được ba huy chương vàng Olimpic.
- Câu chuyện của Wilma Rudolph gợi suy nghĩ về tấm gương những con người không bao giờ chịu đầu hàng số phận: Wilma Rudolph đã vượt lên hoàn cảnh bất hạnh của bản thân không chỉ để trở thành con người bình thường mà còn trở thành con người xuất chúng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Trong cuộc sống, có không ít người gặp phải hoàn cảnh bất hạnh (do bẩm sinh, do tai nạn, bệnh tật…). Nhiều người trong số đó đã vươn lên không ngừng, tự khẳng định mình “tàn nhưng không phế”.
- Câu chuyện của Wilma Rudolph và nhiều người khác gợi suy nghĩ:
+ Sự khâm phục, ngưỡng mộ với những con người giàu ý chí, nghị lực trong cuộc sống.
+ Không có khó khăn nào mà con người không thể vượt qua, điều quan trọng là cần phải có ý chí nghị lực, có hoài bão ước mơ, có tình yêu với cuộc sống.
- Trách nhiệm của mỗi người và toàn xã hội với họ:
+ Cảm thông, tôn trọng chứ không xa lánh, ghẻ lạnh họ.
+ Động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng.
- Phê phán một bộ phận không nhỏ (nhất là thanh niên) sống không có nghị lực, ý chí, ước mơ hoài bão.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Tiếp tục là một đề cực kỳ thân thuộc với các bạn nữa nhé :D

Đề 13:
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.
(Bài kí đề danh tiến sĩ – 1442, Thân Nhân Trung).
Suy nghĩ của anh (chị) về nhận định trên.


Gợi ý:
1. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định.

- Hiền tài: Trong quan niệm của người xưa, hiền tài là người có tài năng không những học rộng, hiểu nhiều mà còn có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho nhân dân. Hiền tài là người có cả đức hạnh, gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo, tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân, đem hết tài năng, đức hạnh phục vụ cho đất nước. Tóm lại hiền tài là những người có tri thức, đạo đức, có năng lực, tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, dân tộc.
- Nguyên khí: là chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
- Cả câu: Khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của hiền tài đối với quốc gia dân tộc. Bậc hiền tài có ý nghĩa quyết định đến sự thịnh suy của đất nước.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định: Câu nói của Thân Nhân Trung là tư tưởng quan trọng, là sự tổng kết đường lối chiến lược về văn hoá giáo dục. Đây là một tư tưởng hết sức đúng đắn, tiến bộ, có ý nghĩa trong mọi thời, mọi quốc gia dân tộc. Bởi vì ở thời nào, ở đất nước nào thì hiền tài vẫn là người tạo ra phần lớn những giá trị vật chất, tinh thần, đặc biệt ở họ có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường.
- Nhà nước có chính sách chăm lo nuôi dưỡng, đào tạo và đãi ngộ thích đáng với người hiền tài. Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại mở cửa và hội nhập toàn cầu, chính sách phát triển văn hoá giáo dục ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển ngày càng được chú trọng. Với nước ta, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước.
- Có thái độ trân trọng với bậc hiền tài.
- Bản thân cố gắng học tập tu dưỡng để trở thành người có ích cho đất nước.
 
  • Like
Reactions: Junery N

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề 14: Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của bài thơ sau:

Ví không có cảnh đông tàn
Thì không có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.

(Tự khuyên mình – Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh)

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích ý nghĩa của bài thơ.
- Bài thơ đề cập đến hiện tượng tự nhiên: Nếu không có cảnh mùa đông tàn thì cũng không có được cảnh huy hoàng của mùa xuân. Đông qua rồi mới đến xuân, đó là qui luật tất yếu của tự nhiên.
- Từ qui luật tự nhiên, bài thơ liên tưởng đến con người: Trong khó khăn gian khổ, nếu con người chịu đựng được, vượt qua được những khó khăn thử thách thì sẽ đến được với cảnh huy hoàng của cuộc sống.
- Những bước gian truân, tai ương gặp phải là những thử thách, rèn luyện làm cho tinh thần thêm hăng. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.
2. Bàn luận, mở rộng vấn đề.
- Khẳng định quan niệm của Bác trong bài thơ là hoàn toàn đúng:
+ Trong cuộc sống, không mấy ai không gặp khó khăn, gian khổ. Trước những trở ngại không được bi quan, chán nản mà phải giữ vững niềm tin vào lí tưởng, mục đích cuộc sống của mình.
+ Những vất vả, khó khăn gặp phải như cơn gió lạnh mùa đông . Nếu chịu đựng và vượt qua được mùa đông lạnh lẽo thì sẽ được sống trong cảnh huy hoàng của ngày xuân. Điều đó có nghĩa vượt qua gian khổ sẽ đến được với thành công. Niềm tin đó sẽ giúp chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Chính trong gian khổ con người sẽ vững vàng hơn. Tai ương gặp trong cuộc đời sẽ sẽ giúp tinh thần thêm hăng hái. HS có thể lấy dẫn chứng (cuộc đời Bác Hồ và các chiến sĩ cách mạng trong đấu tranh là dẫn chứng hùng hồn về sự kiên trì, nhẫn nại, về quyết tâm vượt qua những thử thách, về niềm tin và tinh thần lạc quan cách mạng).
- Phê phán những kẻ sợ khó khăn gian khổ, hay nản chí ngã lòng, bi quan trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống.
3. Bài học nhận thức và hành động.
- Sống ở trên đời, khi đã xác định được mục đích đúng đắn, muốn đi đến thành công thì phải trải qua những gian nan thử thách. Nếu vượt qua được chắc chắn sẽ đạt được điều ta mong muốn.
- Chấp nhận đương đầu với khó khăn thử thách, đem hết khả năng của mình góp phần vào sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước.
- Bài thơ giúp ta hiểu được qui luật tất yếu của cuộc sống, từ đó hăng hái học tập và rèn luyện.
 
  • Like
Reactions: Junery N and sticks

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
18
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Lại đề tiếp nè ^^

ĐỀ 15: Nghị luận về trò chơi điện tử

DÀN Ý THAM KHẢO
1. Dẫn dắt vấn đề
2. Giải thích

- Trò chơi điện tử là một phầm mềm được cài đặt và thiết bị điện tử như máy tính, điện thọai, ipad,... được nhà sản xuất thiết kế những hình ảnh, nhân vật, âm thanh,... vô cùng sinh động, chân thực cùng các cấp độ phân cao thấp khiến người chơi dễ bị cuốn hút vào.
3. Lợi ích:
- Là công cụ giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng
- Là nơi kết nối bạn bè, trải nghiệm hình ảnh đặc sắc.
- Nâng cao khả năng nhanh tay, nhanh mát, phản ứng nhanh
4. Tác hại
- Tốn quá nhiều thời gian cho trò chơi điện tử khiến bạn không thể làm được các công việc khác
- Tổn hại tinh thần, sức khỏe
- Gây ra các tệ nạn, trộm cắp, cướp của, giết người…
- Chểnh mảng trong học tập, công việc..
- Trò chơi điện tử khiến tâm hồn con người bị đầu độc bạo lực, chém giết, bắn phá khiến con người dễ rơi vào thế giới ảo, đầu mưu mô, nhiều thủ đoạn dẫn đến việc luôn luôn tìm mọi cách đối phó với gia đình, bạn bè, thầy cô
5. Nguyên nhân:
a. Chủ quan:
- Do ý thức bản thân, ham mê quá mức và chưa xác định được động cơ và mục đích học tập.
- Thích chinh phục khám phá để trở thành người giỏi nhất, để bạn bè tôn vinh và bái phục
b. Khách quan
- Do cha mẹ quá nuông chiều con, buông lỏng hoặc quá tin tưởng vào con, không quan tâm đến con.
- Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo
6. Biện pháp
- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn cho việc quan tâm, chăm sóc, quản lý con cái.
- Nhà trường tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh giúp học sinh bớt căng thẳng sau giờ học.
- Bản thân phải tự kìm nén bản thân để không xa vào những trò chơi chết người đó. Phải xác định được nhiệm vụ chính là học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nhân cách
 
  • Like
Reactions: Junery N
Top Bottom