Vật lí Topic luyện thi vào 10 chuyên Lí

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả các bạn...! Mk đã trở lại và ăn hại hơn xưa sau cuộc chiến thi học kì đẫm máu. :p
Được sự hưởng ứng của các mem ở topic: [Vật lý 9] Khảo sát mem 2k2 hôm nay mk xin lập topic luyện thi vào 10 chuyên lý cho các bạn.
Mục đích lập topic:
  • Củng cố lại kiến thức môn Vật Lý THCS từ cơ bản đến nâng cao.
  • Giới thiệu cho các những dạng bài mới, nâng cao, hay, thú vị,...
  • Là nơi giao lưu, trao đổi giữa các bạn thích, giỏi, chuyên,... lý giúp đỡ nhau cùng đi lên.
  • Là nơi giải đáp những thắc mắc của bạn vs các bài tập vật lý nâng cao.
  • Giúp bạn tự tin hơn trước kì thi tuyển sinh sắp tới
Trước khi vào phần thảo luận thì các bạn vào xem phần lý thuyết do mk soạn ở đây nhé!
[Vật lý 9] Chuyên đề bồi dưỡng HSG
Cách thức hoạt động cơ bản của topic:

+ Đầu tiên mk sẽ đưa ra cho các bạn các dạng bài từ cơ bản -> nâng cao ứng với mỗi phần. Các bạn làm bài, thắc mắc trả lời các bạn đăng tại topic này luôn nhé! :)
+ Sau khi các bạn đã làm đc nhiều bài, dạng và hiểu đc cách làm chúng thì ta sẽ đi vào luyện đề thi.
Những điều cần chú ý khi tham gia.
  • Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy chung của diễn đàn
  • Không spam dưới mọi hình thức
  • Không đăng, hỏi những điều có nội dung không liên quan tới topic
  • Đặc biệt không copy bài của mem khác cũng như ở trên mạng. Hãy làm theo ý hiểu của mk, điều đó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn.
Mọi ý kiến đóng góp của các bạn dành cho Topic này xin trả lời ở đây: [Góp ý] Topic luyện thi vào 10 chuyên lý
*Mk sẽ bắt đầu đăng bài tập vào tối ngày mai.

Mong rằng topic sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn.:)
#Các bạn cứ thoải mái trao đổi tại topic này nha. Mk sẽ rất vui nếu nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ mọi người. :D
>>>____________________...o0o...____________________<<<
Các bài tập đã trao đổi trong topic.
*Trắc nghiệm:
1, Xung quanh những tảng đá lớn thường có thường có những làn hơi nghi ngút. Đó là gì vậy?

A. Khói bốc từ tảng nước đá ra
B. Bụi trong không khí lắng xuống.
C.Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại
D. Nước đá nóng chảy rùi bốc hơi.

2, Người ta làm thí nghiệm với 3 chất: oxi, rượu, nhôm. Lúc đầu, chúng có cùng thể tích, cùng ở 1 nhiệt độ bình thường. Khi được nung nóng tới cùng 1 nhiệt độ mới thì một chất (gọi là chất 1) nở thêm $5175 mm^3$, 1 chất (gọi là chất 2) nở thêm $0,275 dm^3$ và chất cuối cùng (gọi là chất 3) nở thêm $87 cm^3$. Đáp án đúng là:
A. Chất 1 là oxi, chất 2 là nhôm, chất 3 là rượu.
B. Chất 1 là nhôm, chất 2 là oxi, chất 3 là rượu.
C. Chất 1 là oxi, chất 2 là rượu, chất 3 là nhôm.
D. Chất 1 là rượu, chất 2 là nhôm, chất 3 là oxi.

p/s: Chú ý giải thích vì sao chọn đáp án đó!
*Tự luận:
1, Hãy chỉ ra hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong những hiện tượng sau đây:
+Mặt trời truyền nhiệt cho trái đất
+Gió mùa đông bắc làm cho cả 1 vùng trở lạnh
+Chân bị bỏng do vô ý chạm vào ống bô xe máy

2, Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ $t_{x}$. Người ta thả từng chai vào 1 bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả tiếp chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu ở trong bình là $t_{0}=36^{0} C$. Chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ $t_{1}=33^{0} C$, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ $t_{2}=30,5^{0} C$. Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
a, Tìm $t_{x}$
b, Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra, nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn $t_{n}=25^{0} C$

3,Một thuyền bơi từ bến A đến bến B ở cùng một bên bờ sông với vận tốc đối với nước là $v_{1}=3 km/h$. Cùng lúc đó một ca nô chạy từ bến B thao hướng đến bến A với vận tốc đối với nước là $v_{2}=10 km/h$. Trong thời gian thuyền A đi từ A đến B thì ca nô kịp đi được 4 lần quãng đường đó và về đến B cùng lúc với thuyền. Hãy xác định:
a, Hướng và độ lớn vận tốc của nước sông.
b, Nếu nước chảy nhanh thì thời gian ca nô đi và về B (với quãng đường như câu a) có gì thay đổi ko? Vì sao?
*Trắc nghiệm:
Câu 1:
Trong không khí có sẵn hơi nước.~> Lớp không khí ở gần tảng đá bị làm lạnh ~> Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành những làn sương mà ta trông như "làn khói" ~~~> Đáp án đúng là C
Câu 2: Để tiện so sánh ta đổi các độ nở theo cùng 1 đơn vị:
-Chất 1= $5,175 cm^3$
-Chất 2= $275 cm^3$
-Chất 3= $87 cm^3$
*Ta thấy:
  • Chất 2 nở nhiều nhất ~> Phải là chất khí (oxi)
  • Chất 1 nở ít nhất ~> Phải là chất rắn (nhôm)
  • Chất 3 còn lại là rượu
~~~> Đáp án đúng là B
*Tự luận:
Câu 1:

+mặt trời truyền nhiệt cho trái đất : bức xạ nhiệt
+Gió mùa đông bắc làm cho cả 1 vùng trở lạnh: đối lưu nhiệt
+Chân bị bỏng do vô ý chạm vào ống bô xe máy: dẫn nhiệt
Câu 2:
*Cách 1:
a) Gọi khối lượng, nhiệt dung riêng của bình nước lần lượt là
latex.php
; của chai là
latex.php
.

Phương trình cân bằng nhiệt sau khi bỏ chai thứ nhất

latex.php


Phương trình cân bằng nhiệt sau khi bỏ chai thứ hai là

latex.php


Chia
latex.php
cho
latex.php
ta có

latex.php


b) Gỉa sử đến chai thứ
latex.php
thì khi lấy ra, nhiệt độ nước trong bình nhỏ hơn
latex.php
. Ta có phương trình cân bằng nhiệt lúc đó

latex.php


Lấy
latex.php
chia
latex.php
ta được

latex.php


  • Với
    latex.php
    .
  • Với
    latex.php
    .
  • Với
    latex.php
    .
  • Với
    latex.php
Cách 2:
*Nhận xét: Càng thả những trai sữa vào thì nhiệt độ cân bằng của nước càng hạ xuống, điều đó chứng tỏ nhiệt độ ban đầu [tex]t_{x}[/tex] của mỗi chai sữa thấp hơn nhiệt độ ban đầu của nước trong bình, và mỗi lần nhúng 1 chai sữa vào bình thì nước tỏa nhiệt còn chai sữa thu nhiệt.
a, Gọi nhiệt dung của nước trong bình là [tex]q_{n}[/tex], cảu mỗi chai sữa là [tex]q_{x}[/tex]. Ta có pt cân bằng nhiệt cho lần thả chai sữa thứ nhất vào bình: [tex]q_{n}.(36-33)=q_{x}.(33-t_{x})(1)[/tex]
+PT cân bằng nhiệt cho lần thả chai sữa thứ hai vào bình:[tex]q_{n}.(33-30,5)=q_{x}(30,5-t_{x})(2)[/tex]
*Giải hệ (1) và (2) ta được: [tex]t_{x}=18^{0}C, q_{n}=5q_{x}[/tex]
b, Ta thấy lúc đầu, nhiệt độ nước cao hơn nhiệt độ mỗi chai sữa là:
[tex]\Delta t_{0}=t_{0}-t_{x}=36-18=18^{0}C[/tex] hay [tex]t_{0}=t_{x}+\Delta t_{0}[/tex]
*Ta hãy tính xem sau khi thả chai sữa thứ nhất thì độ chênh lệch nhiệt độ [tex]\Delta t_{1}[/tex] giữa nước và mỗi chai sẽ là bao nhiêu. Gọi nhiệt độ cân bằng của lần này là [tex]t_{1}=18+\Delta t_{1}[/tex]. Ta có pt cbn:
[tex]q_{n}[(t_{0}+\Delta t_{0})-(t_{0}+\Delta t_{1})]=q_{x}.\Delta t_{1}[/tex]
hay:
[tex]5q_{x}(\Delta t_{0}-\Delta t_{1})=q_{x}.\Delta t_{1}\Rightarrow \Delta t_{1}=\frac{5}{6}\Delta t_{0}[/tex]
Tương tự, ta thấy sau lần thả chai sữa thứ hai thì nhiệt độ chai sữa này tăng thêm được:
[tex]\Delta t_{2}=\frac{5}{6}\Delta t_{1}=(\frac{5}{6})^2\Delta t_{0}[/tex]
Và đến lần thả chai sữa thứ n thì nhiệt độ chai sữa này tăng thêm:[tex]\Delta t_{n}=(\frac{5}{6})^n.\Delta t_{0}[/tex]
Phải tìm n sao cho [tex]t_{n}< 25^{0}C\Rightarrow \Delta t_{n}< 7^{0}C[/tex]
[tex]\Rightarrow \Delta t_{n}=(\frac{5}{6})^{n}.18< 7\Rightarrow (\frac{5}{6})^{n}< 0,3(8)[/tex]
~> Từ đây ta tìm ra n=6 trở lên thì BĐT trên thỏa mãn.
Vậy từ lần thả chai sữa thứ 6 trở đo thì...
Câu 3:
a) Gọi khoảng cách giữa hai bến sông là S = AB, giả sử nước chảy từ A đến B với vận tốc u ( u < 3km/h ).

- Thời gian thuyền chuyển động từ A đến B là:
eq.latex



- Thời gian chuyển động của ca nô là:
eq.latex


Theo bài ra: t1 = t2 =>
eq.latex


=>
eq.latex



Giải phương trình ta được: u = - 0,506 km/h

Vậy nước sông chảy theo hướng BA với vận tốc gần bằng 0,506 km/h

b) Thời gian ca nô đi và về:
eq.latex

eq.latex



eq.latex


Khi nước chảy nhanh hơn (u tăng) v2 - u2 giảm t2 tăng (S, v2 không đổi)
Bài tập phần Quang. :D
1,a, Một người đứng trên bờ hồ nước lặng, nhìn ảnh của Mặt trời dưới nước. Sau đó người này lùi ra xa bờ 1 khoảng x thì ảnh của Mặt Trời mà người này nhìn thấy sẽ di chuyển thế nào?
b, Giải thích tại sao hiện tượng nói trên chỉ xảy ra đối với những vật sáng ở rất xa (Mặt trời, mặt trăng, vì sao,...) chứu ko xảy ra đối với những nguồn sáng ở gần.
2, Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kỳ cho ảnh A1B1 cao 2 cm. Giữ nguyên vật AB và thay thấu kính phân kỳ bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kỳ thì thu được ảnh thật A2B2 cao 4 cm. Khoản cách giữa 2 ảnh là 75 cm.
a, Tính tiêu cự của các thấu kính.
b, Tính chiều cao của vật
3, Một vật thật AB có dạng đoạn thẳng, chiều cao h đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ. Nếu đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu được ảnh thật cao gấp đôi vật. Nếu đặt vật ở vị trí (2) thì cho ảnh ảo cao bằng 3 lần vật. Hãy nêu tính chất của ảnh và chiều cao của ảnh khi đặt vật AB tại trung điểm của 2 vị trí trên.
Câu 1:
View attachment 9410
a, Giả sử bạn đầu mắt người quan sát ở vị trí M1, nhìn thấy ảnh S1" của mặt trời dưới nước. Sau đó mắt người quan sát dịch chuyển đến vị trí M2 cách M1 một khoảng x và nhìn thấy ảnh S2" của Mặt trời. Vì các tia sáng S1I và S2K có thể xem như song song với nhau nên các tia phản xạ IM1 và KM2 cũng song song với nhau. Do đó ảnh của Mặt trời mà người này nhìn thấu cũng dịch chuyển 1 khoảng x..
b, Hiện tượng này chỉ xảy ra đối với những nguồn sáng ở rất xa người quan sát. Vì các tia sáng từ những nguồn sáng như vậy đi tới mắt người quan sát mới xem là song song với nhau và nghiêng với mặt đất 1 góc không đổi. Còn đối với những nguồn sáng ở gần, các tia sáng phát ra từ những nguồn sáng này ko song song với nhau và chúng nghiêng với mặt đất những góc thay đổi ~> nên hiện tượng sẽ ko xảy ra như câu a.
Câu 2: Tự vẽ hình
Xét cặp tam giác đồng dạng A1B1O vàA2B2O có:
gif.latex

Mà OA2+OA1=75cm=>OA2=50cm, OA1=25cm
Áp dụng các công thức tự chứng minh. Ta được:
gif.latex
(*)
gif.latex

gif.latex

Câu 3:
556893565217556448-account_id-1-jpg.9333
Bài tập phần điện học.
*Trắc nghiệm
1, Có 3 điện trở có giá trị bằng nhau được mắc vào một mạch điện. Hãy tìm cách mắc 3 điện trở vào mạch sao cho cường độ dòng điện có giá trị lớn nhất.
A. Mắc nối tiếp
B. Mắc song song
C. Mắc thành 2 mạch rẽ
D. Mắc thành 2 đoạn nối tiếp

2, Cho 3 điện trở [tex]R_{1}=15\Omega[/tex], [tex]R_{2}=10\Omega[/tex], [tex]R_{3}=20\Omega[/tex] chịu được các dòng điện có cường độ tối đa lần lượt là 0,4A, 1A, 0,6A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào 2 đầu đoạn mạch gồm 3 điện trở nói trên nối tiếp là:
A. 6V
B. 10V
C. 12V
D. 18V

3,Cho 3 dây dẫn bằng đồng, cùng tiết diện, chiều dài [tex]l_{1},l_{2},l_{3}[/tex] lần lượt là 30cm, 40 cm,50 cm được mắc nối tiếp nhau vào 2 điểm có hiệu điện thế 6V. Gọi U1,U2,U3 là hiệu điện thế giữa hai đầu các dây dẫn l1,l2,l3 . Kết quả nào sau đây đúng?
A.U1=1V, U2=2V, U3=3V
B.U1=3V, U2=1V, U3=2V
C.U1=U2=U3=2V
D.U1=1,5V, U2=2V, U3=2,5V

4, Cho mạch điện như hình bên.View attachment 9378
Trong đó [tex]R1=15 \Omega[/tex] , [tex]R2=30\Omega[/tex] ,[tex]R3=6\Omega[/tex] , hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N và 3V. Khi công tắc K đóng, ampe kế có số chỉ là:
A. 0,2A
B. 0,1A
C. 0,3A
D. 0,6A

*Tự luận.

1, Cho 3 điện trở [tex]R_{1}=2\Omega ,R_{2}=3\Omega , R_{3}=6\Omega[/tex] . Có bao nhiêu cách mắc 3 điện trở nói trên vào mạch điện? Tính điện trở tương tương của mỗi mạch ứng với mỗi cách mắc.

2, Có một mạch điện được mắc theo sơ đồ hình bên.View attachment 9377
Trong đó hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N là 30V ,[tex]R_{1}=24\Omega , R_{2}=6\Omega[/tex], biến trở toàn phần là $18\Omega $. Xác định vị trí con chạy C để cường độ dòng điện qua ampe kế đạt giá trị nhỏ nhất, khi đó vôn kế và ampe kế chỉ bao nhiêu?

3, Cho mạch điện như hình bên.View attachment 9379
Trong đó hiệu điện thế của nguồn được giữ không đổi là 12V, biến trở có điện trở toàn phần [tex]R_{0}=24\Omega ,R_{1}=3\Omega ,R_{2}=6\Omega[/tex], các ampe kế lí tưởng.
a, Xác định số chỉ của các ampe kế trong các trường hợp:
+Con chạy ở A
+Con chạy ở B
b, Để ampe kế chỉ số 0 thì con chạy C phải ở vị trí nào?
c, Xác định chiều và cường độ dòng điện qua ampe kế A khi con chạy ở chính giữa biến trở.
*Trắc nghiệm:
1. B
2. D
3. D
4. C
*Tự luận:
Câu 1:
Có tất cả là 8 cách mắc:
TH1: R1ntR2ntR3
gif.latex

TH2: (R1ntR2)//R3
gif.latex


TH3: (R1ntR3)//R2
gif.latex


TH4 : (R2ntR3)//R1
gif.latex


TH5: R1//R2//R3
gif.latex


TH6: (R1//R2)ntR3
gif.latex


TH7: (R1//R3)ntR2
gif.latex


TH8: (R2//R3)ntR1
gif.latex

Câu 2:
mạch sau biến đổi R2nt(Rbc//RR1)ntRdc
đặt Rbc=x
=> Rdc= 18-x
=> Rbc1=[tex]\frac{x.R1}{x+R1}=\frac{x.24}{x+24}[/tex]
=> Rm = Rcb1+Rdc+R2
= [tex]\frac{x.24}{x+24}[/tex]+18-x+6
= [tex]\frac{24x-x^{2}+576}{24+x}[/tex]
=> Im = [tex]\frac{U.(24+x)}{24x-x^{2}+576}[/tex]
Ia=Ibc= [tex]\frac{R1}{R1+x}.Im =\frac{24.U}{24x-x^{2}+576}[/tex]
=> Ia min => 24x-x^2+576 max
=> [tex]720-(x^{2}-2.12.x+12^{2})[/tex]
max = 720
=> dấu = xr khi x=12
Câu 3:
a,
+Khi con chạy ở A: Không có dòng điện qua ampe kế [tex]A_{1}[/tex] và [tex]R_{1}[/tex] nên [tex]A_{1}[/tex] chỉ số 0. Khi đó, ampe kế A đo [tex]I_{R_{2}}=\frac{U}{R_{2}}=2A[/tex] và ampe kế [tex]A_{2}[/tex] đo [tex]I=I_{R_{2}}+I_{R_{0}}=2,5A[/tex]
+Khi con chạy ở B: Không có dòng điện qua [tex]R_{2}[/tex], ampe kế [tex]A_{1}[/tex] và A đo [tex]I_{R_{1}}=4A[/tex], ampe kế [tex]A_{2}[/tex] đo [tex]I_{R_{0}}=0,5A[/tex].

b) Ampe kế chỉ số 0=>Đây là mạch cầu cân bằng
gif.latex

Giải PT trên ta tính được Rbc=16 ôm=>Rac=8 ôm=>
gif.latex

Vậy khi ampe kế chỉ số 0 thì
gif.latex

c, Ta có:
[tex]R_{MD}=\frac{\frac{R_{1}R_{0}}{2}}{\frac{R_{1}+R_{0}}{2}}=\frac{12}{15}\Omega[/tex]
và [tex]R_{DN}=\frac{\frac{R_{2}R_{0}}{2}}{\frac{R_{2}+R_{0}}{2}}=1\Omega[/tex]
Mặt khác: [tex]U_{MD}=\frac{R_{MD}.U_{MN}}{R_{MN}}=\frac{16}{3}V[/tex]
và [tex]U_{DN}=\frac{R_{DN}.U_{MN}}{R_{MN}}=\frac{20}{3}V[/tex]
[tex]\Rightarrow I_{1}=\frac{U_{MD}}{R_{1}}=\frac{16}{9}A;I_{2}=\frac{U_{DN}}{R_{2}}=\frac{10}{9}A[/tex]
Vì [tex]I_{1}>I_{2}[/tex] nên dòng điện qua ampe kế A từ D đến C và số chỉ của nó là:
[tex]I_{A}=I_{1}-I_{2}=\frac{2}{3}A[/tex]
 
Last edited by a moderator:

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3

Thoòng Quốc An

Tôi yêu Hóa học | Mùa hè Hóa học
Thành viên
30 Tháng sáu 2014
969
1,264
251
Du học sinh
YALE UNIVERSITY
Đề PTNK lần 2 thi thử vào 10
đề này chấm tui dc 5,25,cao nhất là 7,25
chênh hai cũng ổn.
Kết quả tui tên gì biết rồi nha
đề xem file đính kèm. :)
 

Attachments

  • LÝ.pdf
    149.4 KB · Đọc: 283

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
*Trắc nghiệm:
1, Xung quanh những tảng đá lớn thường có thường có những làn hơi nghi ngút. Đó là gì vậy?

A. Khói bốc từ tảng nước đá ra
B. Bụi trong không khí lắng xuống.
C.Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại
D. Nước đá nóng chảy rùi bốc hơi.

2, Người ta làm thí nghiệm với 3 chất: oxi, rượu, nhôm. Lúc đầu, chúng có cùng thể tích, cùng ở 1 nhiệt độ bình thường. Khi được nung nóng tới cùng 1 nhiệt độ mới thì một chất (gọi là chất 1) nở thêm $5175 mm^3$, 1 chất (gọi là chất 2) nở thêm $0,275 dm^3$ và chất cuối cùng (gọi là chất 3) nở thêm $87 cm^3$. Đáp án đúng là:
A. Chất 1 là oxi, chất 2 là nhôm, chất 3 là rượu.
B. Chất 1 là nhôm, chất 2 là oxi, chất 3 là rượu.
C. Chất 1 là oxi, chất 2 là rượu, chất 3 là nhôm.
D. Chất 1 là rượu, chất 2 là nhôm, chất 3 là oxi.

p/s: Chú ý giải thích vì sao chọn đáp án đó!
*Tự luận:
1, Hãy chỉ ra hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong những hiện tượng sau đây:
+Mặt trời truyền nhiệt cho trái đất
+Gió mùa đông bắc làm cho cả 1 vùng trở lạnh
+Chân bị bỏng do vô ý chạm vào ống bô xe máy

2, Có một số chai sữa hoàn toàn giống nhau đều đang ở nhiệt độ $t_{x}$. Người ta thả từng chai vào 1 bình cách nhiệt chứa nước, sau khi cân bằng nhiệt thì lấy ra rồi thả tiếp chai khác vào. Nhiệt độ nước ban đầu ở trong bình là $t_{0}=36^{0} C$. Chai thứ nhất khi lấy ra có nhiệt độ $t_{1}=33^{0} C$, chai thứ hai khi lấy ra có nhiệt độ $t_{2}=30,5^{0} C$. Bỏ qua sự hao phí nhiệt.
a, Tìm $t_{x}$
b, Đến chai thứ bao nhiêu thì khi lấy ra, nhiệt độ nước trong bình bắt đầu nhỏ hơn $t_{n}=25^{0} C$

3,Một thuyền bơi từ bến A đến bến B ở cùng một bên bờ sông với vận tốc đối với nước là $v_{1}=3 km/h$. Cùng lúc đó một ca nô chạy từ bến B thao hướng đến bến A với vận tốc đối với nước là $v_{2}=10 km/h$. Trong thời gian thuyền A đi từ A đến B thì ca nô kịp đi được 4 lần quãng đường đó và về đến B cùng lúc với thuyền. Hãy xác định:
a, Hướng và độ lớn vận tốc của nước sông.
b, Nếu nước chảy nhanh thì thời gian ca nô đi và về B (với quãng đường như câu a) có gì thay đổi ko? Vì sao?
p/s: còn nữa nhưng các bạn làm tạm nha. Mk đánh máy muốn rụng cả tay rùi. :D
 

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
3
a) Gọi khoảng cách giữa hai bến sông là S = AB, giả sử nước chảy từ A đến B với vận tốc u ( u < 3km/h ).

- Thời gian thuyền chuyển động từ A đến B là:
eq.latex



- Thời gian chuyển động của ca nô là:
eq.latex


Theo bài ra: t1 = t2 =>
eq.latex


=>
eq.latex



Giải phương trình ta được: u = - 0,506 km/h

Vậy nước sông chảy theo hướng BA với vận tốc gần bằng 0,506 km/h

b) Thời gian ca nô đi và về:
eq.latex

eq.latex



eq.latex


Khi nước chảy nhanh hơn (u tăng) v2 - u2 giảm t2 tăng (S, v2 không đổi)

2mấy bài trên chịu
Lời giải. a) Gọi khối lượng, nhiệt dung riêng của bình nước lần lượt là
latex.php
; của chai là
latex.php
.

Phương trình cân bằng nhiệt sau khi bỏ chai thứ nhất

latex.php


Phương trình cân bằng nhiệt sau khi bỏ chai thứ hai là

latex.php


Chia
latex.php
cho
latex.php
ta có

latex.php


b) Gỉa sử đến chai thứ
latex.php
thì khi lấy ra, nhiệt độ nước trong bình nhỏ hơn
latex.php
. Ta có phương trình cân bằng nhiệt lúc đó

latex.php


Lấy
latex.php
chia
latex.php
ta được

latex.php


  • Với
    latex.php
    .
  • Với
    latex.php
    .
  • Với
    latex.php
    .
  • Với
    latex.php

https://diendan.hocmai.vn/threads/vat-ly-9-bai-tap-trao-doi-nhiet.417149/
chỉ biết thế thôi
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Các bạn của tui đâu rùi??? T^T Những câu khó "xơi" nhất @toilatot đã ăn rùi. Các câu còn lại chỉ là cơ bản thôi nên các bạn vào làm thử nha.
Bài tập phần Quang. :D
1,a, Một người đứng trên bờ hồ nước lặng, nhìn ảnh của Mặt trời dưới nước. Sau đó người này lùi ra xa bờ 1 khoảng x thì ảnh của Mặt Trời mà người này nhìn thấy sẽ di chuyển thế nào?
b, Giải thích tại sao hiện tượng nói trên chỉ xảy ra đối với những vật sáng ở rất xa (Mặt trời, mặt trăng, vì sao,...) chứu ko xảy ra đối với những nguồn sáng ở gần.
2, Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kỳ cho ảnh A1B1 cao 2 cm. Giữ nguyên vật AB và thay thấu kính phân kỳ bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kỳ thì thu được ảnh thật A2B2 cao 4 cm. Khoản cách giữa 2 ảnh là 75 cm.
a, Tính tiêu cự của các thấu kính.
b, Tính chiều cao của vật
3, Một vật thật AB có dạng đoạn thẳng, chiều cao h đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ. Nếu đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu được ảnh thật cao gấp đôi vật. Nếu đặt vật ở vị trí (2) thì cho ảnh ảo cao bằng 3 lần vật. Hãy nêu tính chất của ảnh và chiều cao của ảnh khi đặt vật AB tại trung điểm của 2 vị trí trên.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
mihf nhìn xong mấy bài kia sỉu
1/ Khoảng cách giữa vật và ảnh
L = | d + d'|
2/ Dịch chuyển vật, ảnh dọc theo phương trục chính
  • f không đổi => d tăng thì d' giảm và ngược lại => ảnh và vật luôn dịch chuyển cùng chiều nhau
  • Giả sử ban đầu vị trí vật, ảnh là d1; d'1;
  • Δx; Δx' là khoảng dịch chuyển của vật và ảnh
  • => sau khi dịch chuyển d2 = d1 ± Δx'; d'2 = d'1 &#x2213;" role="presentation" style="display: inline-block; line-height: 0; font-size: 15.68px; word-wrap: normal; word-spacing: normal; white-space: nowrap; float: none; direction: ltr; max-width: none; max-height: none; min-width: 0px; min-height: 0px; border: 0px; margin: 0px; padding: 1px 0px; position: relative;">∓∓ Δx
Qui ước:
  • Δx lấy dấu + khi dịch vật ra xa TK, lấy dấu - khi dịch vật lại gần
  • Δx' lấy dấu + khi dịch ảnh ra xa TK, lấy dấu - khi dịch ảnh lại gần
3/ Dịch chuyển vật, ảnh theo phương vuông góc với trục chính.
d không đổi => d' không đổi => ảnh và vật di chuyển theo phương vuông góc với trục chính.
Để biết chiều dịch chuyển của vật và ảnh ta sử dụng tính chất điểm vật, điểm ảnh quang tâm thẳng hàng
4/ Dịch chuyển vật, ảnh theo phương bất kì
Xác định độ dời của vật => độ dời của vật theo hai phương (vuông góc với trục chính và trùng với phương của trục chính)
Tính độ dời của ảnh theo hai phương vuông góc với trục chính và trùng với trục trính => độ dời của ảnh.
nguồn gôle
tăng bạn nào muốn giải mình xin bbos tay
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Tag thêm bài đi chị thuyhuongyc. Em làm lun bài 1 tự luận nhé . Hic!
+mặt trời truyền nhiệt cho trái đất : bức xạ nhiệt
+Gió mùa đông bắc làm cho cả 1 vùng trở lạnh: đối lưu nhiệt
+Chân bị bỏng do vô ý chạm vào ống bô xe máy: dẫn nhiệt
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Tag thêm bài đi chị thuyhuongyc. Em làm lun bài 1 tự luận nhé . Hic!
+mặt trời truyền nhiệt cho trái đất : bức xạ nhiệt
+Gió mùa đông bắc làm cho cả 1 vùng trở lạnh: đối lưu nhiệt
+Chân bị bỏng do vô ý chạm vào ống bô xe máy: dẫn nhiệt
Hoàn toàn chính xác. :D Bạn sẽ làm nốt phần trắc nghiệm chứ??? :)

mihf nhìn xong mấy bài kia sỉu
1/ Khoảng cách giữa vật và ảnh
L = | d + d'|
2/ Dịch chuyển vật, ảnh dọc theo phương trục chính
  • f không đổi => d tăng thì d' giảm và ngược lại => ảnh và vật luôn dịch chuyển cùng chiều nhau
  • Giả sử ban đầu vị trí vật, ảnh là d1; d'1;
  • Δx; Δx' là khoảng dịch chuyển của vật và ảnh
  • => sau khi dịch chuyển d2 = d1 ± Δx'; d'2 = d'1 &#x2213;" role="presentation" style="display: inline-block; line-height: 0; font-size: 15.68px; word-wrap: normal; word-spacing: normal; white-space: nowrap; float: none; direction: ltr; max-width: none; max-height: none; min-width: 0px; min-height: 0px; border: 0px; margin: 0px; padding: 1px 0px; position: relative;">∓∓ Δx
Qui ước:
  • Δx lấy dấu + khi dịch vật ra xa TK, lấy dấu - khi dịch vật lại gần
  • Δx' lấy dấu + khi dịch ảnh ra xa TK, lấy dấu - khi dịch ảnh lại gần
3/ Dịch chuyển vật, ảnh theo phương vuông góc với trục chính.
d không đổi => d' không đổi => ảnh và vật di chuyển theo phương vuông góc với trục chính.
Để biết chiều dịch chuyển của vật và ảnh ta sử dụng tính chất điểm vật, điểm ảnh quang tâm thẳng hàng
4/ Dịch chuyển vật, ảnh theo phương bất kì
Xác định độ dời của vật => độ dời của vật theo hai phương (vuông góc với trục chính và trùng với phương của trục chính)
Tính độ dời của ảnh theo hai phương vuông góc với trục chính và trùng với trục trính => độ dời của ảnh.
nguồn gôle
tăng bạn nào muốn giải mình xin bbos tay
Công thức bị lỗi rùi chị ơi. :) Riêng phần quang: bài 1 thì ko nói làm gì nhưng bài 2,3 chỉ quay quanh phần biến đổi toán học là chủ yếu thôi ạ. :D
#toilatot học lâu chả nhớ gùi
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Vâng, em xin làm luôn để sang phần khác!
Câu 1: chọn D
Câu 2: chọn B
Em học vật lý là ngu nhất phần trắc nghiệm nên có thể sai, chị sửa hộ cho em nếu sai nhé. Còn đúng thì tag thêm đề vào nha chị
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Vâng, em xin làm luôn để sang phần khác!
Câu 1: chọn D
Câu 2: chọn B
Em học vật lý là ngu nhất phần trắc nghiệm nên có thể sai, chị sửa hộ cho em nếu sai nhé. Còn đúng thì tag thêm đề vào nha chị
Mk chữa trắc nghiệm luôn nhé! :)
Câu 1: Trong không khí có sẵn hơi nước.~> Lớp không khí ở gần tảng đá bị làm lạnh ~> Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại tạo thành những làn sương mà ta trông như "làn khói" ~~~> Đáp án đúng là C
Câu 2: Để tiện so sánh ta đổi các độ nở theo cùng 1 đơn vị:
-Chất 1= $5,175 cm^3$
-Chất 2= $275 cm^3$
-Chất 3= $87 cm^3$
*Ta thấy:
  • Chất 2 nở nhiều nhất ~> Phải là chất khí (oxi)
  • Chất 1 nở ít nhất ~> Phải là chất rắn (nhôm)
  • Chất 3 còn lại là rượu
~~~> Đáp án đúng là B
:D:D:D Tích cực thảo luận nha bạn. mai mk sẽ đăng bài tập về phần điện.
 

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Chúc mọi người có một buổi tối vui vẻ trên HMF nha.Có ai nghĩ ra cách giải thứ 2 của bài 2 phần tự luận chưa? :D
Có vẻ như là bài mk đăng hơi khó chăng? Sao không thấy mọi người vào thảo luận vậy? :( Đừng bơ, mk buồn lắm đó. T^T
Nếu ko phải như vậy hãy giải quyết nhanh chóng bài tập phần quang để mk đăng tiếp bài tập phần điện nhé!
Và cuối cùng m.n chú ý đến phần "Những điều cần chú ý khi tham gia" mk đăng ở trên để hạn chế bài viết bị xóa đi nha! :)
Cảm ơn mọi người nhiều. ^^
 

Trai Họ Nguyễn

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
27 Tháng hai 2017
3,619
3,889
718
21
Hải Dương
THPT Nguyễn Trãi
Chúc mọi người có một buổi tối vui vẻ trên HMF nha.Có ai nghĩ ra cách giải thứ 2 của bài 2 phần tự luận chưa? :D
Có vẻ như là bài mk đăng hơi khó chăng? Sao không thấy mọi người vào thảo luận vậy? :( Đừng bơ, mk buồn lắm đó. T^T
Nếu ko phải như vậy hãy giải quyết nhanh chóng bài tập phần quang để mk đăng tiếp bài tập phần điện nhé!
Và cuối cùng m.n chú ý đến phần "Những điều cần chú ý khi tham gia" mk đăng ở trên để hạn chế bài viết bị xóa đi nha! :)
có cách này nek cổ nhưng có lẽ vẫn dùng đc
viết lần lượt các pt cân bằng nhiệt của các lần ra
tìm dần dần sẽ ra đc chai thứ bn
cách này mik hay dùng nek chứ kiểu ct kia khó nhớ lắm
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
có cách này nek cổ nhưng có lẽ vẫn dùng đc
viết lần lượt các pt cân bằng nhiệt của các lần ra
tìm dần dần sẽ ra đc chai thứ bn
cách này mik hay dùng nek chứ kiểu ct kia khó nhớ lắm
Có vẻ như bài này có rất nhiều cách giải thì phải. Cậu có thể đăng cách giải của cậu lên cho mọi người cùng tham khảo không? :D
Nhưng nó vẫn chưa phải cách mk nói. Mọi người tiếp tục suy nghĩ nha. :)
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Hôm trước chỉ nhìn thấy phần trăc nghiệm và tự luận nên không nhìn thấy bài tập phần quang mà làm. Cứ tưởng chị thuyhuongyc không đăng thêm bài mới, nhìn lại mới thấy thúi ruột T-T. Nhưng cũng phải làm thế nào để thu hút các mem tham gia chứ chỉ có vài người làm với nhau thì chán chết
[QUO TE="thuyhuongyc, post: 3099210, member: 2481116"]2, Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kỳ cho ảnh A1B1 cao 2 cm. Giữ nguyên vật AB và thay thấu kính phân kỳ bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kỳ thì thu được ảnh thật A2B2 cao 4 cm. Khoản cách giữa 2 ảnh là 75 cm.
a, Tính tiêu cự của các thấu kính.
b, Tính chiều cao của vật[/QUOTE]
a) Mình không biết vẽ ảnh nên mọi người tự vẽ nha!^^
Xét cặp tam giác đồng dạng A1B1O vàA2B2O có:
gif.latex

Mà OA2+OA1=75cm=>OA2=50cm, OA1=25cm
Áp dụng các công thức tự chứng minh. Ta được:
gif.latex
(*)
gif.latex

gif.latex
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
Hôm trước chỉ nhìn thấy phần trăc nghiệm và tự luận nên không nhìn thấy bài tập phần quang mà làm. Cứ tưởng chị thuyhuongyc không đăng thêm bài mới, nhìn lại mới thấy thúi ruột T-T. Nhưng cũng phải làm thế nào để thu hút các mem tham gia chứ chỉ có vài người làm với nhau thì chán chết
[QUO TE="thuyhuongyc, post: 3099210, member: 2481116"]2, Một vật AB đặt trước một thấu kính phân kỳ cho ảnh A1B1 cao 2 cm. Giữ nguyên vật AB và thay thấu kính phân kỳ bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kỳ thì thu được ảnh thật A2B2 cao 4 cm. Khoản cách giữa 2 ảnh là 75 cm.
a, Tính tiêu cự của các thấu kính.
b, Tính chiều cao của vật
a) Mình không biết vẽ ảnh nên mọi người tự vẽ nha!^^
Xét cặp tam giác đồng dạng A1B1O vàA2B2O có:
gif.latex

Mà OA2+OA1=75cm=>OA2=50cm, OA1=25cm
Áp dụng các công thức tự chứng minh. Ta được:
gif.latex
(*)
gif.latex

gif.latex
Đáp án chính xác rùi nhé bạn.
Về phần thu hút các mem tham gia thì mk đag suy nghĩ. Có lẽ sẽ có thêm danh hiệu+ điểm thành tích.
Để mk góp ý vs Trưởng nhóm và ad đã. Hãy hoạt động tích cực nên nhé! :D
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
3, Một vật thật AB có dạng đoạn thẳng, chiều cao h đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ. Nếu đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu được ảnh cao gấp đôi vật. Nếu đặt ảnh ở vị trí (2) thì cho ảnh ảo cao bằng 3 lần vật. Hãy nêu tính chất của ảnh và chiều cao của ảnh khi đặt vật AB tại trung điểm của 2 vị trí trên.
Sửa chỗ "đặt ảnh ở vị trí (2)" thành "đặt vật ở vị trí (2)"
Còn chỗ "đặt vật AB ở vị trí (1) thì thu được ảnh cao gấp đôi vật" thì đề có cho là ảnh thật hay ảnh ảo không chị thuyhuongyc?
 
  • Like
Reactions: Triêu Dươngg
Top Bottom