Vật lí 8 Topic kiến thức vật lí 8

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi cả nhà!
Mùa hè đang chầm chậm trôi qua, chắc nhiều bạn đã được quẩy tưng bừng không khí náo nức mà nóng nực này phải không? Và không ít bạn chắc cũng bắt đầu tập trung cao độ cho một năm học mới, một năm học đầy hứa hẹn và bổ ích. Để thổi thêm vào mùa hè oi bức này một làn khí mới mát mẻ hơn, vui tươi hơn, mình xin giới thiệu topic ôn hè môn vật lí lớp 8 dành cho các bạn từ 7 lên 8, những bạn muốn ôn chuyên hay củng cố lại kiến thức của mình .
-Mình sẽ lập ra 2 topic, đó là topic kiến thức và topic bài tập áp dụng nhằm mục đích:
+Tăng cường kiến thức của bản thân khi bước vào năm học mới cũng như củng cố lại những kiến thức đã quên
+Mọi người sẽ được làm quen với những dạng mới, những dạng bài lạ để không bỡ ngỡ trước chương trình lí 8 khóa 2017-2018
+Là nơi chia sẻ mọi thắc mắc về bài tập để nâng cao khả năng của mình cũng như giúp mọi người có tài liệu tham khảo
+Có nhiều mẹo giải bài tập hay, bổ ích
-Cách học: mỗi ngày mình sẽ đăng lý thuyết và bài tập, và ngày hôm sau sẽ đưa ra đáp án cho mọi người .
-Nội quy và yêu cầu thành viên khi tham gia:
+Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy chung của diễn đàn.

+Không spam dưới mọi hình thức
+Bắt buộc gõ Latex đối với công thức
+không đăng hỏi những nội dung liên quan đến topic

+Đặc biệt không copy bài của mem khác cũng như ở trên mạng. Hãy làm theo ý hiểu của mình, điều đó sẽ giúp bạn hiểu bài hơn
+Và điều cuối cùng là không được đăng bài tại Topic kiến thức để tránh làm loãng topic. Hãy đăng câu hỏi tại đây Vật lí Topic bài tập vận dụng vật lí 8
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Chương I: Chuyển động cơ học
A.Tóm tắt lý thuyết chuyển động cơ:


I)Chuyển động cơ học.

1.Làm thế nào để nhận biết một vật đang đứng yên hay chuyển động :

Sự thay đổi vị trí của vật theo thời gian so với vật khác được chọn làm mốc gọi là chuyển động cơ học.VD: cái cây đứng yên, mà xe buýt đang di chuyển, vậy cái cây đang di chuyển so với chuyển động của xe buýt.

2.Tính tương đối của chuyển động và đứng yên :

-Chuyển động và đứng yên có tính tương đối, phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.

-Lưu ý:

-Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của vật đó so với vật làm mốc không thay đổi theo thời gian Ví dụ : Cột cờ trong sân trường đứng yên vì nó không thay đổi vị trí so với cổng trường hoặc một phòng học nào đó.

-Tùy theo vật chọn làm mốc mà một vật có thể chuyển động hoặc đứng yên so với vật khác. Ví dụ : Một hành khách ngồi yên trên ô tô đang chuyển động thì so với sàn xe thì hành khách này đứng yên, còn so với cây cối hai bên đường, thì hành khách này chuyển động.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.

1. Vật làm mốc và thước đo

Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

2. Hệ toạ độ

a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng): Toạ độ của vật ở vị trí M : x =


b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng):

Toạ độ của vật ở vị trí M:


III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .

1. Mốc thời gian và đồng hồ.

Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

2. Thời điểm và thời gian.

Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.

B.CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

I. Chuyển động thẳng đều

1. Tốc độ trung bình.


Trong đó: S là quãng đường chuyển động (m,km)

t là thời gian chuyển động (s,h)

vtb là vận tốc trung bình mà xe đi trên một quãng đường trong một đơn vị thời gian (m/s,km/h)

2. Chuyển động thẳng đều.

Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.

s = vtbt = vt

Trong đó:

-S: quãng đường (m,Km)

-Vtb: Vận tốc trung bình đi trên quãng đường (Km/h;m/s)

-t: thời gian đi trong quãng đường (s,h)

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

C/ CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.

Cách giải:

- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t

- Công thức tính vận tốc trung bình.



Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều


Cách giải:

- Viết phương trình chuyển động thẳng đều

-Chọn trục tọa đọ, gốc tọa độ, chiều dương của trục tạo độ
 
Last edited:

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Chương II: Áp suất-Lực đẩy Ác-si-met
A.Tóm tắt lý thuyết:
1.Lực và vận tốc-biểu diễn lực:
a)Lực và sự thay đổi của vận tốc:

-Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc chuyển động
-Khi vận tốc của vật thay đổi ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật
b)Biểu diễn lực:
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có :

- Gốc là điểm đặt của lực.
- Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
- Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước.
2.Sự cân bằng lực-quán tính:
a)Hai lực cân bằng

- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
- Dưới tác dụng của lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính.
Lưu ý :
- Hệ lực cân bằng khi tác dụng vào một vật thì không làm thay đổi vận tốc của vật.
- Ở lớp 6 đã đề cập đến trường hợp vật đứng yên khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng. Đối với lớp 8, yêu cầu xét tác dụng của hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động. Như vậy, tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật được phát biểu khái quát hơn :”Một vật sẽ đứng yên hay chuyển động thẳng đều khi không có lực tác dụng lên vật và ngay cả khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau”.
-Việc dự đoán tác dụng của hai lực cân bằng lên vật chuyển động thực hiện trên cơ sở suy luận lôgic. Vì lực gây ra sự thay đổi vận tốc chuyển động, còn hai lực cân bằng khi đặt lên vật đang đứng yên thì sẽ đứng yên mãi, như vậy nó không làm thay đổi vận tốc. Do đó lực cân bằng tác dụng lên vật đang chuyển động cũng không làm thay đổi vận tốc nên vật sẽ chuyển động thẳng đều mãi. Kết luận này được kiểm nghiệm bằng thí nghiệm trên máy A – tút.
b) Quán tính : Khi có lực tác dụng, mọi vật thể không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
Lưu ý : Về quán tính, mức quán tính phụ thuộc vào khối lượng của vật. Khối lượng của vật càng lớn, mức quán tính càng lớn. Khối lượng là số đo mức quán tính. Tuy nhiên trong phạm vi bài này chúng ta chỉ có thể đề cập đến sự liên quan giữa mức quán tính với khối lượng thông qua một ví dụ có tính dự đoán suy ra từ kinh nghiệm thực tế. Việc định hướng mối quan hệ giữa quán tính với khối lượng chỉ thực hiện ở lớp 10 THPT.
3.Lực ma sát:
a)Lực ma sát là gì?
Lực ma sát là lực cản trở chuyển động, xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.
b)Khi nào có lực ma sát: Lực ma sát trượt: lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại.
2. Lực ma sát lăn: Lực ma sát lăn sinh ra khi một lặn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn
Lưu ý: Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn của lực ma sát trượt rất nhiều lần.
3. Lúc ma sát nghỉ: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác.
Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.
Lưu ý:
- Cường độ của lực ma sát nghỉ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.
- Lực ma sát nghỉ luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực khác tác dụng lên vật.
4. Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích
4.Áp suất:
a) Áp lực:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
b) Áp suất: áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Áp suất được tính bằng công thức
gif.latex

Lưu ý: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào hai yếu tố là độ lớn của áp lực và diện tích bị ép.
3. Đơn vị của áp suất: paxcan (Pa) (1 Pa = 1 N/m2).
Lưu ý:
- Đơn vị áp suất trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là paxcan: 1 Pa = 1 N/m2.
- Ngoài ra, người ta cũng dùng atmotphe làm đơn vị áp suất. Atmotphe là áp suất gây bởi một cột thủy ngân cao 76 cm: 1 at = 103360 Pa.
Để đo áp suất, người ta có thể dùng áp kế.
5.Áp suất chất lỏng-bình thông nhau:
a) Sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng:

-Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.
-Khác với chất rắn chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương.
=>Như vậy, chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.
b) Công thức tính áp suất chất lỏng:
gif.latex
, trong đó h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Lưu ý: Về đơn vị, p được tính bẳng N/m3, h tính bẳng m. Công thức này cũng được áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao h của cột lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng. Từ đây có thể suy ra một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng ngang có độ lớn như nhau.
c) Bình thông nhau: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng, ở các nhánh khác nhau đều ở cũng một độ cao.
Công thức:
gif.latex

6)Áp suất khí quyển:
a) Sự tồn tại của áp suất khí quyển
: Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.
b) Độ lớn của áp suất khí quyển: áp suất khí quyển bằng áp suất của thủy ngân trong ống Tô ri xe li, do đó người ta thường dung mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Lưu ý: Do trọng lượng riêng của thủy ngân là d = 136 000 N/m3.
gif.latex
nên một cột thủy ngân cao h = 1mm = 0,001m có áp suất là:
gif.latex

7)Lực đẩy Ác-si-mét:
a)Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đó đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy ac si mét.
b) Công thức tính lực đẩy Ác si mét:
gif.latex

trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng,
V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
Fa: Lực đẩy Ác-si-mét
a) Điều kiện để vật nổi, vật chìm:
-Nếu ta thả một vật ở trong lỏng chất lỏng thì:
+Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
+Vật nổi lên khi : FA > P
+Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
b) Độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng: Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét FA = d. V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Lưu ý: Khi nhúng chìm vật rắn vào trong một bình chất lỏng thì có ba trường hợp xảy ra: Vật chìm xuống; Vật nằm lơ lửng trong long chất lỏng; Vật nổi lên trên mặt chất lỏng.
- Trường hợp vật đang chìm xuống, nằm lơ lửng trong chất lỏng và đang nổi lên, là những trường hợp tương đối dễ để phân tích và HS thường mắc phải sai lầm. tuy nhiên, trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình và nhất là trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, là những trường hợp mà HS dễ nhầm lẫn.
- Trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình, HS thường chỉ hiểu trong trường hợp này P > FA mà không chú ý là khi đã nằm yên ở đáy bình thì các lực tác dụng lên vaart phải cân bằng nhau: P = FA + F'
Trong đó F’ là lực của đáy bình tác dụng lên vật.
- Trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, HS thường cho rằng trong trường hợp này FA > P mà không thấy là khi vật đã nằm yên thì các lực tác dụng lên vật phải cân bằng nhau: FA = P
Tới đây, HS lại hay mắc sai lầm về giá trị độ lớn của lực đẩy Ac- si- mét FA trong khi áp dụng công thức FA = d. V, HS thường cho V là thể tích của vật, không thấy V chỉ là thể tích của phần vật bị chìm trong chất lỏng.
Do vậy HS cần lưu ý rằng:
-Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải cân bằng nhau.
-Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì FA = d. V với V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
Chương III: Nhiệt học
A. SỰ GIẢN NỞ VÌ NHIỆT:
- Hầu hết các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau.
*Lưu ý: Đối với chất khí thì các chất khí khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.- Khi co dãn vì nhiệt gặp vật cản thì sinh ra một lực lớn

.- Vận dụng các kết luận trên để giải thích một số hiện tượng.(ví dụ: vì sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm?)
B.SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT:

I. Sự nóng chảy và đông đặc:
1.Khái niệm:
- sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc
- sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy
2.Đặc điểm:
- Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không đổi.
- Nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ ấy.- Các chất khác nhau thì có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Nhiệt độ đó gọi làđiểm nóng chảy.(Tuy nhiên không phải chất nào cũng nóng chảy hay đông đặc ở một độ nhất định. Có nhiều chất như thủy tinh, nhựa đường... khi bị nóng chúng mềm ra rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng)
-Nhiệt độ nóng chảy của một số chất (xem trong SGK)

3.Nâng cao:
a.Nhiệt nóng chảy:
a.1) Định nghĩa:

- Ta thấy trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi nhưng chúng ta vẫn phải cung cấp nhiệt lượng cho nó. Nhiệt độ này dùng để cho chúng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
.- Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1 kg 1 chất chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng gọi là nhiệt nóng chảy.

a.2) Đơn vị: J/kg.K
a.3)Công thức:

- Ký hiệu nhiệt nóng chảy:λ (Lan đa)
-Công thức: Q = λ . m
b.Ý nghĩa:
- Nhiệt lượng cung cấp cho 1 kg 1 chất nóng chảy đúng bằng nhiệt lượng mà nó tỏa ra khi nóng chảy.
- Mỗi một chất có nhiệt dung riêng xác định.

II. Sự bay hơi và ngưng tụ:
1. Khái niệm: (SGK)
2. Sự bay hơi:

+ Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.
+ Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào: Nhiệt độ,Gió,Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

3. Sự sôi:
+ Sự sôi là sự hóa hơi không những xảy ra ở trên mặt thoáng ở chất lỏng mà còn xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
+ Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của vật không thay đổi.
+ Một chất có một nhiệt độ sôi xác định, gọi là điểm sôi.

4. Sự ngưng tụ:
- Là một quá trình ngược lại của quá trình bay hơi.
5.Nâng cao: - Nhiệt hóa hơi:
- Định nghĩa: Nhiệt lượng cần cung cấp để cho 1 kg 1 chất chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ sôi gọi là nhiệt hóa hơi.
- Đơn vị: J/kg
- Kí hiệu: L
- Công thức:
gif.latex

C. NHIỆT LƯỢNG:

I. Cấu tạo chất và sự truyền nhiệt:
1. Nội dung cấu tạo chất:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ bé, riêng biệt gọi là nguyên tử, phân
tử. Giữa chúng có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyểnđộng càng nhanh.

2. Sự truyền nhiệt:
a. Nhiệt năng:

- Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng.
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng hai cách: truyền nhiệt và thực hiện công. b.Nhiệt năng:
- Gồm 3 hình thức:
+ Dẫn nhiệt: Năng lượng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
+ Đối lưu: Là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng hoặc chất khí.
+ Bức xạ nhiệt: Là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở trong chân không.

II.Nhiệt lượng:

1.Khái niệm: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
-Kí hiệu: Q
-Đơn vị: J, kJ (1kJ =1000J)
2.Công thức tính nhiệt lượng của vật thu vào khi nóng lên:
gif.latex

Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J
m là khối lượng của vật, tính ra kg
gif.latex
là độ tăng nhiệt độ với t1 là nhiệt độ ban đầu t2 là nhiệt độ cuối, tính ra C° hoặc K ( K là đơn vị nhiệt độ trong thang nhiệt Kenvin).


C là đại lượng đặc trưng cho chất làm vật gọi là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K
3. Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa=Qthu
 

Trịnh Hoàng Quân

Học sinh tiến bộ
Thành viên
15 Tháng ba 2017
540
664
169
22
IV. Công cơ học
1.Công cơ học:
gif.latex

Trong đó:
+A: Công của lực F (J)
+F: lực tác dụng (N)
+S: quãng đường di chuyển (m)
2.Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Lưu ý:
- Trong bài học, định luật về công được rút ra từ thí nghiệm với máy cơ đơn giản là ròng rọc. song ta cũng có thể rút ra định luật này từ thí nghiệm với máy cơ đơn khác như mặt phẳng nghiêng hoặc đòn bẩy.
- Trong thực tế, ở các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát, do đó công thực hiện phải để thắng ma sát và nâng vật lên. Công này gọi là công toàn phần, công nâng vật lên là công có ích. Công để thắng ma sát là công hao phí.
Công toàn phần = công có ích + công hao phí
Tỉ số giữa công có ích và công toàn phần gọi là hiệu suất của máy và được kí hiệu là H.
gif.latex

Trong đó:
+H: hiệu xuất (%)
+Ai: công có ích (J)
+Atp=Ai+Ahp:công toàn phần(J)
Công hao phí càng ít thì hiệu suất của máy càng lớn
3.Công suất:
gif.latex

Trong đó:
+A: công thực hiện(J)
+t: thời gian thực hiện(s)
+F: lực tác dụng (N)
+v; vận tốc( m/s)
+P: công suất (W)
 
Top Bottom