Topic kiến thức vật lí 10

Status
Không mở trả lời sau này.

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

MỤC LỤC

PHẦN MỘT - CƠ HỌC

Chương I - Động học chất điểm

1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU ..............#2
2.SỰ RƠI TỰ DO ......................................................................................................................................................#3
3. CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU ............................................................................................................#4
4.TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC......................................#5

Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM


5.TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM...............................#6
6. BA ĐỊNH LUẬT NEWTON .............................................................................................................#7
7. LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN ...................................................................... #8
8.LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC .............................................................................#9
9.LỰC MA SÁT .................................................................................................................................#10
10.LỰC HƯỚNG TÂM......................................................................................................................#11

11. BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG ...........................................................................#12
12.CHUYỂN ĐỘNG NÉM THẲNG ĐỨNG HƯỚNG LÊN.................................................................#13
13.CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN........................................................................................................#14

Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN


14.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC
KHÔNG SONG SONG....................................................................................................................... #15

15.CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MÔ MEN LỰC ..........................................#16
16.QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU .............................................................................#17
17.CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ .......................................#18
18.CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH
MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH............................................................................................................................#19

19.NGẪU LỰC.......................................................................................................................................#20

Chương IV. CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

20.ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG............................................................#21
21.CÔNG VÀ CÔNG SUẤT..................................................................................................................#22
22.ĐỘNG NĂNG..................................................................................................................................#23
23.THẾ NĂNG......................................................................................................................................#24
24.CƠ NĂNG.......................................................................................................................................#25

PHẦN HAI : NHIỆT HỌC

Chương V. CHẤT KHÍ

25.
CẤU TẠO CHẤT. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ
.........................................................................#26
26. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BÔI-LƠ-MA-RI-ÔT.........................................................#27
27.QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ ............................................................................#28
28.PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG....................................................................#29

Chương VI. CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC

29. NỘI NĂNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG ......................................................................................#30
30.CÁC NGUYÊN LÍ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC .............................................................................#31

Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ


31. CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH .......................................................................#32
32.BIẾN DẠNG CƠ CỦA VẬT RẮN ......................................................................................................#33
33.SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN ..................................................................................................#34
34.CÁC HIỆN TƯỢNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG ...............................................................................#35
35. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT ..................................................................................................#36
36. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ................................................................................................................#37
.
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU


BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

I CHUYỂN ĐỘNG CƠ

1.Chuyển động cơ là gì?


Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

2. Chất điểm là gì?

Một vật được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi.

3.Qũy đạo là gì?

Là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.

4
.Hệ quy chiếu: Một hệ quy chiếu gồm
+ Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ đo


II CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU


1.Tốc độ trung bình

KN: Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm của chuyển động.

CT: [tex]v_{tb}=\frac{s}{t}[/tex]

Trong đó [tex]v_{tb }[/tex] là tốc độ trung bình (m/s)

S là quãng đường đi được (m)

t là thời gian chuyển động (s)

2.Chuyển động đều

KN : Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.

ĐN : Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

CT : [tex]S=v_{tb}.t[/tex]

4.Phương trình chuyển động.

[tex]x=x_{0}+s=x_{0}+v_{0}.t[/tex]

Trong đó [tex]x_{0}[/tex] là tọa độ ban đầu

x là tọa độ tại thời điểm t

III CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

A. Vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều

1. Độ lớn của vận tốc tức thời.

KN:Là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh chậm tại một thời điểm nào đó

CT: [tex]v=\frac{\Delta s}{\Delta t}[/tex]

2. Véc tơ vận tốc tức thời.

Vectơ vận tốc tức thời tại một điểm trong chuyển động thẳng có:

+ Gốc nằm trên vật chuyển động khi qua điểm đó

+ Hướng trùng với hướng chuyển động

+ v nhận giá trị dương nếu vật chuyển động theo chiều dương của hệ quy chiếu

+ v nhận giá trị âm nếu vật chuyển động ngược chiều dương của hệ quy chiếu

3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

- Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.

- Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.


4. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều và thẳng chậm dần đều.

a) KN: gia tốc của chuyển động là đại lượng được xác định bởi thương số giữa độ biến thiên vạn tốc và khoảng thời gian vận tốc biến thiên

CT: [tex]a=\frac{\Delta v}{\Delta t}[/tex]

b) Véc tơ gia tốc.

- Chiều của vectơ gia tốc a trong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn cùng chiều với các vectơ vận tốc

- Chiều của vectơ gia tốc a trong chuyển động thẳng chậm dần đều luôn ngược chiều với các vectơ vận tốc

5. Vận tốc, quãng đường đi, phương trình chuyển động của chuyển động thẳng nhanh dần đề và thẳng chậm dần đều:

- Công thức vận tốc: [tex]v=v_{0}+at[/tex] (1)

- Công thức tính quãng đường đi: [tex]s=v_{0}t+\frac{1}{2}.at^{2}[/tex] (2)

- Phương trình chuyển động: [tex]x=x_{0}+v_{0}t+\frac{1}{2}.at^{2}[/tex]

- Công thức liên hệ giữa a, v và s của chuyển động thẳng biến đổi đều:

[tex]v^{2}-v_{0}^{2}=2as[/tex] (3)

Trong đó: [tex] v_{0}[/tex] là vận tốc ban đầu

v là vận tốc ở thời điểm t

a là gia tốc của chuyển động

t là thời gian chuyển động

[tex] x_{0}[/tex]là tọa độ ban đầu

x là tọa độ ở thời điểm t

Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì :

* : [tex] v_{0}>[/tex] và a > 0 với chuyển động thẳng nhanh dần đều

* : [tex] v_{0}<0[/tex] và a < 0 với chuyển động thẳng chậm dần đều.
Công thức tính nhanh vật tốc trung bình
TH1: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình [tex]v_{1}[/tex] và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình [tex]v_{2}[/tex]. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.
[tex]v_{tb}=\frac{2}{\frac{1}{v_{1}}+\frac{1}{v_{2}}}[/tex]
TH2 :Một xe đi trong nửa thời gian đầu với tốc độ trung bình [tex]v_{1}[/tex] và nửa thời gian con lại vận đi với vận tốc [tex]v_{2}[/tex]. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.
[tex]v_{tb}=\frac{v_{1}+v_{2}}{2}[/tex]
Lưu ý: trước khi sử dụng 2 công thức tên mọi người hãy tự chứng minh ra nhé để có thể nhớ lâu hơn.
B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.

Cách giải:

- Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t

- Công thức tính vận tốc trung bình.

[tex]v_{tb}=\frac{S}{t}=\frac{S_{1}+S_{2}+...+S_{n}}{t_{1}+t_{2}+...+t_{n}}[/tex]

Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều


Cách giải:

- Viết phương trình chuyển động thẳng đều

-Chọn trục tọa đọ, gốc tọa độ, chiều dương của trục tạo độ


Dạng 3: Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Cách giải: Sử dụng các công thức (1); (2); (3)

Dạng 4: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối.

Cách giải:

* Quãng đường vật đi trong giây thứ n.

- Tính quãng đường vật đi trong n giây:[tex]S_{1}=v_{0}.n+\frac{1}{2}a.n^{2}[/tex]

- Tính quãng đường vật đi trong (n – 1) giây: [tex]S_{2}=v_{0}.(n-1)+\frac{1}{2}a.(n-1)^{2}[/tex]

- Tính quãng đường vật đi trong giây thứ n: [tex]\Delta S=S_{1}-S_{2}[/tex]

* Quãng đường vật đi trong n giây cuối.

- Tính quãng đường vật đi trong t giây:[tex]S_{1}=v_{0}.t+\frac{1}{2}a.t^{2}[/tex]

- Tính quãng đường vật đi trong (t – n) giây: [tex]S_{2}=v_{0}.(t-n)+\frac{1}{2}a.(t-n)^{2}[/tex]

- Tính quãng đường vật đi trong n giây cuối : [tex]\Delta S=S_{1}-S_{2}[/tex]
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài2 : SỰ RƠI TỰ DO

I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.

1. Sự rơi của các vật trong không khí.

Các vật rơi trong không khí xảy ra nhanh chậm khác nhau là do lực cản của không khí tác dụng vào chúng khác nhau.

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do).

- Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp này gọi là sự rơi tự do.
Định nghĩa :
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật.

1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

+ Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi).

+ Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

2. Các công thức của chuyển động rơi tự do không có vận tốc đầu

v=g.t (1) ; [tex]h=\frac{1}{2}.g.t^{2}[/tex] (2); ; [tex]v^{2}=2gh[/tex] (3)

3. Gia tốc rơi tự do.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.

+ Ở những nơi khác nhau, gia tốc rơi tự do sẽ khác nhau :

III Các dạng bài tập có hướng dẫn

Dạng 1: Vận dụng công thức tính quãng đường, vận tốc trong rơi tự do

Cách giải: Sử dụng các công thức (2) và (3)

Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong n giây cuối, và trong giây thứ n.

Cách giải:

* Quãng đường vật đi được trong n giây cuối.

- Quãng đường vật đi trong t giây: [tex]S_{1}=\frac{1}{2}.g.t^{2}[/tex]

- Quãng đường vật đi trong ( t – n ) giây: [tex]S_{2}=\frac{1}{2}.g.(t-n)^{2}[/tex]

- Quãng đường vật đi trong n giây cuối: [tex]\Delta S=S_{1}-S_{2}[/tex]

* Quãng đường vật đi được trong giây thứ n.

- Quãng đường vật đi trong n giây: [tex]S_{1}=\frac{1}{2}.g.n^{2}[/tex]

- Quãng đường vật đi trong (n – 1) giây: [tex]S_{2}=\frac{1}{2}.g.(n-1)^{2}[/tex]- Quãng đường vật đi được trong giây thứ n: [tex]\Delta S=S_{1}-S_{2}[/tex]

Dạng 3: Xác định vị trí 2 vật gặp nhau được thả rơi với cùng thời điểm khác nhau.

Cách giải:

- Chọn chiều dương hướng xuống, gốc toạ độ tại vị trí vật bắt đầu rơi, gốc thời gian lúc bắt đầu rơi ( của vật rơi trước )

- PT chuyển động có dạng: [tex]y=y_{0}+\frac{1}{2}.g.(t-t_{0})^{2}[/tex]

Vật 1: [tex]y_{1}=y_{01}+\frac{1}{2}.g.(t)^{2}[/tex]

Vật 2: [tex]y_{2}=y_{02}+\frac{1}{2}.g.(t-t_{0})^{2}[/tex]

Hai vật gặp nhau khi chúng có cùng toạ độ [tex]y_{1}=y_{2}\Rightarrow t[/tex]

Thay t vào [tex]y_{1}[/tex] hoặc [tex]y_{2}[/tex] để tìm vị trí gặp nhau.
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 3 : CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

I. Định nghĩa.

1. Chuyển động tròn.

Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn.

2. Tốc độ trung bình trong chuyển động tròn.

Tốc độ trung bình của chuyển động tròn là đại lượng đo bằng thương số giữa độ dài cung tròn mà vật đi được và thời gian đi hết cung tròn đó.

[tex]v_{tb}=\frac{\Delta s}{\Delta t}[/tex]

3. Chuyển động tròn đều.

Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

II. Tốc độ dài và tốc độ góc.

1. Tốc độ dài.

[tex]v=\frac{\Delta s}{\Delta t}[/tex]

Trong chuyển động tròn đều tốc độ dài của vật có độ lớn không đổi.

2. Véc tơ vận tốc trong chuyển động tròn đều.

[tex]\underset{v}{\rightarrow}=\frac{\underset{\Delta S}{\rightarrow}}{\Delta t}[/tex]


Véctơ vận tốc trong chuyển động tròn đều luôn có phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo.

Trong chuyển động tròn đều véctơ vận tốc có phương luôn luôn thay đổi.

3. Tần số góc, chu kì, tần số.

a) Tốc độ góc.

Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quay quét được trong một đơn vị thời gian.

[tex]\omega =\frac{\Delta \alpha }{\Delta t}[/tex]


Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi.

Đơn vị tốc độ góc là rad/s.

b) Chu kì.

Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.

Liên hệ giữa tốc độ góc và chu kì :

[tex]T=\frac{2\pi }{\omega }[/tex]

Đơn vị chu kì là giây (s).

c) Tần số.

Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.

Liên hệ giữa chu kì và tần số :
[tex]f=\frac{1}{T}[/tex]

Đơn vị tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc héc (Hz).

d) Liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc.
[tex]v=\omega .r=\sqrt{a_{ht}.r}[/tex]


II. Gia tốc hướng tâm.

1. Hướng của véctơ gia tốc trong chuyển động tròn đều.

Trong chuyển động tròn đều, tuy vận tốc có độ lớn không đổi, nhưng có hướng luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc. Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.

2. Độ lớn của gia tốc hướng tâm.
[tex]a_{ht}=\frac{v^{2}}{r}=\omega ^{2}.r[/tex]

III Các dạng bài tập


Dạng 1: Vận dụng các công thức trong chuyển động tròn đều

Cách giải:

- Công thức chu kì [tex]T=\frac{2\pi }{\omega }[/tex]

- Công thức tần số: [tex]f=\frac{1}{T}[/tex]

- Công thức gia tốc hướng tâm:[tex]a_{ht}=\frac{v^{2}}{r}=\omega ^{2}.r[/tex]

- Công thức liên hệ giữa tốc độ dài, tốc độ góc: [tex]a_{ht}=\frac{v^{2}}{r}=\omega ^{2}.r[/tex]
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 4 TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
I. Tính tương đối của chuyển động.

1. Tính tương đối của quỹ đạo.

Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Quỹ đạo có tính tương đối

2. Tính tương đối của vận tốc.

Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ qui chiếu khác nhau thì khác nhau. Vận tốc có tính tương đối

II. Công thức cộng vận tốc.

1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.

Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên gọi là hệ qui chiếu đứng yên.

Hệ qui chiếu gắn với vật vật chuyển động gọi là hệ qui chiếu chuyển động.

động.

2. Công thức cộng vận tốc.

- Công thức cộng vận tốc:
[tex]\underset{v_{13}}{\rightarrow}=\underset{v_{12}}{\rightarrow}+\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex]
Trong đó:

* [tex]\underset{v_{13}}{\rightarrow}[/tex] vận tốc tuyệt đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên)

* [tex]\underset{v_{12}}{\rightarrow}[/tex] vận tốc tương đối ( vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động)

* [tex]\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex] vận tốc kéo theo ( vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên)

- Trường hợp [tex]\underset{v_{12}}{\rightarrow}[/tex] cùng phương, cùng chiều [tex]\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex]

Về độ lớn:[tex]v_{13}=v_{12}+v_{23}[/tex]

· Về hướng: [tex]\underset{v_{13}}{\rightarrow}[/tex] cùng hướng với [tex]\underset{v_{12}}{\rightarrow}[/tex][tex]\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex]

- Trường hợp [tex]\underset{v_{12}}{\rightarrow}[/tex] cùng phương, ngược chiều [tex]\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex]

· Về độ lớn: [tex]v_{13}=\left | v_{12}-v_{23} \right |[/tex]
Về hướng:[tex]\underset{v_{13}}{\rightarrow}[/tex] cùng hướng với [tex]\underset{v_{12}}{\rightarrow}[/tex] khi [tex]v_{12}>v_{23}[/tex]
[tex]\underset{v_{13}}{\rightarrow}[/tex] cùng hướng với [tex]\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex] khi [tex]v_{12}<v_{23}[/tex]


Các dạng bài tập có hướng dẫn



Các dạng bài tập.

Dạng BT: Xác định vận tốc tương đối, tuyệt đối, kéo theo.

Cách giải

- Gọi tên các đại lượng: số 1: vật chuyển động

số 2: hệ quy chiếu chuyển động

số 3: hệ quy chiếu đứng yên

- Xác định các đại lượng: [tex]v_{13};v_{12};v_{23}[/tex]

- Vận dụng công thức cộng vận tốc: [tex]\underset{v_{13}}{\rightarrow}=\underset{v_{12}}{\rightarrow}+\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex]

Khi cùng chiều: [tex]v_{13}=v_{12}+v_{23}[/tex]
Khi ngược chiều: [tex]v_{13}=v_{12}-v_{23}[/tex]
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Chương II. ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

Bài 9 : TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM


I. Lực. Cân bằng lực.
- Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc
cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
- Đơn vị của lực là Niutơn (N).

II. Tổng hợp lực.

1. Định nghĩa.

Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

Lực thay thế này gọi là hợp lực.

2. Qui tắc hình bình hành.

Nếu hai lực đồng qui làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
[tex]\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}[/tex]

III. Điều kiện cân bằng của chất điểm.


Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
[tex]\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+...+\overrightarrow{F_n}=0[/tex]

IV. Phân tích lực.

1. Định nghĩa.

Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

2. Phân tích một lực thành hai lực thành phần trên hai phương cho trước.
Untitled.png
Các dạng bài tập có hướng dẫn


Dạng 1: Tổng hợp các lực tác dụng lên vật

Cách giải:
- Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp: [TEX]F=F_1+F_2[/TEX] và có chiều cùng chiều với 2 lực.
- Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều thì lực tổng hợp:
[tex]F=\left | F_1-F_2 \right |[/tex]
và có chiều cùng chiều với lực có độ lớn lớn hơn
.- Nếu 2 lực không cùng phương thì lực tổng hợp: [tex]F^2=F_1^2+F_2^2+2F_1F_2.\cos \alpha[/tex] và có chiều theo quy tắc hình bình hành
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài10 : BA ĐỊNH LUẬT NEWTON

I. Định luật I Newton.

1. Định luật I Newton.

Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

2. Quán tính.

Là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của nó cả về hướng và độ lớn.

Ví dụ:

- Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, xe rẽ sang trái, tất cả các hành khách đều nghiêng sang phải theo hướng chuyển động cũ.

- Đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều, xe đột ngột hãm phanh, tất cả các hành khách trên xe đều bị chúi về phía trước.


II. Định luật II Newton.

1. Định luật .

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
[tex]\overrightarrow{a}=\frac{\overrightarrow{F}}{m}[/tex]​
*Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì
[tex]\overrightarrow{F}=\overline{F_1}+\overline{F_2}+\overline{F_3}+...+\overline{F_n}[/tex]
2. Khối lượng và mức quán tính.

a) Định nghĩa.

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

b) Tính chất của khối lượng.

+ Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

+ Khối lượng có tính chất cộng.

3. Trọng lực. Trọng lượng.

a) Trọng lực.

- Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là P
- Ở gần trái đất trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. Điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng tâm của vật.

b) Trọng lượng.

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế.

c) Công thức của trọng lực.
[tex]P=m.g[/tex]
III. Định luật III Newton.

1. Sự tương tác giữa các vật.

Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác.
2. Định luật.
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

[tex]\overrightarrow{F_{BA}}=-\overrightarrow{F_{AB}}[/tex]

3. Lực và phản lực.


Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

Đặc điểm của lực và phản lực :

+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.

+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 11 : LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

I. Lực hấp dẫn.

Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn.

Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh giữ cho các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.

Lực hấp dẫn là lực tác dụng từ xa, qua khoảng không gian giữa các vật.

II. Định luật vạn vật hấp dẫn.

1. Định luật :

Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

2. Hệ thức :
[tex]\large F_{hd}=G.\frac{m_1.m_2}{r^2}[/tex]

Trong đó:
+ m1 và m2 là khối lượng của hai chất điểm (kg)
+ r là khoảng cách giữa hai chất điểm (m)
+ [TEX]F_{hd}[/TEX] độ lớn lực hấp dẫn (N)
+ G hằng số hấp dẫn, có giá trị là [TEX]G=6,67.10^{-11} N.m^2/kg^2[/TEX]



3. Định luật được áp dụng cho các trường hợp:

+ Hai vật là hai chất điểm

+ Hai vật đồng chất hình cầu với khoảng cách giữa chúng được tính từ tâm vật này đến tâm vật kia.

III. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

Trọng lực tác dụng lên một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.

Trọng lực đặt vào một điểm đặc biệt của vật, gọi là trọng tâm của vật.

Độ lớn của trọng lực (trọng lượng) :


[tex]\large P=G.\frac{M.m}{(R+h)^2}[/tex]

Gia tốc rơi tự do [tex]\large g=\frac{G.M}{(R+h)^2}[/tex]

Nếu ở gần mặt đất (h << R) :


[tex]\large P=G.\frac{M.m}{R^2}[/tex] [tex]\large g=\frac{G.M}{R^2}[/tex]
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 12 : LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO. ĐỊNH LUẬT HÚC

I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo.

+ Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng.

+ Hướng của mỗi lực đàn hồi ở mỗi đầu của lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.


II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc.

1. Giới hạn đàn hồi của lò xo.

Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định.

2. Định luật Húc (Hookes).

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.
[tex]\large F_{dh}=k.\Delta l=k.(l-l_0)[/tex]​
vs k là độ cứng của lò xo.
k là độ cứng hay hệ số đàn hồi của lò xo (N/m)

3. Chú ý.

+ Đối với dây cao su hay dây thép, lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị ngoại lực kéo dãn. Vì thế lực đàn hồi trong trường hợp này gọi là lực căng.

+ Đối với mặt tiếp xúc bị biến dạn khi bị ép vào nhau thì lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 13 : LỰC MA SÁT

I. Lực ma sát trượt.

1. Cách xác định độ lớn của ma sát trượt.
Móc lực kế vào vật rồi kéo theo phương ngang cho vật trượt gần như thẳng đều. Khi đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật.
2. Đặc điểm của độ lớn của ma sát trượt.

+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
3. Hệ số ma sát trượt.
[tex]\large \mu _t=\frac{F_{ms}}{N}[/tex]
4. Công thức của lực ma sát trượt.
[tex]\large F_{ms}=\mu_t .N[/tex]

Trong đó
+
[tex]\large F_{ms}[/tex] là độ lớn lực ma sát trượt. (N)
+N là áp lực vật đè lên mặt tiếp xúc (N)
+[tex]\large \mu _t[/tex]là hệ số ma sát trượt, không có đơn vị

II. Lực ma sát lăn.

là lực ngăn cản lại sự lăn của một bánh xe hay các vật có dạng hình tròn trên mặt phẳng bởi sự biến dạng của vật thể và/ hoặc của bề mặt(có thể cũng không nhất thiết là có dạng hình tròn). Lực ma sát lăn nhỏ hơn các lực ma sát động khác. Hệ số ma sát lăn thường có giá trị là 0,001. Ví dụ điển hình nhất của lực ma sát lăn là sự di chuyển của bánh các loại xe cộ trên đường
III. Lực Ma sát nghỉ. (Đọc thêm)
Ma sát nghỉ (hay còn được gọi là ma sát tĩnh) là lực xuất hiện giữa hai vật tiếp xúc mà vật này có xu hướng chuyển động so với vật còn lại nhưng vị trí tương đối của chúng chưa thay đổi. Ví dụ như, lực ma sát nghỉ ngăn cản một vật định trượt (chuẩn bị trượt nhưng vị trí tương đối vẫn chưa thay đổi nhiều - thay đổi ít) trên bề mặt nghiêng. Hệ số của ma sát nghỉ, thường được ký hiệu là μt, thường lớn hơn so với hệ số của ma sát động. Lực ban đầu làm cho vật chuyển động thường bị cản trở bởi ma sát nghỉ

Một ví dụ quan trọng khác về lực ma sát nghỉ là: lực ma sát nghỉ ngăn cản khiến cho bánh xe khi mới khởi động lăn không được nhanh như khi nó đang chạy. Mặc dù vậy khi bánh xe đang chuyển động, bánh xe vẫn chịu tác dụng của lực ma sát động. Cho nên lực ma sát nghỉ lớn hơn lực ma sát động.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 14: LỰC HƯỚNG TÂM

I. Lực hướng tâm.

1. Định nghĩa.

Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.

2. Công thức.
[tex]\large F_{ht}=m.a_{ht}=\frac{mv^2}{r}=m.r.\omega ^2[/tex]
3. Ví dụ.
+ Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh nhân tạo đóng vai trò lực hướng tâm, giữ cho vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất.

+ Đặt một vật trên bàn quay, lực ma sát nghĩ đóng vai trò lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động tròn.

+ Đường ôtô và đường sắt ở những đoạn cong phải làm nghiên về phía tâm cong để hợp lực giữa trọng lực và phản lực của mặt đường tạo ra lực hướng tâm giữ cho xe, tàu chuyển động dễ dàng trên quỹ đạo

II. Lực li tâm (đọc thêm)

Lực ly tâm là một lực quán tính xuất hiện trên mọi vật nằm yên trong hệ quy chiếu quay so với một hệ quy chiếu quán tính. Nó là hệ quả của trường gia tốc , xuất hiện trong hệ quy chiếu phi quán tính mà trong trường hợp này là hệ quy chiếu quay. Cũng có thể hiểu lực li tâm là phản lực của lực hướng tâm tác động vào vật đang chuyển động theo một đường cong (thành phần lực vuông góc với vận tốc và làm đổi hướng vận tốc), để giữ cho vật nằm cân bằng trong hệ quy chiếu quay.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 15 : BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG

I. Khảo sát chuyển động của vật ném ngang.

1. Chọn hệ trục toạ độ và gốc thời gian.

- Chọn hệ trục toạ độ xOy, trục Ox hướng theo véc tơ vận tốc [tex]\overrightarrow{v_0}[/tex] , trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực [tex]\overrightarrow{P}[/tex] .
- Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu ném.
Chuyển động của các hình chiếu [tex] M_x [/tex] và [tex] M_y [/tex] trên các trục Ox và Oy gọi là các chuyển động thành phần của vật M.
+ Trên trục Ox ta có : [tex]a_x=0;v_x=0;x=v_0.t[/tex]
+ Trên trục Oy ta có [tex]a_y=g;v_y=gt;y=\frac{1}{2}gt^2 [/tex]
[tex] \tan (\overrightarrow{v};\overrightarrow{Ox}) [/tex]
II. Xác định chuyển động của vật.

1. Dạng của quỹ đạo và vận tốc của vật.
h32.jpg
+ Phương trình quỹ đạo [tex]y=\frac{g}{2v_0}.x^2[/tex]
+ Phương trình vận tốc : [tex]v=\sqrt{(gt)^2+v_0^2}[/tex]
2. Thời gian chuyển động
[tex]t=\sqrt{\frac{2h}{g}}[/tex]
3. Tầm ném xa
[tex]L=x_{max}=v_0.t=v_0.\sqrt{\frac{2h}{g}}[/tex]
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Chuyển động ném thẳng đứng hướng lên
I.Vật ném thẳng đứng hướng lên

1.Tính chất của chuyển động:
ném đứng.png


+ Đi lên [tex]\overrightarrow{a};\overrightarrow{v_0}[/tex] ngược chiều : chậm dần đều

+ Đi xuống [tex]\overrightarrow{a};\overrightarrow{v_0}[/tex] cùng chiều : chậm dần đều

2.Các công thức của chuyển động

- Gia tốc a=-g

-Vận tốc [tex] v=-gt+v_0 [/tex]

-Tọa độ [tex] y=\frac{1}{2}.gt^2+v_0.t [/tex]

-Hệ thức độc lập thời gian :

[tex] v^2-v_0^2=-2gy [/tex]

-Khi vật ở vị trí cao nhất

[tex] v=0; t= \frac{v_0}{g} ; y= \frac{v_0^2}{2g} [/tex]

-Khi vật chạm đất

[tex] y=0 ; v=-v_0; t= \frac{2v_0}{t}[/tex]
3.Tính thuận nghịch của chuyển động
Vận tốc của vật ở độ cao y :
[tex][B] [/B]v=\pm \sqrt{v_0^2-2gy} [/tex]
*Qúa trình đi xuống giống quá trình đi lên nhưng ngược chiều : tính thuận nghịch
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
CHUYỂN ĐỘNG NÉM XIÊN

I.KHÁI NIỆM

Chuyển động ném xiên là chuyển động mà vật được ném lên với vận tốc ban đầu là [tex] v_0 [/tex] và tạo với phương ngang 1 góc [tex]\alpha[/tex] (góc ném ). Chuyển động ném xiên chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
Photo0256.jpg
*Lưu ý:

- Theo phương ngang (Ox) vật không chịu tác dụng của lực nào => vật chuyển động thẳng đều

-Theo phương thẳng đứng :

+Giai đoạn 1 : vật chuyển động đi lên đến độ cao cực đại (tại đó [tex] { v_y=0 [/tex] } ). Vật chịu tác dụng của trọng lực hướng xuống => vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc a= -g

+ Giai đoạn 2: Vật chuyển động đi xuống lúc này chuyển động của vật tương đương với chuyển động ném ngang.

- Độ lớn của lực không đổi => thời gian chuyển động đi lên đến độ cao cực đại bằng thời gian vật chuyển động đi xuống ngang với vị trí ném

II. Các phương trình chuyển động
-Gia tốc [tex]{\color{Red}a_{x}=0;a_y=-g }[/tex]
-Vận tốc [tex]{\color{Red}v_x=v_0.\cos \alpha ;v_y=-gt+v_0.\sin \alpha }[/tex]
[tex]{\color{Red} v=\sqrt{v_x^2+v_y^2}=\sqrt{(gt)^2-2gv_0\sin \alpha t+v_0^2}}[/tex]
[tex]{\color{Red} \tan (\overrightarrow{v};\overrightarrow{Ox})=\tan \beta =\frac{v_y}{v_x}=\frac{-gt+v_0\sin \alpha t }{v_0\cos \alpha }}[/tex]
-Tọa độ [tex]{\color{Red} x=v_0\cos \alpha t; y=-\frac{1}{2}gt^2+v_0\sin \alpha t}[/tex]
-Vật ở vị trí cao nhất [tex]{\color{Red} v_y=0; t=\frac{v_0\sin \alpha }{g} ; y_{max}=\frac{v_0^2\sin ^2\alpha }{2g}}[/tex]
-Vật sắp chạm đất [tex]{\color{Red} y=0 ; t=\frac{2v_0\sin \alpha }{g}; x_{max}=\frac{v_0^2\sin 2\alpha }{g}}[/tex]
-Qũy đạo parabol có phương trình [tex]{\color{Red} y=-\frac{g}{2v_0^2\cos ^2\alpha }.x^2+\tan \alpha .x}[/tex]
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Chương III. CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN


Bài 17 : CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

I. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực.

1. Điều kiện cân bằng.

Muốn cho một vật chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
[tex]\overrightarrow{F_1}=-\overrightarrow{F_2}[/tex]​
2. Xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng thực nghiệm.

Buộc dây lần lượt vào hai điểm khác nhau trên vật rồi lần lượt treo lên. Khi vật đứng yên, vẽ đường kéo dài của dây treo. Giao điểm của hai đường kéo dài này là trọng tâm của vật. Kí hiệu trọng tâm là G.

Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.


II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.

1. Qui tắc hợp lực hai lực có giá đồng qui.

Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng qui tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng qui, rồi áp dụng qui tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

2. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.

Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì :

+ Ba lực đó phải đồng phẵng và đồng qui.

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
[tex]\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}=-\overrightarrow{F_3}[/tex]
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 18 : CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH. MÔ MEN LỰC



I. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Mômen lực.

1. Thí nghiệm.

Nếu không có lực .[tex]\overrightarrow{F_2}[/tex] thì lực [tex]\overrightarrow{F_1}[/tex] làm cho đĩa quay theo chiều kim đồng hồ. Ngược lại nếu không có lực [tex]\overrightarrow{F_1}[/tex] thì lực [tex]\overrightarrow{F_2}[/tex] làm cho đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ. Đĩa đứng yên vì tác dụng làm quay của lực [tex]\overrightarrow{F_1}[/tex] cân bằng với tác dụng làm quay của lực [tex]\overrightarrow{F_2}[/tex].

2. Mômen lực

Mômen lực đối với một trục quay là là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó.

M = F.d

Trong đó :

F là độ lớn của lực tác dụng (N)

d là cánh tay đòn , là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực (m)

M là momen lực (N.m)

-Khi lực tác dụng có giá đi qua trục quay (d=0 ) thì momen lực bằng không, vật sẽ không quay .


II. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.

1. Quy tắc.

Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.

2. Chú ý.

Qui tắc mômen còn được áp dụng cho cả trường hợp một vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 19 : QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU

I. Thí nghiệm

Dùng chùm quả cân đem treo chung vào trọng tâm O của thước thì thấy thước nằm ngang và lực kế chỉ giá trị [tex]F=P_1+P_2[/tex] . Vậy trọng lực [tex]\overrightarrow{P}=\overrightarrow{P_1}+\overrightarrow{P_2}[/tex] đặt tại điểm O của thước là hợp lực của hai lực [tex]\overrightarrow{P_1};\overrightarrow{P_2}[/tex] đặt tại hai điểm [tex]O_1;O_2[/tex]
II. Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

1. Quy tắc.

a) Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.

b) Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.

[tex]F=F_1+F_2;\frac{F_1}{F_2}=\frac{d_2}{d_1}[/tex] (chia trong)

2. Chú ý.

a) Qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều gúp ta hiểu thêm về trọng tâm của vật.

Đối với những vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.

b) Có nhiều khi ta phải phân tích một lực [tex]\overrightarrow{F}[/tex] thành hai lực [tex]\overrightarrow{F_1};\overrightarrow{F_2}[/tex] song song và cùng chiều với lực [tex]\overrightarrow{F}[/tex] Đây là phép làm ngược lại với tổng hợp lực.

III. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực song song.

Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực song song ở trạng thái cân bằng thì hợp lực của hai lực song song cùng chiều phải cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều với lực thứ ba.
 
Last edited:

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 20 : CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ



I. Các dạng cân bằng.

Xét sự cân bằng của các vật có một điểm tựa hay một trục quay cố định.

Vật sẽ ở trạng thái cân bằng khi trọng lực tác dụng lên vật có giá đi qua điểm tựa hoặc trục quay.

1. Có ba dạng cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.

Khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng :

+ Kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền.

+ Kéo nó ra xa vị trí cân bằng thì đó là vị trí cân bằng không bền.

+ Giữ nó đứng yên ở vị trí mới thì đó là vị trí cân bằng phiếm định.

2. Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau đó là vị trí trọng tâm của vật.

+ Trường hợp cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.

+ Trường hợp cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

+ Trường hợp cân bằng phiếm định, trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi.

II. Cân bằng của một vật có mặt chân đế.

1. Mặt chân đế.

Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đở chúng bằng cả một mặt đáy thì mặt chân đế là mặt đáy của vật.

Khi vật tiếp xúc với mặt phẵng đở chỉ ở một số diện tích rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.

2. Điều kiện cân bằng.

Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gía của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.

3. Mức vững vàng của sự cân bằng.

Mức vững vàng của sự cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 21 : CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH



I. Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn.

1. Định nghĩa.

Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn song song với chính nó.

2. Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến.

Trong chuyển động tịnh tiến, tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau. Nghĩa là đều có cùng một gia tốc.

Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến xác định theo định luật II Newton
[tex]\overrightarrow{a}=\frac{\overrightarrow{F}}{m}[/tex]
Trong đó [tex]\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}+...+\overrightarrow{F_n}[/tex] là hợp lực của các lực tác dụng vào vật còn m là khối lượng của vật.
Khi vật chuyển động tịnh tiến thẳng, ta nên chọn hệ trục toạ độ Đề-các có trục Ox cùng hướng với chuyển động và trục Oy vuông góc với với hướng chuyển động rồi chiếu phương trình véc tơ [tex]\overrightarrow{F}=m.\overrightarrow{a}[/tex] lên hai trục toạ độ đó để có phương trình đại số.
[tex]\left\{\begin{matrix} F_{1x}+F_{2x}+...+F_{nx}=ma & & \\ F_{1y}+F_{2y}+...+F_{ny}=0 & & \end{matrix}\right.[/tex]
II. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.

1. Đặc điểm của chuyển động quay. Tốc độ góc.

a) Khi vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật có cùng một tốc độ góc [tex]\omega[/tex] gọi là tốc độ góc của vật.

b) Nếu vật quay đều thì [tex]\omega =const[/tex] . Vật quay nhanh dần thì [tex]\omega[/tex] tăng dần. Vật quay chậm dần thì [tex]\omega[/tex] giảm dần.

2. Tác dụng của mômen lực đối với một vật quay quay quanh một trục.

a) Thí nghiệm.

+ Nếu [tex]P_1=P_2[/tex] thì khi thả tay ra hai vật và ròng rọc đứng yên.

+ Nếu [tex]P_1\neq P_2[/tex] thì khi thả tay ra hai vật chuyển động nhanh dần, còn ròng rọc thì quay nhanh dần.

b) Giải thích.

Vì hai vật có trọng lượng khác nhau nên hai nhánh dây tác dụng vào ròng rọc hai lực căng khác nhau nên tổng đại số của hai mômen lực tác dụng vào ròng rọc khác không làm cho ròng rọc quay nhanh dần.

c) Kết luận.

Mômen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.
 

trunghieuak53

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
Mod xuất sắc nhất 2017
27 Tháng hai 2017
2,098
5,061
804
Ninh Bình
Bài 22 : NGẪU LỰC

I. Ngẫu lực là gì ?

1. Định nghĩa.

Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.

2. Ví dụ.

Dùng tay vặn vòi nước ta đã tác dụng vào vòi một ngẫu lực.

Khi ôtô sắp qua đoạn đường ngoặt, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái.

II. Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.

1. Trường hợp vật không có trục quay cố định.

Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực.

Xu hướng chuyển động li tâm của các phần của vật ở ngược phía đối với trọng tâm triệt tiêu nhau nên trọng tâm đứng yên. Trục quay đi qua trọng tâm không chịu lực tác dụng.

2. Trường hợp vật có trục quay cố định.

Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định đó. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay. Khi ấy vật có xu hướng chuyển động li tâm nên tác dụng lực vào trục quay.

Khi chế tạo các bộ phận quay của máy móc phải phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của nó.

3. Mômen của ngẫu lực.

Đối cới các trục quay vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực thì mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay và luôn luôn có giá trị : M = F.d

Trong đó :

F là độ lớn của mỗi lực

d là cánh tay đòn của ngẫu lực hay khoảng cách giữa hai giá của hai lực hợp thành ngẫu lực .

M là momen của ngẫu lực
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom