Văn [Topic]: Giải đáp các vấn đề Ngữ văn 11

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các em thân mến!
Mục đích của topic này ngoài nội dung như tiêu đề đã thể hiện: Giải đáp các vấn đề Ngữ văn 11, thì topic này còn là nơi để chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn không chỉ về kiến thức mà còn về phương pháp, kĩ năng học và làm Văn của các em.
Chị hi vọng, topic này sẽ được các em ủng hộ và đóng góp nhiệt tình để chúng ta có thể học Văn tốt hơn.
Bắt đầu thôi các em? Những vấn đề gì trong quá trình học Ngữ văn làm chúng ta gặp khó khăn nhỉ????
 
M

mickeykhotinh

Chị hocmai.nguvan ơi!
Chị có thể nói kỹ cho em về nhan đề tác phẩm Đời thừa không ạ? Tại sao nói nó khái quát tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao ạ?
Cảm ơn chị nhiều!
 
D

dohuyen123

Về nhan đề Đời thừa:
+ Người ta thường dùng chữ "thừa" khi nói đến những thứ bỏ đi, không cần thiết, không có ý nghĩa gì.
Ví dụ: thừa một đoạn dây, phải mổ ruột thừa...
Như vậy Đời thừa ở đây hiểu theo nghĩa đen thì là một cuộc đời sống cũng như không, không có ý nghĩa gì, sống vô dụng, tốt nhất là nên bỏ đi...
Nhưng đặt nhan đề vào tác phẩm thì Đời thừa ở đây thể hiện sâu sắc tư tưởng của Nam Cao, cụ thể ở đây là thể hiện bi kịch của nhân vật Hộ. Còn gì đau xót hơn khi người ta tự nhận thức cuộc đời mình là một cuộc đời thừa? Với 2 bi kịch: bi kịch văn chương: Hộ khao khát viết được 1 tác phẩm xứng danh trao giải No-ben nhưng ngược lại những gì anh viết ra lại nhạt nhẽo, viết văn không còn là niềm đam mê của anh nữa, mà với anh lúc này, viết văn là để kiếm tiền, là để lo toan cuộc sống, lo cho Từ và những đứa con suốt ngày khóc lóc, đau ốm.Chính sự mâu thuẫn giữa hoài bão, khát vọng với thực tại cuộc sống đã làm cho Hộ thấy ghét chính bản thân mình. Chưa dừng lại ở đó, văn sĩ Hộ còn lún sâu hơn vào bi kịch thứ 2, đó là bi kịch tình thương. Cưu mang mẹ con Từ, là người sống bằng tình thương và lòng trách nhiệm, thế nhưng Hộ bỗng trở thành con người luôn cáu gắt rồi mắng mỏ Từ. Cái bi kịch tình thương ấy được nhen nhóm chính từ bi kịch văn chương mà ra.
Trước 2 bi kịch của cuộc đời mình, văn sĩ Hộ thấy mình vô dụng, bất tài...do đó nhan đề Đời thừa ở đây chính là để nói lên bi kịch của Hộ, hay chính là bi kịch của người trí thức trước CM.
:D
 
B

bich0702

Chị ơi!
Chị có thể nói rõ hơn cho em hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử được không ạ?
 
H

hocmai.nguvan

Ừ, chào em bich0702!
Về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, chị cũng đã nói trong topic: Giai thoại về mối tình của Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị Kim Cúc.
Em có thể tham khảo trong link dưới đây nhé!
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=286219
Thân ái! Chúc em học tốt!
 
D

ductran95

Chị và các bạn cho mình hỏi, bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ấy, chúng ta nên tiếp nhận quan niệm sống của nhà thơ như thế nào cho đúng: sống tận hưởng, tận hiến, sống hết mình, như vậy có dẫn đến việc sa ngã không???
 
B

bich0702

Tớ nghĩ như thế này: đây là một bài thơ thuộc phong trào thơ Mới, thể hiện cái tôi cá nhân rất cao, trong khi cùng giai đoạn văn học ấy, lại có những tác phẩm viết về cái chung rất nhiều. tất nhiên không nói đến mặt hạn chế của thơ Mới nhưng phải thấy được rằng, Xuân Diệu đã rất dũng cảm và táo bạo khi bày tỏ trực tiếp khát vọng cũng như quan niệm sống của mình. Nhà thơ cho rằng sống là phải tận hưởng, tận hiến chứ không phải sống là buông thả. 2 phạm trù này hoàn toàn khác nhau. Con người ta thường thoát ly trần tục để đến cõi tiên, còn Xuân Diệu thì xua ai nấy về hạ giới. Điều này chứng tỏ, nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng: hạnh phúc đang hiện diện xung quanh chúng ta, tại sao chúng ta phải đi tìm ở tận đẩu tận đâu? Hãy biết trân trọng những gì chúng ta đang có khi còn có thể. Sống không chỉ cống hiến, không chỉ có làm việc mà còn phải có hưởng thụ. tất nhiên 2 cái này cần có sự hài hoà. Như thế cuộc sống của chúng ta sẽ không bị mệt mỏi và lãng phí.
 
H

hocmai.nguvan

Thực ra vấn đề nào trong cuộc sống cũng đều có 2 mặt của nó các em ạ.
Điều quan trọng là người tiếp nhận nó hiểu theo cách nào. Nếu hiểu theo mặt tích cực thì sẽ là đúng, còn theo mặt tiêu cực thì sẽ là sai.
Quan niệm của Xuân Diệu về cách sống: sống là phải biệt tận hưởng và tận hiến do đâu mà có?
Nếu hiểu được căn nguyên này chúng ta sẽ thấy rằng những gì nhà thơ nói là hoàn toàn có cơ sở, không phải thích thì nói ra, không thích thì che lại.
Khi mà phong trào Thơ Mới đang lên cao, có những xu hướng được đặt ra, mỗi nhà thơ một phong cách "Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ..." thì Xuân Diệu thể hiện cái tôi của mình trong sự gắn bó với cuộc sống. Xuân Diệu "xua ai nấy về hạ giới". Từ đó để thấy được, sự gắn bó của nhà thơ với "thiên đường trên mặt đất".
Trong Vội vàng, Xuân Diệu đã bày ra "bữa tiệc trần thế" để làm gì? Để nhắc nhở khéo mọi người": cuộc sống tươi đẹp ngay bên cạnh chúng ta mà tại sao chúng ta cứ phải đi tận đâu để tìm? Hãy biết trân trọng những gì mình đang có, hãy tận hưởng cuộc sống khi còn có thể bởi Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.Quan niệm có chút táo bạo nhưng là sự táo bạo, sự vồ vập của con người nhận thức sâu sắc về thời gian, về cuộc đời và về tuổi trẻ.
Đặt quan niệm của XD vào trong cuộc sống hiện đại thì thấy rằng, quan niệm ấy vẫn còn có giá trị. Đôi khi người ta bận rộn với guồng quay chóng mặt của cuộc sống mà quên đi rằng mình cần thư giãn, cần hưởng thụ, cần phải trân trọng những gì mình đang có.
 
B

bich0702

Lần onl này, mình gửi tới các bạn đề bài này, các bạn hãy xem và cho ý kiến nhé:
Chứng minh Tràng giang mang đậm tính Đường thi
Thử sức thôi các bạn!
 
D

dohuyen123

Tính Đường thi của Tràng giang chính là nói về tính cổ điển của bài thơ.
Theo mình, chất Đường thi của bài thơ thể hiện ở một số điểm sau đây:
- Một là ở đề tài, cảm hứng: sông nước
- Hai là ở hình ảnh: dòng sông, cánh chim, mây : hình ảnh ước lệ
- Ba là ở nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình; sử dụng từ Hán Việt:tràng giang
- Cảm xúc: nỗi nhớ
 
D

ductran95

NGoài những gì bạn Dohuyen123 nói ở trên, t xin bổ sung thêm 1 ý, nghệ thuật
“Tràng giang” mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ bảy chữ với cách ngắt nhịp, gieo vần, cấu trúc đăng đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi nhiều hơn tả, những từ Hán Việt cổ.
 
B

bich0702

Hêy!
Nhìn chung thì các bạn đều nói đúng những ý đó. Nhưng mình muốn các bạn lấy dẫn chứng minh hoạ để chứng minh cho tính Đường thi trong bài Tràng giang, các nhà thơ Đường đã dùng hình ảnh đó miêu tả ntn? Còn Huy Cận thì ra sao?
Các bạn làm rõ nhé!
 
K

kiuc1ngaymua

Giải thích nhan đề “Hai đứa trẻ” ai bít ko@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
 
L

lan_phuong_000

Đặt tên Hai đứa trẻ là muốn nhắc nhở cảnh thức người đọc.Rằng chúng ta không nên nhầm lẫn những nỗi buồn những khát vọng, những hành vi cử chỉ có vẻ rất người lớn, rất già dặn của nhân vật “chị Liên”. Thực ra Liên chỉ là một đứa trẻ và một đứa trẻ nữa em Liên là An rất mờ. Thế hệ kế tiếp Liên cũng đang phải cầm tù trong một phố huyện già nua đầy bóng tối hiu quạnh. Cái tên của tác phẩm đã định ra khuynh hướng hiện thực và kêu gọi mọi người cần có tấm lòng nhân đạo “Hãy cứu lấy các em” (Lỗ Tấn).

Ngay từ đầu tác giả đã đặt nhan nhan đề ” hai đứa trẻ ” rất giàu ý nghĩa , đó cũng chính là hai nhân vật , hai đối tượng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm mà tác giả muốn đề cập tới …

-”Hai đứa trẻ ” gợi ra sự đáng thương ,nhỏ bé , mong manh , tội nghiệp

-” Hai đứa trẻ ” gợi ra sự đơn độc , trống vắng ,…

- ” Hai đứa trẻ ” đặt ra cho người đọc những câu hỏi , những thắc mắc , những ấn tượng ban đầu về đối tượng và về những gì mà tác giả muốn nói cho người đọc … Hai đứa trẻ đó là ai ? Hai đứa trẻ như thế nào ? Và tại sao lại là hai đứa trẻ mà không phải hai nhân vật cụ thể nào khác ” ??

- Hai đứa trẻ đã đặt ra một vấn đề của thời đại , về cuộc sống và quyền sống của những đứa trẻ , quyền được đến trường , được vui chơi , quyền được sống hạnh phúc … Hai đứa trẻ ấy phải chăng là tương lai phía trước _ tương lai của đất nước , xã hội … Vậy mà sao cuộc sống của chúng cứ chìm vào trong bóng tối mịt mùng , đó cũng chính là hồi chuông cảnh tỉnh đối với xã hội , hãy cứu những đứa trẻ ấy , cứu lấy tương lai cuộc sống phía trước , đừng để ước mơ của chúng phải lấp vùi vào đêm tối …

Nguồn: http://hoangtrungsam.wordpress.com/2009/07/24/hai-dứa-trẻ-thạch-lam/ (rất nên đọc)
 
H

hunganhqn

Em kiuc1ngaymua có vẻ rất băn khoăn về nhan đề Hai đứa trẻ nhỉ!

Nhan đề tác phẩm đúng là nhiều khi làm người đọc ám ảnh (Đời thừa, Vợ nhặt, Người trong bao,...) nhưng nhiều khi rất đơn giản (Chí Phèo, Vợ chồng A Phủ, Người lái đò Sông Đà,...). Hai đứa trẻ thuộc về trường hợp thứ hai.

Tuy nhiên, ở nhan đề này có một vấn đề cần lưu tâm: Tại sao trong phố huyện đông người ấy Thạch Lam lại chọn chị em Liên và An? Tại sao lại là hai đứa trẻ chứ không phải là hai người đã trưởng thành? Gửi khát vọng vào hai đứa trẻ ngây thơ, non nớt ấy, phải chăng nhà văn muốn nhấn mạnh điều gì đó chăng?

Các em suy nghĩ thêm nhé!
 
S

sasani

Chị ơi.
Tình hình em đang học lớp 11 nên hơi băn khoăn về vấn đề học môn Văn. Bởi lẽ em không theo C, D nên lớp 11 em cần học gi để đảm bảo đủ kiến thức thi tốt nghiệp ạ?.
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Nếu như em không thi Đh khối C, D thì lớp 11 em không cần quá lo đâu,vì thi Tốt nghiệp chỉ thi chương trình lớp 12 em nhé. Hiện tại,em cứ lo học lớp 11 đi, khi nào học đến lớp 12 thì cần ôn những gì cho thi Tốt nghiệp thầy cô sẽ nhắc các em nhé, nếu khi đó vẫn còn hoang mang em có thể hỏi chị.
Chúc em học tốt nhé!
 
L

lehongquocvuong@gmail.com

chị có thể gợi ý cho e làm đề này được không: vẻ đẹp người phụ nữ trong bài thơ Tự Tình 2-hồ xuân hương và Thương vợ-trần tế xương
 
B

buinhutminhltkag

- Làm sao để nhận biết nó thuộc phong cách ngôn ngử nghệ thuật nào ?
- Làm sao để nhận biết nó thuộc phương thức biểu đạt chính nào ?
- Làm sao để nhận biết nó thuộc biện pháp nghệ thuật nào ?
 
Top Bottom