Nguyên Ngọc và Nguyễn Trung Thành đều là bút danh của Nguyễn Văn Báu, một nhà văn tiêu biểu của thời chống đế quốc Mỹ. “Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất của ông, được sáng tác năm 1965 trong khi bọn đế quốc ào ạt đưa quân vào tấn công mảnh đất miền Nam. Tác phẩm kể về cuộc đấu tranh gan góc, kiên cường và anh dũng của đồng bào làng Xô man chống giặc. Qua đó, nhà văn đã sáng tạo và khắc họa nên nhân vật Tnu, một người anh hùng mang những phẩm chất tốt đẹp của con ng Tây Nguyên bằng bút pháp mang đậm chất sử thi.
Điều dễ nhận thấy nhất ở nhân vật Tnu chính là sự gan góc, táo bạo, dũng cảm, chân thành, trung thực, mưu trí của anh. Từ ngày còn nhỏ, Tnu đã chứng kiến cảnh hung tàn của bọn giặc, chúng giết hại anh Xút, chặt đầu bà Nhan vì một lẽ họ đã đấu tranh vì quê hương, một lòng theo cách mạng. Khi ấy Tnu đã cùng Mai vào rừng vừa nuôi cán bộ Quyết, vừa làm liên lạc và cũng vừa học cái chữ, đó có thể xem là chồi lộc ươm mầm cho bao chiến công sau này của Tnu và tấm lòng quyết tâm theo cách mạng. Anh Quyết dạy Tnu và Mai học chữ, nhưng Tnu học chữ nào là quên ngay chữ đó, vì học không bằng Mai, Tnu đã tự trừng phạt tội hay quên của mình bằng cách “cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng”, một hành động mà hiếm đứa trẻ nào dám làm, hầu hết chúng sợ đau, nhưng với Tnu đó k là cái gì cả. Phải nói sự mưu trí, lanh lẹ dường như có trong ng Tnu ngay từ khi còn bé, khi đi liên lạc “không bao giờ nó đi bằng đường mòn. Giặc vây các ngả đường nó leo lên một cây cao rồi nhìn quanh một lượt rồi xẻ rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây. Qua sông nó k thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một con cá kình”. Trong một lần bị giặc bắt, để bảo vệ bí mật, Tnu đã nuốt bức thư. Bị chúng hành hạ và tra tấn đủ kiểu nhưng trong tim của Tnu lúc nào cũng vang vọng lời dạy của cụ Mết “cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”. Chỉ với 1 câu nói nhưng đã tạo nên chiếc áo giáp rất bền chắc giúp Tnu vượt qua tất cả , dù lưng Tnu có bị những vết dao chém ngang dọc đủ kiểu thì Tnu cũng không khai báo mà còn điềm tĩnh chỉ vào bụng để đáp lại câu hỏi của bọn giặc “Cộng sản, ở đây này!”. Đó không chỉ là 1 lời đáp mà còn là lời thách thức với bọn giặc, là minh chứng cho tấm lòng theo Đảng, theo cách mạng của Tnu mặc dù Tnu phải chịu 3 năm tù.
Khi thóat đc ngục Kontum trở về Tnu đã trưởng thành và chững chạc hơn trước rất nhiều, lúc này anh càng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình với lời trăn trối của anh Quyếtmà càng cố hết sức làm tròn nhiệm vụ, lãnh đạo dân làng Xô Man chống giặc. Anh đã chuẩn bị rất nhiều thứ cần thiết cho cuộc chiến và cũng ngay lúc này, một niềm hạnh phúc lại đến với anh khi anh và Mai, cô gái đã cùng đi liên lạc ngày xưa trở thành những ng bạn đời gắn bó với nhau suốt đời. Và khi giặc tràn tới làng, bắt lấy vợ con anh, anh k thể cầm lòng trước cảnh vợ con bị chúng hành hạ và tra tấn dã man. Tnu đã dũng cảm đối đầu với bọn chúng và cũng chính lúc đó, sự kiên cường và anh dũng của anh đc thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Bọn Ngụy lấy nhựa cây xà nu để đốt 10 ngón tay của anh, 10 ngón tay ấy trở thành 10 ngọn đuốc sáng rực giữa khu rừng xà nu, nó sáng k phải vì mãnh lực của lửa mà nó sáng bởi chí khí của ng anh hùng Tnu, dù đau thật đau nhưng k hề kêu khóc, Anh nghe lửa cháy trong trong ngực, cháy ở bụng, nhưng lẫm liệt, khí phách, hiên ngang.
Không chỉ là 1 ng kiên gan mà Tnu còn có một trái tim sôi sục căm giận, biết vượt lên mọi nỗi đau đớn và bi kịch của mình. Khi chứng kiến cảnh giặc tàn phá quê hương, làng xóm, bắt giết dân làng, những hành động tàn bạo mất hết tính ng của chúng in sâu vào tâm trí của Tnu, anh k quên cảnh chúng “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”, nó đập vào mắt anh và từ đó khiến anh nhận ra bộ mặt của chúng và định hướng cho tương lai là đi theo con đường cách mạng, đi theo đảng, chỉ có con đường đó mới có hạnh phúc cho đất nước. Rồi khi anh chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn dưới “một trận mưa cây sắt” cho đến chết, trong lòng anh sự căm giận bay lên ngút trời, anh càng căm hận chúng hơn bất cứ lúc nào. Cũng vì đó mà anh đã quyết tâm đánh trả thù bọn chúng. Dù hai bàn tay có bị đốt cháy và mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt nhưng anh vẫn cầm đc giáo, bắn đc súng và còn gia nhập vào bộ đội, anh quyết tâm tìm và giết hết bọn giặc để trả món nợ máu của vợ con anh và của cả những dân làng Xô Man vô tội. Anh k chỉ giết thàng Dục mà với anh “chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục” và anh đã chiến đấu bằng tất cả nhiệt huyết của mình để bảo vệ quê hương diệt tất cả lũ bán nước và cướp nước.
Nỗi căm hời của Tnu đã đc xả ra và bùng lên thành ngọn lửa hay nói cách khác khi Tnu thét lên cũng là lúc châm ngòi nổ làm bùng cháy những nỗi căm hờn của dân làng Xô Man, họ đã xông lên, cầm vũ khí và đánh, xác mười tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa đỏ. Tiếng thét đầy căm giận đó của Tnu là lời báo hiệu, là tiếng súng khai hỏa, là sự khởi đầu cho sự vùng dậy. Dù Tnu k có cha mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng nhưng chính nơi này như ngôi nhà của anh, anh yêu thương và gắn bó với nó nên cũng vì thế anh k cho phép bất kì ai đụng vào nó hay làm tổn hại nó, từ những tình cảm đáng quý đó đã nuôi dưỡng Tnu, một ng con ưu tú của làng Xô Man.
K chỉ như thế,Tnú còn là 1 ng giàu lòng yêu thương. Tnu yêu ngôi làng của mình vốn đã gắn bó từ thưở nhỏ, nơi anh đc nuôi dưỡng và sống trong sự đùm bọc của dân làng, đó còn là nơi anh tìm gặp đc Mai, gặp đc cụ Mết và những con ng giàu tình yêu. Khi xa bảng làng, trong lòng anh nhớ, nhớ từng gốc cây, nhớ “tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những ng đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy tiếng chày ấy rồi…” Tnu còn là ng yêu thương vợ con, quan tâm và chăm sóc rất mực chu đáo, “không đi Kon Tum mua vải đc, Tnu xé đôi tấm đồ của mình ra làm tấm choàng cho Mai địu con”, rồi khi vợ con gặp nguy hiểm, dù biết thất bại nhưng Tnu vẫn k ngần ngại, anh đã quyết tâm lao vào mặc dù có hi sinh nhưng vẫn xông ra cứu vợ con của mình. Trong Tnu luôn xem kỉ luật là quan trọng. Xa làng đến 3 năm, mặc dù nhớ da diết, nhớ nhà, nhớ quê nhưng nếu cấp trên k cho phép thì anh cũng k dám về. Và anh cũng chỉ về đúng 1 đêm theo như qui định chứ k cố ép nài thêm.
Tnu là hình ảnh ng anh hùng tiêu biểu của dân làng Xô Man nói riêng và của cả Tây Nguyên nói chung. Cuộc đời và số phận của anh đầy những đau thương, mất mát nhưng cũng đầy những chiến tích lừng lẫy, bất khuất, tất cả những điều đó đều gắn với vận mệnh của cả dân làng Xô Ma. Anh chính là niềm tự hào của quê hương, là nhân vật điển hình cho số phận và con đường của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Nhân vật Tnu đã tô đậm màu sắc cho sử thi huyền thoại “rừng xà nu”.
Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Tnu trở thành ng anh hùng đại diện cho cả một cộng đồng và suy rộng ra là cả đồng bào miền nam lúc bấy giờ. Những chuyện xảy ra quanh Tnu đều gắn liền với số phận lịch sử của cộng đồng vốn đc xây dựng và ngợi ca trên giọng văn đầy say mê, trang trọng và đậm chất hùng tráng của sử thi. Tnu là hình tượng giàu tính nghệ thuật, nhiều ý nghĩa và mang nét đẹp thẩm mĩ đã để lại những ấn tượng sâu sắc đặc biệt cho ng đọc mà khó có thể phai mờ.
“rừng xà nu” đã kể một câu chuyện đầy bi tráng của cuộc đời Tnu. Tnu, ng anh hùng bất khuất và kiên gan mãi đi vào lòng ng và là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong thời chống Mỹ cứu nước. Nguyễn Trung Thành đã sử dụng thành công bút pháp lãng mạng của sử thi dân gian để lồng vào hình tượng của Tnu khiến anh càng trở nên nổi bật và in sâu vào tâm trí ng đọc.
Em mới lớp 10, mấy tác phẩm này còn chưa rõ nhiều, bài làm cũng chưa chất lượng nên khi viết có sai chỗ nào mong anh chị sửa giúp em, em đã cố hết sức ạ.