Tổng quát về hệ mặt trời

  • Thread starter conmuabuon_uotlanhhontoi_
  • Ngày gửi
  • Replies 12
  • Views 15,175

C

conmuabuon_uotlanhhontoi_

Sự ra đời của hệ Mặt Trời.


Việc tìm kiếm quá khứ của hệ Mặt Trời đã xuất hiện và trở thành một vấn đề hấp dẫn từ những thế kỉ 18,19 với nhiều cuộc tranh cãi. Việc nghiên cứu về sự ra đời của hệ Mặt Trời với các hành tinh của nó cùng các vệ tinh, các tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch … đòi hỏi phải trả lời được nhiều câu hỏi về cấu trúc cũng như những tính chất lí hoá mà chúng ta đã biết như: Tại sao các hành tinh có cùng một mặt phẳng quĩ đạo và tại sao chúng chuyển động theo cùng một hướng, yếu tố nào gây ra sự liên quan giữa sự quay của Mặt Trời và các hành tinh hay nguyên nhân sự phân bố xung lượng từ Mặt Trời tới các hành tinh quay quanh nó là gì …
Nỗ lực trả lời các câu hỏi này đã dẫn đến nhiều ý tưởng và giả thuyết khác nhau về sự hình thành hệ hành tinh của chúng ta.

Các lí thuyết cổ điển
Trước hết là thuyết tinh vân do Immanuel Kant* sáng lập và được hoàn thiện bởi Laplace* vào cuối thế kỉ 18. Thuyết này cho rằng hệ Mặt Trời ban đầu chỉ là một đám tinh vân (nebula) bao gồm khí và bụi. Đám tinh vân này tự quay quanh trục một cách chậm chạp. Mọi vật thể đều có lực hấp dẫn hướng tâm - tức là lực hấp dẫn hướng thẳng vào tâm vật thể. Lực này làm đám tinh vân quay ngày một nhanh, mật độ vật chất tăng lên do thể tích giảm xuống, tinh vân tụ lại thành một thiên thể dạng cầu – đó chính là Mặt Trời. Khối cầu Mặt Trời tiếp tục quay nhanh. Một bộ phận vật chất nhận được lực li tâm đủ lớn để thắng được hấp dẫn vào tâm tách ra khỏi Mặt Trời sơ khai trở thành các vành vật chất (ring). Trong mỗi vành này, hẫp dẫn lại đóng vai trò tập hợp vật chất thành các khối cầu lớn, đó là các hành tinh. Sự việc diễn ra tương tự đối với việc hình thành các vệ tinh từ sự quay của hành tinh. Việc tách vành vật chất thành các thiên thể nhỏ hơn được dừng lại khi lực li tâm sinh ra do sự quay của thiên thể không đủ lớn để thắng được hấp dẫn bản thân của thiên thể đó. Lí thuyết này không giải thích được yếu tố về sự phân bố xung lượng của các hành tinh khi chuyển động trên quĩ đạo

Với cố gắng giải thích yếu tố này, đầu thế kỉ 20 đã có 2 lí thuyết được đề ra với cùng một ý tưởng chung là do sự tương tác của một ngôi sao di chuyển gần Mặt trời gây ra sự xuất hiện các hành tinh.

Lí thuyết va chạm do Chamberlin* và Moulton* đề ra vào những năm đầu tiên của thế kỉ 20 cho rằng đã có một ngôi sao đi qua và có thể đã va chạm với Mặt Trời. Sự va chạm này gây ra những đợt triều (như thuỷ triều trên Trái Đất) lớn trên bề mặt của Mặt Trời. Các chấn động đó làm một lớp vật chất tách khỏi Mặt Trời và chuyển động trên các quĩ đạo elip. Khí và bụi tập hợp lại trên mỗi quĩ đạo tạo ra những thiên thể rắn, các quĩ đạo dần đi vào ổn định, các thiên thể rắn này trở thành các hành tinh.

Năm 1918, James Jeans* và Harold Jeffreys* đề xuất lí thuyết triều, là một biến thể khác của lí thuyết va chạm nói trên. Giả thuyết này nói rằng trên bề mặt Mặt Trời đã xuất hiện một đợt triều lớn do một ngôi sao đi qua gần nó. Sức hút hấp dẫn của ngôi sao này cuốn khí và bụi từ Mặt Trời sơ khai thành các dòng chảy với khối lượng và kích thước khác nhau trên các quĩ đạo elip. Các dòng vật chất này, sau khi cô dặc lại, tạo thành hình dáng là các hành tinh như ngày nay. Lí thuyết này cũng vẫn chưa giải thích được sự phân bố xung lượng của các hành tinh.

Lí thuyết hiện đại
Lí thuyết hiện đại quay lại với giả thuyết tinh vân của Laplace để giải thích cho sự phân bố xung lượng từ Mặt Trời đến các hành tinh.. Tinh vân đó được xem như một hạt nhân đậm đặc bao quanh bởi một lớp khí và bụi mỏng. Lí thuyết này giống với lí thuyết do Gerard Kuiper* đưa ra, trong đó tinh vân xuất hiện sự quay không ổn định. Dưới tác dụng của các lực li tâm cùng với chuyển động nhiễu loạn của các đợt triều trên bề mặt, nó tách ra các đám bụi tiền hành tinh (protoplanet) chuyển động quanh tâm chung, các đám bụi tiền hành tinh này co đặc lại thành các hành tinh. Hiển nhiên giả thuyết này của Kuiper không giải thích được sự khác biệt đặc trưng về lí-hoá của các hành tinh.
Lí thuyết hiện đại do một nhà khoa học khác là H.C. Urey* đưa ra. Giả thuyết này cho biết các hành tinh được hình thành ở nhiệt độ thấp khoảng 1200 đến 2200 độ C (chứ không phải ở nhiệt độ cao cùng với Mặt Trời như các giả thuyết nêu trên). Urey đề xuất rằng nhiệt độ này là vừa đủ. Nó đủ lớn để duy trì hoạt động của các chất khí như hydro hay heli, nhưng cũng đủ nhỏ để không làm nóng chảy các kim loại như sắt, silic. Dưới tác dụng của hấp dẫn, các đám bụi trên các quĩ đạo tập hợp lại với nhau, trở thành các tiền hành tinh. Lúc này nhiệt độ bắt đầu tăng cao, các kim loại nặng có xu hướng chìm sâu vào tâm khối vật chất và trở thành nhân nóng chảy của hành tinh, lớp ngoài gồm các nguyên tố nhẹ hơn nguội dần tạo thành lớp vỏ. Với các hành tinh ở xa, các chất khí phía ngoài như metan, ammoniac… bị đẩy xuống nhiệt độ rất thấp, chúng đóng băng lại ngăn cản sự tiếp cận của các nguyên tố nặng. Các hành tinh như thế trở thành các thiên thể có kích thước lớn với tỷ trọng khá thấp (như sao Mộc, sao Thiên Vương, …)

Năm 1995, lần đầu tiên con người nghiên cứu về một hệ hành tinh ngoài hệ Mặt Trời của chúng ta , hệ 51 Pegasi*. Việc nghiên cứu những hệ hành tinh như thế đã cho thấy nhiều điểm tương đồng với những gì do lí thuyết hiện đại đề ra. Tuy nhiên, nhân loại cũng cần dừng lại và suy xét kĩ hơn về những nền tảng được nghiên cứu. Tại các hệ hành tinh đó, có những hành tinh nhỏ hơn sao Diêm Vương, có những hành tinh nhiều lần lớn hơn sao Mộc, cũng có những quĩ đạo gần sao mẹ hơn quĩ đạo của sao Thuỷ và có cả những quĩ đạo tròn hơn nhiều quĩ đạo các hành tinh của chúng ta. Điều đó nói lên rằng có một sự sai khác trong cơ cấu phân bố động lượng của các hệ đó, có nghĩa là bản thân sự ra đời của chúng có thể không hoàn toàn giống hệ Mặt Trời của chúng ta. Tất cả những điều này khiến lí thuyết hiện đại nêu trên cũng không tránh khỏi việc bị đưa ra xem xét lại và các cuộc tranh cãi có lẽ sẽ còn rất lâu mới chấm dứt.

Chú thích:
*Immanuel Kant (1724 – 1804): nhà triết học người Đức, tác giả đầu tiên của thuyết tinh vân, lí thuyết đặt nền móng cho lí thuyết hiện đại về sự ra đời hệ Mặt Trời.
*Pierre Simon de Laplace (1749 – 1827): nhà thiên văn học người Pháp, nghiên cứu về hệ Mặt Trời và vận tốc quĩ đạo các hành tinh.
*Chamberlin và Moulton: hai nhà thiên văn học người Mĩ làm việc tại đại học Chicago. Năm 1905, họ cùng nhau đề xuất giả thuyết va chạm dẫn đến sự hình thành các hành tinh.
*James Jeans (1877 – 1946): nhà toán học và thiên văn vật lí người Mĩ từng công tác tại Princeton, Cambridge và Oxford, cùng Jeffreys đề xuất lí thuyết triều năm 1918
*Harold Jeffreys (1891 – 1989): nhà thiên văn học người Anh, có nhiều nghiên cứu về cấu trúc các hành tinh và nhân Trái Đất
*Gerard Kuiper (1905 - 1973): nhà thiên văn Mĩ , người phát hiện ra vệ tinh Nereid của sao Hải Vương, vệ tinh Miranda của sao Thiên Vương và phát hiện ra khí quyển trên vệ tinh Titan của sao Thổ.
*Harold Clayton Urey (1893 – 1981): nhà vật lí hoá học người Mĩ, nghiên cứu các thiên thạch trong hệ Mặt Trời và tham gia trực tiếp trong 2 dự án không gian lớn là Apollo và Viking
*51 Pegasi: 1 hệ hành tinh trong chòm sao Pegasus, là hệ hành tinh đầu tiên tương tự hệ Mặt Trời được phát hiện và quan sát vào năm 1995.
 
C

conmuabuon_uotlanhhontoi_

Mặt Trời chắc ai cũng đã biết,nên tui ko đề cập đến nữa!

Các hành tinh của Mặt Trời

Hành tinh (planet) là các thiên thể dưới cấp sao, có khối lượng nhiều lần nhỏ hơn các sao. Khối lượng của chúng không đủ để tạo ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân giúp chúng phát sáng được như các ngôi sao nên hành tinh là các thiên thể tối. Chúng chuyển động quanh ngôi sao theo các quĩ đạo hình elip với chu kì xác định.
Hệ Mặt Trời được biết đến với 8 hành tinh tính từ trong (gần Mặt Trời nhất) ra gồm: Sao Thuỷ (Mercury), Sao Kim (Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hoả (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus) và Sao Hải Vương (Neptune).
Trước đây chúng ta còn biết đến hành tinh thứ 9 là Sao Diêm Vương (Pluto). Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2006, hành tinh này đã được xét lại và với các yếu tố về khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng quá thấp so với 8 hành tinh còn lại, Sao Diêm Vương đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Nó được đưa vào một nhóm thiên thể mới gọi là các “hành tinh lùn” (dwarf planet). Hiện nay nhóm này gồm có 3 thành viên là Pluto, Ceres - tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, và 2003UB313 - một thiên thể được phát hiện năm 2003 tại vành đai Kuiper. Đây là các thiên thể được coi là trung gian giữa hành tinh và tiểu hành tinh. Chúng không đủ khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng để trở thành hành tinh nhưng lại … quá lớn so với kích cỡ trung bình của các tiểu hành tinh.

8 hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm:
- Các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả
- Các hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh (asteroid) và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.
 
K

kachia_17

photoj.jpg

Các hành tinh trong hệ mặt trời này.

Mình giúp cậu nha :D
 
C

conmuabuon_uotlanhhontoi_

Sao Thuỷ - Mercury

Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)
- Chu kì tự quay : 58,7 ngày
- Khối lượng : 3,3 x 1023 kg
- Đường kính: 4.878km
- Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K
- Số vệ tinh: không
____________________________________
Sao Kim – Venus

Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày
- Chu kì tự quay: 243 ngày
- Khối lượng : 4,87x1024 kg
- Đường kính: 12.104 km
- Nhiệt độ bề mặt: 726K
- Số vệ tinh: không
_____________________________________
Trái Đất–Earh

*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày
- Chu kì tự quay: 24 giờ
- Khối lượng : 5,98x1024 kg
- Đường kính: 12.756km
- Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K
- Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng
_____________________________________
Sao Hoả - Mars

Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đong gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp - vị thần hiếu chiến mà mỗi nơi thần đi qua thì luôn để lại một màu đỏ của lửa và máu.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày
- Chu kì tự quay: 24,6 giờ
- Khối lượng : 6,42x1023 kg
- Đường kính: 6.787km
- Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K
- Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos
_______________________________________
Sao Mộc – Jupiter

Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,456 năm
- Chu kì tự quay: 9,84 giờ
- Khối lượng : 1,9x1027 kg
- Đường kính: 142.796km
- Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)
- Số vệ tinh: 63 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh.
________________________________________
Sao Thổ - Saturn

Nhiều người coi đây là hành tinh đẹp nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) do cái vành đai (Saturn’s ring) tuyệt đẹp của nó. Sao Thổ được đặt tên là Saturn, theo tiếng Hy Lạp là Cronus – cha của thần Zeus, người bị thần Zeus lật đổ khỏi vị trí cai quản các vị thần.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm
- Chu kì tự quay: 10,2 giờ
- Khối lượng : 5,69x1026 kg
- Đường kính: 120.660km
- Nhiệt độ bề mặt: 88K
- Số vệ tinh: 56 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai quay quanh.
____________________________________
Sao Thiên Vương – Uranus

Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Uranus - thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm
- Chu kì tự quay: 17,9 giờ
- Khối lượng : 8,68x1025 kg
- Đường kính: 51.118km
- Nhiệt độ bề mặt: 59K
- Số vệ tinh: 27
_______________________________________
Sao Hải Vương – Neptune

Được phát hiện ngày 23 tháng 9 năm 1846, hành tinh này được đặt tên là Neptune do nó có màu xanh như nước biển. Neptune theo tiếng Hy Lạp là Poseidon – anh trai của thần Zeus, vị thần cai quản tất cả các đại dương trên thế giới.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm
- Chu kì tự quay: 19,1 giờ
- Khối lượng : 1,02x1026 kg
- Đường kính: 48.600km
- Nhiệt độ bề mặt: 48K
- Số vệ tinh: 13
 
C

conmuabuon_uotlanhhontoi_

Ngoài các hành tinh cùng các vệ tinh quay quanh chúng, Hệ Mặt Trời còn có nhiều thiên thể khác với kích thước nhỏ hơn chuyển động quanh Mặt Trời. Kích thước của các thiên thể này rất khác nhau. 2 loại thiên thể đáng chú ý nhất trong số đó là sao chổi, tiểu hành tinh và các thiên thạch.

Sao chổi
Sao chổi (comet) là những thiên thể có khối lượng và kích thước rất nhỏ so với các hành tinh. Chúng chuyển động quanh Mặt Trời theo quĩ đạo elip rất dẹt (điểm gần nhất rất gần Mặt Trời, còn điểm xa nhất lại rất xa). Thành phần của sao chổi gồm nhiều các chất khí dễ cháy. Mỗi khi đến gần Mặt Trời, các khí này bị đốt nóng bởi sức nóng của Mặt Trời và cháy sáng, bị áp lực từ Mặt Trời thổi ngược về sau thành cái đuôi sáng và nhờ thế mà từ Trái Đất có thể quan sát thấy được. Vì lí do trên nên khác với nhiều người thường nghĩ, đuôi sao chổi không hướng theo hướng chuyển động như khi người ta phóng một quả tên lửa. Cho dù sao chổi chuyển động theo hướng nào thì cái đuôi vẫn hướng về phía Mặt Trời. Cái đuôi biến mất khi sao chổi đi ra xa khỏi Mặt Trời.
Các sao chổi có thể có chu kì ngắn dài khác nhau. Rất ít sao chổi có chu kì dưới 10 năm. Hầu hết các sao chổi có chu kì vài chục đến vài trăm năm - tức là những người may mắn nhất cũng chỉ có thể quan sát chúng được một lần.
Các sao chổi nổi tiếng nhất chúng ta đã biết phải kể đến sao chổi Halley, sao chổi Hale Bopp hay sao chổi Shoemaker-Levy9 đã đâm vào Sao Mộc tháng 7 năm 1994

Tiểu hành tinh
Tiểu hành tinh (Asteroid) cũng là những thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quĩ đạo elip như các hành tinh. Tuy nhiên chúng có kích thước nhỏ hơn các hành tinh rất nhiều, chỉ vài chục đến vài trăm km. Chính vì thế hầu hết trong số chúng không đủ khả năng tạo ra hấp dẫn hướng tâm để có được dạng cầu như các hành tinh
Đại đa số các tiểu hành tinh nằm trong vành đai tiểu hành tinh ngăn cách các hành tinh nhóm trong với các hành tinh nhóm ngoài - tức là nằm giữa quĩ đạo của Sao Hoả và Sao Mộc.
Tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiển vào năm 1801. Nó cũng là tiểu hành tinh lớn nhất với đường kính 1003km, tên là Ceres. Tuy nhiên vào tháng 8 năm 2006, tiểu hành tinh này đã cùng với Sao Diêm Vương Pluto được kết nạp vào một nhóm thiên thể mới là Hành tinh lùn.
Hiện nay trong Hệ Mặt Trời đã có hơn 10.000 tiểu hành tinh đã được đặt tên trong tổng số hơn 100.000 đã phát hiện được.
 
K

kachia_17

222222

Sao Mộc – Jupiter
Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,456 năm
- Chu kì tự quay: 9,84 giờ
- Khối lượng : 1,9x1027 kg
- Đường kính: 142.796km
- Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)
- Số vệ tinh: 63 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh.



saturn.jpg






Sao Thiên Vương – Uranus

Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Uranus - thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi.
*Các số liệu:
- Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)
- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm
- Chu kì tự quay: 17,9 giờ
- Khối lượng : 8,68x1025 kg
- Đường kính: 51.118km
- Nhiệt độ bề mặt: 59K
- Số vệ tinh: 27


uranus.jpg








Sao chổi
Sao chổi (comet) là những thiên thể có khối lượng và kích thước rất nhỏ so với các hành tinh. Chúng chuyển động quanh Mặt Trời theo quĩ đạo elip rất dẹt (điểm gần nhất rất gần Mặt Trời, còn điểm xa nhất lại rất xa). Thành phần của sao chổi gồm nhiều các chất khí dễ cháy. Mỗi khi đến gần Mặt Trời, các khí này bị đốt nóng bởi sức nóng của Mặt Trời và cháy sáng, bị áp lực từ Mặt Trời thổi ngược về sau thành cái đuôi sáng và nhờ thế mà từ Trái Đất có thể quan sát thấy được. Vì lí do trên nên khác với nhiều người thường nghĩ, đuôi sao chổi không hướng theo hướng chuyển động như khi người ta phóng một quả tên lửa. Cho dù sao chổi chuyển động theo hướng nào thì cái đuôi vẫn hướng về phía Mặt Trời. Cái đuôi biến mất khi sao chổi đi ra xa khỏi Mặt Trời.

comet_1.jpg
 
C

conmuabuon_uotlanhhontoi_

đúng rùi!rất vui vì có thêm 1 người thích thiên văn như mình mà sao chưa liên lạc với mình nhỉ?nick mình ghi bên kia rùi mà!
 
T

tuyen_13

KHÔNG CÒN J ĐỂ NÓI NGOÀI HAI CHỮ TUYỆT VỜI!

CẢM ƠN conmuabuon_uotlanhhontoi_ và kachia_17!
 
T

tuyen_13

NGOÀI MẤY HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI--> CÓ MỘT SỐ VỆ TINH RẤT ĐÁNG CHÚ Ý! NHƯ MẶT TRĂNG HAY EUROPE!-->EM CÓ THÊM THÔNG TIN KHÔNG?
 
T

tuyen_13

Mặt Trăng - vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

ĐƯỜNG KÍNH MẶT TRĂNG VÀO KHOẢNG 3.480 km, KHOẢNG 1/4 ĐK Trái Đất.

KHÔNG RÕ MẶT TRĂNG TRỞ THÀNH VỆ TINH TĐ RA SAO TẠI CÓ NHÌU GTHUYẾT :D

"Mặt Trăng là vật thể vũ trụ duy nhất đã từng được con người đặt chân tới".
-->CHUYỆN NÀY THEO ANH VÃN CÒN NHIỀU NGHI VẤN!
250px-Lunar_libration_with_phase_Oct_2007.gif
 
Top Bottom