- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 19
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BÀI 11: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại 1945 - 2000.
1. Giai đoạn từ 1945 - 1991.
a. Trật tự thế giới mới đã được xác lập - dựa trên sự thỏa thuận tại Ianta. Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu thuộc về 2 nước Liên Xô - Mĩ (do Liên Xô - Mĩ đứng đầu mỗi cực) gọi là 2 cực Ianta.
b. Chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi của một nước, trở thành hệ thống thế giới
- Từ 1973, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ 1991
c. Mĩ: vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa.
- Tây Âu - Nhật Bản: đã vươn lên mạnh mẽ, nhờ tự điều chỉnh trong những thời điểm quan trọng.
d. Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp Á, Phi, Mĩ Latinh làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, làm tha đổi căn bản bộ mặt thế giới.
e. Sau chiến tranh xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế là mâu thuẫn đối đầu gay gắt kéo dài giữa 2 phe do Liên Xô - Mĩ đứng đầu.
g. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2 khởi đầu ở Mĩ, lan nhanh ra thế giới và đạt được thành tựu kì diệu, đưa con người tiến những bước dài trong lịch sử.
2. Giai đoạn 1991 đến nay:
+ Trật tự thế giới mới đang dần hình thành: đa cực
+ Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác.
+ Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
+ Ở nhiều nơi nội chiến, xung đột, khủng bố vẫn diễn ra gây nhiều tác hại, báo hiệu nguy cơ mới với thế giới
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Đứng thứ nhất trên thế giới
B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới
D. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Hòa bình, trung lập
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có ngu cơ hủ diệt loài người
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 3. Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Nguyên tắc hoạt động cuả tổ chức Liên Hợp Quốc
A. Bình đảng chủ quyền giữa các quốc qia và quyền tự quyết của các dân tộc, Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của tất cả các nước
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. Tôn trọng toàm vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của tất cả các nước. Bình đảng chủ quyền giữa các quốc qia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nƣớc lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc), Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
D. Cả A và C
Câu 5: Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ mấy của Tổ chức Liên Hợp Quốc?
A. 146 B. 147
C. 148 D. 149
Câu 6: Tổng thống đầu tiên của Liên Bang Nga là:
A. Lênin. B. Xtalin.
C. Goocbachốp D. Enxin.
Câu 7: sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia kế tục Liên Xô là:
A. Ucraina B. Liên Bang Nga
C. Ca-Dắc-Tan D. Litvia.
Câu 8: Khó khăn lớn nhất về chính trị của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là:
A. Tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính- chính trị và những cuộc xung đột sắc tộc.
B. Tranh chấp quyền lực giữa các đảng phái đối lập
C. Bao vây cô lập của các phương Tây
D. Phong trào đòi li khai khỏi Nga.
Câu 9: Liên Hợp Quốc gồm những cơ quan nào?
A. Đại Hội đồng, Hội Đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế xã hội
B. Hội Đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế xã hội.
C. Hội Đồng Quản Thác, Tòa Án quốc tế, Ban thư kí
D. Cả A và C
Câu 10: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa đối với cách mạng thế giới là:
A. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
B. tăng cường lực lượng của Chủ Nghĩa xã hội
C. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á và ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. cân bằng lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản
Câu 11: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm nào?
A. 1956 B. 1957
C. 1958 D. 1961
Câu 12: Hội nghị thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc từ ngà 25 đến ngà 26/6/1945, được tổ chức tại đâu?
A. Xan Phranxicô (Mĩ) B. Ianta (liên Xô)
C. Luân Đôn ( Anh) D. Pari (Pháp)
Câu 13: Cách mạng Lào từ năm 1945 đến 1975 trải qua mấ giai đoạn?
A. 3 giai đoạn B. 4 giai đoạn
C. 5 giai đoạn D. 2 giai đoạn
Câu 14: năm nước tham gia sáng lập ASEAN gồm những nước nào?
A. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo
B. Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, lào
C. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện, Campuchia
D. Miến Điện, Campuchia ,Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia
Câu 15: Nội dung của chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là:
A. công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu
B. phát triển sản xuất hàng tiêu dùng
C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng xuất khẩu
D. mở cửa nền kinh tế , thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương
Câu 16: Nội dung của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là:
A. công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu
B. phát triển sản xuất hàng tiêu dùng
C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng xuất khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
D. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Câu 17: thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN là nước nào?
A. Inđônêxia B. Malaixia
C. Singapo D. Brunây
Câu 18: Hội nghị nào đánh dấu sự phát triển của tổ chức ASEAN?
A. Hội nghị cấp cao ở Thái Lan 1967
B. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali 1976
C. Hội nghị cấp cao ASEAN 2007
D. Hội nghị cấp cao 1992
Câu 19: trong những năm 1954- 1970, đường lối phát triển của Campuchia là:
A. Tham gia các liên minh quân sự và chính trị
B. Tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ
C.Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập,không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự chính trị nào.
D.Chống lại tập đoàn hơ me đỏ
Câu 20. Nhân tố nào quyết định sự phát triển thần kì ở Nhật bản trong những năm 60- 70?
A. Yếu tố Con người B. Khoa học kĩ thuật
C. Viện trợ của Mĩ D. Các công ty Nhật cạnh tranh có hiệu quả
Câu 21. Kế hoạch Mác san của Mĩ nhằm:
A. Khôi phục Châu Âu
B. Khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh
C. Giúp đỡ các nước Châu Âu
D. Cả 3 ý trên
Câu 22. Tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn thăm Trung Quốc và tháng 5 -1972 thăm Liên Xô nhằm:
A. chấm dứt chiến tranh lạnh
B. hòa hoãn với 2 nước
C. hòa hoãn với 2 nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc
D. cắt giảm vũ khí chiến lược
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại 1945 - 2000.
1. Giai đoạn từ 1945 - 1991.
a. Trật tự thế giới mới đã được xác lập - dựa trên sự thỏa thuận tại Ianta. Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu thuộc về 2 nước Liên Xô - Mĩ (do Liên Xô - Mĩ đứng đầu mỗi cực) gọi là 2 cực Ianta.
b. Chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi của một nước, trở thành hệ thống thế giới
- Từ 1973, chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng dẫn tới sụp đổ 1991
c. Mĩ: vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa.
- Tây Âu - Nhật Bản: đã vươn lên mạnh mẽ, nhờ tự điều chỉnh trong những thời điểm quan trọng.
d. Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở khắp Á, Phi, Mĩ Latinh làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, làm tha đổi căn bản bộ mặt thế giới.
e. Sau chiến tranh xu hướng chủ yếu trong quan hệ quốc tế là mâu thuẫn đối đầu gay gắt kéo dài giữa 2 phe do Liên Xô - Mĩ đứng đầu.
g. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần 2 khởi đầu ở Mĩ, lan nhanh ra thế giới và đạt được thành tựu kì diệu, đưa con người tiến những bước dài trong lịch sử.
2. Giai đoạn 1991 đến nay:
+ Trật tự thế giới mới đang dần hình thành: đa cực
+ Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, hợp tác.
+ Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
+ Ở nhiều nơi nội chiến, xung đột, khủng bố vẫn diễn ra gây nhiều tác hại, báo hiệu nguy cơ mới với thế giới
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Đứng thứ nhất trên thế giới
B. Đứng thứ hai trên thế giới
C. Đứng thứ ba trên thế giới
D. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Hòa bình, trung lập
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có ngu cơ hủ diệt loài người
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
Câu 3. Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
C. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Nguyên tắc hoạt động cuả tổ chức Liên Hợp Quốc
A. Bình đảng chủ quyền giữa các quốc qia và quyền tự quyết của các dân tộc, Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của tất cả các nước
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. Tôn trọng toàm vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của tất cả các nước. Bình đảng chủ quyền giữa các quốc qia và quyền tự quyết của các dân tộc.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nƣớc lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc), Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
D. Cả A và C
Câu 5: Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ mấy của Tổ chức Liên Hợp Quốc?
A. 146 B. 147
C. 148 D. 149
Câu 6: Tổng thống đầu tiên của Liên Bang Nga là:
A. Lênin. B. Xtalin.
C. Goocbachốp D. Enxin.
Câu 7: sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia kế tục Liên Xô là:
A. Ucraina B. Liên Bang Nga
C. Ca-Dắc-Tan D. Litvia.
Câu 8: Khó khăn lớn nhất về chính trị của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là:
A. Tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính- chính trị và những cuộc xung đột sắc tộc.
B. Tranh chấp quyền lực giữa các đảng phái đối lập
C. Bao vây cô lập của các phương Tây
D. Phong trào đòi li khai khỏi Nga.
Câu 9: Liên Hợp Quốc gồm những cơ quan nào?
A. Đại Hội đồng, Hội Đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế xã hội
B. Hội Đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế xã hội.
C. Hội Đồng Quản Thác, Tòa Án quốc tế, Ban thư kí
D. Cả A và C
Câu 10: Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa đối với cách mạng thế giới là:
A. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
B. tăng cường lực lượng của Chủ Nghĩa xã hội
C. tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á và ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. cân bằng lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản
Câu 11: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào năm nào?
A. 1956 B. 1957
C. 1958 D. 1961
Câu 12: Hội nghị thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc từ ngà 25 đến ngà 26/6/1945, được tổ chức tại đâu?
A. Xan Phranxicô (Mĩ) B. Ianta (liên Xô)
C. Luân Đôn ( Anh) D. Pari (Pháp)
Câu 13: Cách mạng Lào từ năm 1945 đến 1975 trải qua mấ giai đoạn?
A. 3 giai đoạn B. 4 giai đoạn
C. 5 giai đoạn D. 2 giai đoạn
Câu 14: năm nước tham gia sáng lập ASEAN gồm những nước nào?
A. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo
B. Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, lào
C. Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Miến Điện, Campuchia
D. Miến Điện, Campuchia ,Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia
Câu 15: Nội dung của chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là:
A. công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu
B. phát triển sản xuất hàng tiêu dùng
C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng xuất khẩu
D. mở cửa nền kinh tế , thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương
Câu 16: Nội dung của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là:
A. công nghiệp hóa thay thế hàng nhập khẩu
B. phát triển sản xuất hàng tiêu dùng
C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng xuất khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
D. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
Câu 17: thành viên thứ 6 của tổ chức ASEAN là nước nào?
A. Inđônêxia B. Malaixia
C. Singapo D. Brunây
Câu 18: Hội nghị nào đánh dấu sự phát triển của tổ chức ASEAN?
A. Hội nghị cấp cao ở Thái Lan 1967
B. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali 1976
C. Hội nghị cấp cao ASEAN 2007
D. Hội nghị cấp cao 1992
Câu 19: trong những năm 1954- 1970, đường lối phát triển của Campuchia là:
A. Tham gia các liên minh quân sự và chính trị
B. Tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mĩ
C.Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập,không tham gia vào bất cứ liên minh quân sự chính trị nào.
D.Chống lại tập đoàn hơ me đỏ
Câu 20. Nhân tố nào quyết định sự phát triển thần kì ở Nhật bản trong những năm 60- 70?
A. Yếu tố Con người B. Khoa học kĩ thuật
C. Viện trợ của Mĩ D. Các công ty Nhật cạnh tranh có hiệu quả
Câu 21. Kế hoạch Mác san của Mĩ nhằm:
A. Khôi phục Châu Âu
B. Khống chế chi phối các nước tư bản đồng minh
C. Giúp đỡ các nước Châu Âu
D. Cả 3 ý trên
Câu 22. Tháng 2-1972, Tổng thống Mĩ R. Níchxơn thăm Trung Quốc và tháng 5 -1972 thăm Liên Xô nhằm:
A. chấm dứt chiến tranh lạnh
B. hòa hoãn với 2 nước
C. hòa hoãn với 2 nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc
D. cắt giảm vũ khí chiến lược
Last edited: