Vật lí 9 Tổng kết chương III : Quang Học

Thủy Ling

Cựu Mod Sinh học
Thành viên Test
Thành viên
19 Tháng chín 2017
2,249
2,411
409
Phú Yên
trung học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn độ chắc cũng học gần hết chương III Vật lí 9 rồi nhỉ ? Hôm nay mình tổng hợp lại kiến thức chương để các bạn tiện cho việc ôn tập. ( cuối topic có bài tập vận dụng)
1. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ
- Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.
- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.
upload_2019-4-10_21-2-16.png
b) Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
upload_2019-4-10_21-3-18.png
2. Cách dựng ảnh của vật qua thấu kính phân kì
a) Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính phân kì
Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính. Hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S.
upload_2019-4-10_20-52-38.png
b) Cách dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính phân kì
Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính.

upload_2019-4-10_20-52-55.png
3.Mắt
a) - Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.

- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
- Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được là điểm cực cận
* So sánh mắt và máy ảnh :
-Điểm giống nhau về câu tạo giữa mắt và máy ảnh:
+Thể thủy tinh và vật kính đều là thấu kính hội tụ
+ Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh
-Điểm khác nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh :
Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện ra trên màng lưới.
b)
_ Mắt cận : N
gười bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết. Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá hoặc do trục trước - sau của cầu mắt dài quá khiến cho hình ảnh không hội tụ võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc.
_Lão thị là một tật về mắt thường xuất hiện ở tuổi già. Khi người ta càng nhiều tuổi thì thủy tinh thể càng kém đàn hồi. Thường thì ở độ tuổi 40 đến 60 thì người ta nhận thấy bản thân bị lão thị.

upload_2019-4-10_20-54-37.png
4.Kính lúp

Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
- Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
- Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì ta thấy ảnh càng lớn.

upload_2019-4-10_20-54-53.png
5. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu :
Màu sắc của một tia ánh sáng là cảm giác màu mà tia sáng đó gây nên ở mắt người. Màu sắc của các vật thể là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng.
Ánh sáng do Mặt Trời và các đèn có dây tóc nóng sáng phát ra là ánh sáng trắng.
Có một số nguồn sáng phát ra trực tiếp màu.
-Sự trộn các ánh sáng màu : Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác hẳn.Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
-Màu sắc các vật dưới ánh sáng màu trắng và dưới ánh sáng màu
Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật đến mắt ta.
Vật màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.
Vật màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.
Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
* Tổng kết :
upload_2019-4-10_20-55-34.png




Còn đây là một số bài tập vận dụng:
1. Nêu cách vẽ và vẽ hình khi ta chiếu một tia sáng SK theo phương nằm ngang [tex]\rightarrow[/tex] một gương phẳng để tia phản xạ chiếu xuống theo phương thẳng đứng thì cần phải đặt gương hợp với phương nằm ngang một góc bao nhiêu ?

2.Một vật sáng nhỏ AB đặt trên trục chính vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có f=40cm.Dịch chuyển AB dọc theo trục chính.Khi khoảng cách giữa AB và ảnh thật của nó là bé nhất thì vật cách TKHT bao nhiêu ? Ảnh đó cao gấp bao nhiêu lần vật.

3.Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 63cm thì mới nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 31,5 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu
Gợi ý: Dựng ảnh của vật qua kính rồi tính, biết rằng muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở cực cận của mắt

Lưu ý : Mọi thắc mắc hoặc góp ý gì thì cứ trả lời dưới topic (nhớ, cận thận khi thắc mắc nhiều câu thì phải tổng hợp lại hỏi một lần chứ hỏi nhỏ nhỏ từng câu thì tính là chia nhỏ bài viết đó) .

Các bạn đã vào này topic chắc hẵn mục đích đã rõ ràng rồi : Chúng ta cùng ôn tập.Ôn tập chính là đọc lại,kĩ hơn,hiểu hơn và tự làm bài tập.Bài tập không khó lắm đâu.

Chúc các bạn có một ngày vui vẻ,một ngày tải vào não thêm được nhiều kiến thức chứ không phải bị lãng phí vì chỉ có ngủ và nghe nhạc. Ôn đi,để nước rút tới chân mới nhảy thì chỉ có nhờ vào '' ăn ở '' may ra lây lất qua được thôi.Cố lên ! :D
 

Attachments

  • upload_2019-4-10_20-53-10.png
    upload_2019-4-10_20-53-10.png
    73 KB · Đọc: 139
Last edited:
Top Bottom