Văn 10 Tổng hợp nội dung Văn 10 ôn thi học kì

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn! Học kì một đã sắp kết thúc rồi phải không nào? Cùng nhau hỏi đáp và ôn tập để chuẩn bị cho kì thi cuối kì này nhé!
Trước hết, mình sẽ khái quát lại các tác phẩm đã học (Chính) dưới dạng bảng về nội dung, nghệ thuật.
A, LÍ THUYẾT.
Tác phẩmTác giảNội dungNghệ thuật
Truyện An Dương Vương
Mị Châu- Trọng Thủy
Dân gian- Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc.
- Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thân cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian
- Những chi tiết kì ảo, hoang đường đẫ tạo nên màu sắc thần kì đặc trưng của thể loại truyền thuyết, đồng thời cũng tạo nên sự hấp dẫn, gợi sự tò mò, hứng thú cho người đọc.
Chiến thắng Mtao- Mxâyngười Ê đê.- Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn - một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ dại.- Ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác ở nhiều góc độ. Ngôn ngữ trang trọng, kết hợp ngôn ngữ kể, tả của người dẫn truyện và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, ngôn ngữ giàu âm thanh và hình ảnh.
- Nghệ thuật kể xem lẫn tả
- Các biện pháp nghệ thuật: So sánh, cường điệu, phóng đại, đối lập
Uy- lit- xơ trở vềÔ-đi-xê- Đoạn trích đề cao và ca ngợi vẻ đẹp sức mạnh trí tuệ và tinh thần của con người. Đồng thời, làm rõ giá trị hạnh phúc gia đình khi người Hi Lạp cổ đại chuyển từ chế độ thị tộc sang chế độ chiếm hữu nô lệ.- Miêu tả tâm lí nhân vật chi tiết, cụ thể
- Lối so sánh sinh động, đặc sắc, mang đậm đặc trưng của sử thi.
- Ngôn ngữ trong sáng, hào hùng, giọng kể chuyện chậm rãi, tha thiết.

- Khắc họa thành công những mâu thuẫn, xung đột tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.
Tấm CámDân gian- Sự biến hóa của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây chính là sức mạnh của cái thiện thắng cái ác và cũng thể hiện niềm tin của nhân dân ta vào sự công bằng trong xã hội: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo
- Mâu thuẫn và xung đột trong truyện đã phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
- Sử dụng các yếu tố kì ảo, hoan đường với sự xuất hiện của ông Bụt và những lần biến thân của Tấm
- Sự chuyển biến trong những lần biến thân của Tấm là một dụng ý nghệ thuật: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình. Đó cũng là chân lí trong cuộc sống và tâm lí của mỗi con người, có áp bức thì sẽ có đấu tranh
Tam đại con gàDân gian- Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân
- Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
- Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
- Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
- Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
Nhưng nó phải bằng hai màyDân gian- Truyện phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng- Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ
- Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý
- Sử dụng cách chơi chữ
- Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu
Ca dao hài hướcDân gian- Chùm ca dao hài hước thể hiện tiếng cười với tinh thần lạc quan, yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của những người nhân dân lao động Việt Nam và qua đó, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.- Hư cấu tài tình, khắc họa nhân vật bằng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, có giá trị khái quát cao.
- Ngôn ngữ giản dị, đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc
- Biện pháp tu từ: ngoa dụ, nói quá, đối lập, tương phản, trùng điệp, nói giảm nói tránh…
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩaDân gian- Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người bình dân trong xã hội cũ. Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.
- Lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.
- Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…
- Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)
- Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp
- Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân
Tỏ lòngPhạm Ngũ Lão- Dựng nên hình ảnh của người lính nhà Trần hiên ngang, kì vĩ, lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ. Tác giả đã đặt con người trong thế đối lập, tương quan với thiên nhiên, vũ trụ để con người hiện lên với khí khái, tráng trí của người nam nhi trong xã hội đương thời.
- Hình ảnh quân đội nhà Trần với sức mạnh lớn lao, mạnh mẽ có thể nuốt trôi sao ngưu. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội nhà Trần mà còn là sức mạnh của cả dân tộc, thời đại. Cả bài thơ toát lên hào khí Đông Á - hào khí ngút trời của các vua thời Trần.
- Bài thơ cũng là nỗi lòng của tác giả với những trăn trở, suy tư về công danh, sự nghiệp, về chí làm trai của người đan ông trong xã hội trước. Đồng thời, nó cũng thế hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và nhân cách cao đẹp của một con người
- Bài thơ Đường luật với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn
- Ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao
NhànNguyễn Bỉnh Khiêm- Bài thơ là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa dời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.
- Đặt trong hoàn cảnh khi mà xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.
- Bài thơ sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu
- Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là "ta dại" còn "người khôn"
Độc "Tiểu Thanh kí"Nguyễn Du- Bài thơ có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện "xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Bởi ông cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài hoa nhưng cuộc đời chông chênh, gập ghềnh, vất vả.
- Giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa nói chung trong xã hội.
+ Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.
- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
[TBODY] [/TBODY]
Cảnh ngày hè ...........Nguyễn Trãi- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình............................................................
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
[TBODY] [/TBODY]
B, LUYỆN TẬP.
Đề 1: Hào khí Đông A trong Tỏ lòng. (Phạm Ngũ Lão)
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Tấm.
Đề 3: Cảm nhận về bài 4 trong chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Đề 4: Tiếng khóc của ND trong Độc tiểu thanh kí.
Đề 5: Vẻ đẹp con người NBK qua bài thơ Nhàn.
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Sau đây mình sẽ giải các đề. Tuy nhiên mình sẽ đưa ra các luận điểm thôi nhé! Vì hầu hết những bài này chúng ta đề được thầy cô dạy trên lớp giảng, đồng thời trên diễn đàn cũng có rất nhiều phân tích. Đến cuối mình sẽ tổng hợp link lại cho các bạn.
Đề 1:
Thân bài:
  • A,Giới thiệu tác giả.
  • B, Phân tích, giải thích Hào khí Đông A là gì.
  • C, Biểu hiện của Hào khí Đông A trong bài thơ:
  • C1, Hào khí Đông A được kết tinh trong vẻ đẹp của người tráng sĩ thời Trần: phân tích câu 1.
  • C2, Hào khí Đông A được thể hiện qua sức mạnh của ba quân: phân tích tam câu 2.
  • C3, Hào khí Đông A còn được kết tinh trong kỳ vọng lớn lao của tác giả: phân tích hai câu thơ còn lại.
  • C4, Những đặc sắc nghệ thuật thể hiện hào khí Đông A.
  • D, Đánh giá.
Đề 2:
Thân bài:
A, Giới thiệu tác giả, tp, nhân vật. Lưu ý tác giả ở đây là do người lao động xưa sáng tác nhén.
B, Phân tích nhân vật.
1, Hoàn cảnh sống.
2, Vẻ đẹp về ngoại hình.
3, Vẻ đẹp về phẩm chất.
+, Chăm chỉ, hiền lành, đảm đang.
+, Nhân hậu, giàu tính yêu thương.
+, Cô Tấm hiếu thảo.
+, Cô Tấm có sức sống mãnh liệt.
C, Khái quát.
1, Ý nghĩa nhân vật.
2, Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
D, Đánh giá.
Đề 3:
Thân bài:
Các bạn tham khảo bài viết của mình tại link này nhé!
https://diendan.hocmai.vn/threads/ca-dao-yeu-thuong-tinh-nghia.775800/#post-3860494
Đề 4:
Thân bài:
A, Giới thiệu.
B, Phân tích tiếng khóc.
1, Tiếng khóc của ND dành cho Tiểu Thanh:
+ Giới thiệu nhân vật.
+ Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc. 2 câu đầu.
+ Tái hiện lại cuộc đời Tiểu Thanh. 2 câu tiếp.
2, Tiếng khóc dành cho những người tài hoa bạc mệnh trong xã hội xưa cũ.
3, Tiếng khóc của ND cho chính mình. 2 câu cuối.
C, Đặc sắc nghệ thuật.
D, Đánh giá chung.
Đề 5:
A, Giới thiệu.
B, Phân tích vẻ đẹp nhân cách của tác giả.
1, Vẻ đẹp trí tuệ. Cách nhà thơ lựa chọn cách sống trong xã hội. Cách đánh giá về dại và khôn. Triết lí của tác giả.
C, Đặc sắc nghệ thuật & đánh giá.
Các bạn chưa hiểu đề nào thì hỏi tại đây luôn nhé. Mình sẽ giải đáp.
 
  • Like
Reactions: anh thảo
Top Bottom