Vật lí 11 Tổng hợp những điều quan trọng trong chương Dòng điện trong các môi trường

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào cả nhà, sau một khoảng thời gian suy xét, BQT box Vật Lí quyết định tạo tạo Topic [Vật lí] Tổng hợp những điều quan trọng :D Nghe có vẻ lạ lẫm và mọi người chưa hình dung được là nó để làm gì đúng không nào? Mình sẽ nói cụ thể cho mọi người hình dung nhé :D

Như các bạn đã biết trong mỗi box nhỏ (VD trong phần Vật Lí 12 thì Dao động cơ gọi là 1 box nhỏ ) thường có các bài/ topic quan trọng như tổng hợp kiến thức, chuyên đề, kỹ năng được ghim lên cao để cho không bị trôi và mọi người dễ dàng xem, tìm kiếm. Sau lần quy hoạch lại BOX vừa rồi thì đã có một vài thay đổi lớn. Chúng ta có thêm 1 BOX siêu to khổng lồ và chất lượng là "TÀI LIỆU VẬT LÍ" cập nhật tài liệu từ cơ bản đến nâng cao, ôn thi hsg, thi chuyên, thi THPTQG và đặc biệt là tổng hợp tất cả các loại đề thi cho các bạn tha hồ luyện tập. Những topic ghim cũ đã được di chuyển đến BOX mới vậy câu hỏi đặt ra là vậy topic ghim này lập ra để làm gì? Mình sẽ trả lời ngay đây:

Mục đích:
  • Hệ thống lại những dạng cơ bản hay gặp, những thắc mắc thường xuyên của thành viên
  • Hệ thống những câu hỏi hay, bài tập lạ, thú vị của thành viên
  • Dễ tìm kiếm (vào box nhỏ là mọi người thấy ngay ở đầu trang rồi :D)
  • Phần mở rộng kiến thức (nếu có) mà BQT cập nhật

Nội dung topic:
  • Tổng hợp những câu hỏi thường gặp để giải đáp
  • Những bài tập lạ, khó, hiếm
  • Các phần lưu ý khi học phần kiến thức ở box nhỏ được ghim
  • Kiến thức mở của box nhỏ được ghim
  • Những mục đích phát sinh khác
Hoạt động:
  • BQT box được phân công phụ trách quản lí
  • Thành viên không được trả lời tại topic này
  • Topic cập nhật thường xuyên theo từng thời kì
Mọi trao đổi góp ý về nội dung thắc mắc tại đây: [Vật lí] Góp ý về nội dung Topic ghim ở box nhỏ
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Những lý thuyết quan trọng:

Chuyển động của electron trong vật dẫn bằng kim loại khi có điện trường ngoài có đặc điểm
kết hợp chuyển động nhiệt và chuyển động có hướng vì

  • Khi có điện trường ngoài tức là sẽ có lực điện tác dụng vào các electron trong vật dẫn kim loại. Lực điện sẽ làm các electron chuyển động có hướng(tất nhiên là vẫn hỗn loạn nữa). Nếu không có điện trường, chúng chỉ chuyển động hỗn loạn.
  • Khi nhiệt độ kim loại càng tăng, các electron dao động càng mạnh (biên độ dao động càng lớn)=> chuyển động nhiệt (cái này đã được học qua ở lớp dưới)

Hãy nêu sự hình thành hạt mang điện trong chất khí
Các hạt mang điện (các hạt tải điện) trong chất khí là electron, ion dương và ion âm. Các hạt này có được do sự ion hóa chất khí ( đốt nóng; chiếu vào các bức xạ, các tia phóng xạ, tia catot ;.......)
Hãy nêu sự hình thành hạt mang điện trong kim loại
Trong kim loại, các electron ở lớp ngoài cùng ( electron hóa trị) dễ dàng tách ra khỏi nguyên tử chuyển động hỗn loạn.
Các electron này được gọi là electron tự do mang điện tích âm, còn nguyên tử bị mất electron tự do trở thành các ion dương sắp xếp tuần hoàn, trật tự tạo nên mạng tinh thể trong kim loại.
Các hạt mang điện trong kim loại là các electron tự do.
Hãy nêu sự hình thành hạt mang điện trong chất điện phân
Các chất điện phân ( muối, axit, bazơ) khi vào nước sẽ phân li thành các ion trái dấu (quá trình này gọi là sự phân li)
Các ion (gồm ion dương và ion âm) còn được gọi là các hạt tải điện hay hạt mang điện
Giải thích ứng dụng của hiện tượng điện phân trong việc:
a) Điều chế hóa chất
b) Luyện kim
c) Mạ điện
Ừ thì hiện tượng điện phân được ứng dụng vào những lĩnh vực như thế, còn giải thích là giải thích thế nào bây giờ nhỉ.

Các chất phản ứng với nhau tuân theo 1 quy luật gọi là "hóa thế", nó là 1 kiểu dạng năng lượng dự trữ. Dòng điện thì có kiểu dạng dự trữ năng lượng là "điện thế". Nếu năng lượng của điện thế lớn hơn năng lượng của hóa thế, nó có thể can thiệp vào các phản ứng hóa học ---> Đó là điện phân.

a) VD như H2 và O2 có 1 thế năng phản ứng là Q để tạo ra nước, chỉ cần cấp cho nước một hiệu điện thế > Q thì sẽ tách được H2 và O2 từ nước. Vậy điện phân có thể ứng dụng để điều chế hóa chất.

b) Có thể tách các kim loại riêng biệt từ 1 quặng gồm nhiều chất khác nhau. Khi cho hòa tan hoặc tan chảy quặng, các phân tử kim loại có thể bị phân tán ra. Do chúng chênh lệch về mặt hóa thế, nên chúng sẽ di chuyển về các cực khác nhau của dòng điện khi điên phân---> Tách được kim loại từ quặng hoặc hợp kim tan chảy.

c) Mạ thì quá rõ rồi, từ thí nghiêm trong SGK có thể lấy làm dẫn chứng.
Tác dụng nào của dòng điện luôn có khi nó đi qua mọi loại môi trường ?
Tác dụng từ vì dòng điện có thể tạo ra từ trường trong nhiều loại môi trường.
 
  • Like
Reactions: Gia Hoàng

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Những bài tập đặc trưng:
Câu 1:
lý.jpg
Chọn chiều dòng điện trong mạch như hình vẽ:
View attachment 169788
t = 16 phút 5 giây = 965 giây
Theo định luật Faraday II:
[tex]m=\frac{A.I2.t}{F.n}<=>0,96=\frac{64.I2.965}{96500.2}=>I2=3A[/tex]
R23 = R2 + R3 = 2 + R2
[tex]Rtđ=\frac{R1.R23}{R1+R23}=\frac{3.(2+R2)}{5+R2}[/tex]
[tex]I=\frac{E}{r+Rtđ}=\frac{12}{0,5+\frac{6+3R2}{5+R2}}=\frac{12(5+R2)}{3,5R2+8,5}[/tex]
U123 = U23 = I.Rtđ = [tex]\frac{36.(2+R2)}{3,5R2+8,5}[/tex]
I23 = I2 = [tex]\frac{U23}{R23}=\frac{36.(2+R2)}{(2+R2).(3,5R2+8,5)}=\frac{36}{3,5R2+8,5}[/tex]
mà I2 = 3A => [tex]\frac{36}{3,5R2+8,5}=3 =>R2=1\Omega[/tex]
=> chọn B
Câu 2:
Tốc độ chuyển động có hướng của iôn Na+ và Cl- trong nước có thể tính theo công thức V = μE, trong đó E là cường độ điện trường, μ có giá trị lần lượt là 4,5.10-9m2/V.s và 6,8.10-8 m2/V.s. Tính điện trở suất của dung dịch NaCl nồng độ 0,1 mol/1, cho rằng toàn bộ các phân tử NaCl đều phân li thành iôn.

Ta có công thức tính của R=[tex]\frac{\rho l}{S}[/tex]
=> [tex]\rho =\frac{ES}{I}[/tex] Vì R=U/I và U/l = E

Từ đó => I = eS(VNa + V cờ-lo )n = eS([tex]\mu Na + \mu [tex]C_{l}[/tex] [/tex])nE => [tex]\rho =\frac{ES}{I}[/tex] = ...
Sau đó em biến đổi và thay dữ kiện đề bài vào là sẽ tìm được nhé!
Câu 3:
Một dây kim loại có điện trở 20 Ω khi nhiệt độ là 25oC. Biết khi nhiệt độ tăng thêm 400oC thì điện trở của dây kim loại là 53,6 Ω.
Tính hệ số nhiệt điện trở của dây dẫn kim loại.

ta có [tex]\frac{R}{R'}=\frac{R_0.(1+\alpha \Delta t)}{R_0.(1+\alpha \Delta t'}\Rightarrow \alpha[/tex]
Câu 4:
Đặt một hiệu điện thế U = 50 V vào hai cực bình điện phân để điện phân một dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hidro vào một bình có thể tích V = 1 lít, áp suất của khí hidro trong bình bằng p = 1,3 at và nhiệt độ của khí hidro là t = 27 độ C. Công của dòng điện khi điện phân là?
A. 50,9.10^5 J
B. 0,509 MJ
C. 10,18.10^5 J
D. 1018 kJ
đổi 1 (l) sang điều kiện tiêu chuẩn :

[TEX]p.V=n.R.T=>n=\frac{p.V}{R.T}=\frac{1,3.1}{0,082.(27+273)}=\frac{13}{246}[/TEX]

[TEX]=>m=\frac{13}{123}=(\frac{1}{F}).(\frac{A}{n}).q=>q=?[/TEX]

[TEX]=>A_{d}=U.q=?[/TEX]
[/QU
Câu 5:
Một dây nhôm có nguyên tử khối là 27 và khối lượng riêng 2,7g/cm[tex]^{3}[/tex], điện trở suất 3,44.10[tex]^{-8}[/tex] [tex]\Omega[/tex].m . Biết nhôm hóa trị 3 và thừa nhận mỗi nguyên tử nhôm giải phóng 3 electron tự do, hãy tính mật độ electron tự do của nhôm.
1 mol nhôm có khối lượng 27 gam.
[tex]V=\frac{m}{D}=\frac{27}{2,7}=10(cm^3)[/tex]
Trong 1 mol nhôm có:
[tex]3.6,023.10^{23}=1,8.10^{24}[/tex] (e tự do)
Do đó, mật độ e tự do của nhôm là:
[tex]n_i=\frac{1,8.10^{24}}{10}=1,8.10^{23}(e/cm^3)[/tex]
 
Top Bottom