Vật lí 6 Tổng hợp những điều quan trọng của chương Nhiệt học

Status
Không mở trả lời sau này.

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Vật lí] Tổng hợp những điều quan trọng ....

Xin chào cả nhà, sau một khoảng thời gian suy xét, BQT box Vật Lí quyết định tạo tạo Topic [Vật lí] Tổng hợp những điều quan trọng :D Nghe có vẻ lạ lẫm và mọi người chưa hình dung được là nó để làm gì đúng không nào? Mình sẽ nói cụ thể cho mọi người hình dung nhé :D

Như các bạn đã biết trong mỗi box nhỏ (VD trong phần Vật Lí 12 thì Dao động cơ gọi là 1 box nhỏ ) thường có các bài/ topic quan trọng như tổng hợp kiến thức, chuyên đề, kỹ năng được ghim lên cao để cho không bị trôi và mọi người dễ dàng xem, tìm kiếm. Sau lần quy hoạch lại BOX vừa rồi thì đã có một vài thay đổi lớn. Chúng ta có thêm 1 BOX siêu to khổng lồ và chất lượng là "TÀI LIỆU VẬT LÍ" cập nhật tài liệu từ cơ bản đến nâng cao, ôn thi hsg, thi chuyên, thi THPTQG và đặc biệt là tổng hợp tất cả các loại đề thi cho các bạn tha hồ luyện tập. Những topic ghim cũ đã được di chuyển đến BOX mới vậy câu hỏi đặt ra là vậy topic ghim này lập ra để làm gì? Mình sẽ trả lời ngay đây:

Mục đích:
  • Hệ thống lại những dạng cơ bản hay gặp, những thắc mắc thường xuyên của thành viên
  • Hệ thống những câu hỏi hay, bài tập lạ, thú vị của thành viên
  • Dễ tìm kiếm (vào box nhỏ là mọi người thấy ngay ở đầu trang rồi :D)
  • Phần mở rộng kiến thức (nếu có) mà BQT cập nhật

Nội dung topic:
  • Tổng hợp những câu hỏi thường gặp để giải đáp
  • Những bài tập lạ, khó, hiếm
  • Các phần lưu ý khi học phần kiến thức ở box nhỏ được ghim
  • Kiến thức mở của box nhỏ được ghim
  • Những mục đích phát sinh khác
Hoạt động:
  • BQT box được phân công phụ trách quản lí
  • Thành viên không được trả lời tại topic này
  • Topic cập nhật thường xuyên theo từng thời kì
Mọi trao đổi góp ý về nội dung thắc mắc tại đây: [Vật lí] Góp ý về nội dung Topic ghim ở box nhỏ
 
  • Like
Reactions: anbinhf

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Ở chương nhiệt học này đa phần đều là những câu giải thích hiện tượng, lý thuyết và không có tính toán vì thế mình sẽ tổng hợp các câu hỏi mà thành viên đã từng hỏi ở đây.

Một số câu giải thích hiện tượng:

Có khoảng 98% nước trên bề mặt Trái Đất tồn tại ở thể lỏng và khoảng 2%
tồn tại ở thể rắn. Hãy giải thích tại sao lại có sự chênh lệch lớn như thế?
- Phần lớn bề mặt trái đất được đại dương bao phủ ( đó là chưâ kể ao, hồ, sông , suối và các mạch nước ngầm) -> Diện tích nước bao phủ là rất lớn
- Nhiệt độ hóa rắn của nước là 0 độ C, nhưng trái đất của chúng ta nóng hơn nhiều (trừ 2 cực) (trừ luôn mùa đông ở hàn và 1 phần ôn đới)

Tại sao khi uống nước đá, hoặc những chai nước mát ta thường thấy những giọt nước li ti ở xung quanh?
Khi uống nước đá , hoặc những chai nước mát ta thường thấy những giọt nước li ti ở xung quanh vì do sự bay hơi của nước từ thể rắn sang thể lỏng.

Câu 1: Vì sao khi trộn bê tông người ta phải pha đúng tỉ lệ xi măng, nước, cát, đá (sỏi) ?
Câu 2: Tại sao các thầy thuốc khuyên không nên ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, vì như thế sẽ bị hỏng răng ?
Câu 1: Người ta đã tính toán sự nở vì nhiệt của các chất có trong bê tông và tính các tỉ lệ cần thiết.
Ta phải trộn đúng tỉ lệ của nhà sản xuất đã đưa ra để khi bị nóng lên, các thành phần trong bê tông sẽ nở vì nhiệt với thể tích như nhau, do đó khối bê tông không bị vỡ, nứt nẻ, ... Tương tự cũng như khi bị co lại do lạnh.
Câu 2: Do khi ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng nhiệt độ tăng hoặc giảm đột ngột dễ làm nứt răng quá đó vi khuẩn có thể làm hỏng răng.

Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng ?
Khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu như mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở.

- Tại sao đổ nước vào chai thật đầy rồi để vào ngăn đông tủ lạnh hay bị nứt chai?
- Tại sao ở xứ lạnh vào mùa đông, ở các mặt hồ hay bị đóng băng nhưng nước ở dưới hồ không bị đóng băng và cá có thể sống được?
1. Nước là trường hợp đặc biệt. Khi ở 0 độ C, thể tích nước nở ra. Vì thế, nếu đổ thật đầy chai và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh thì khi nước ở 0 độ C (nhiệt độ ở ngăn làm nước đá của tủ lạnh là dưới 0 độ C), có thể sinh ra lực làm nứt chai.
2. Chỉ có nước trên mặt hồ bị đóng băng, khi đó băng sẽ ngăn các dòng khí lạnh ở dưới trên mặt hồ xuống dưới nước, vì vậy cá vẫn có thể sống.

Lấy kéo cắt một băng dài từ tờ giấy bạc trong bao thuốc lá. Dùng tay căng băng theo phương nằm ngang, mặt nhôm nằm ở phía dưới, rồi di chuyển băng đi lại trên ngọn lửa làm sao cho băng không cháy. Mô tả hiện tượng xảy ra. Giải thích.
Hiên tượng xảy ra khi nhiệt độ lớp nhôm mỏng chưa đạt nhiệt độ cháy của giấy là lớp nhôm mỏng sẽ bị bong tróc ra khỏi lớp giấy do sự giản nở vì nhiệt giữa nhôm và giấy là khác nhau. Khi lớp nhôm có nhiệt độ bằng nhiệt độ cháy của giấy (nhiệt độ cháy của giấy ở điều kiện thường thoáng khí thấp hơn rất nhiều so với nhôm) thì lớp giấy sẽ cháy.

Giải thích hiện tượng sự tạo thành sương mù?
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây nhưng hiện ra áp mặt đất thay vì trên trời cao. Sương mù tạo nên từ lên từ hơi ẩm trên Trái Đất bốc hơi; khi bốc hơi, hơi ẩm chuyển động lên cao, lạnh dần và ngưng tụ tạo thành hiện tượng sương mù. Sương mù có thể xem như dạng mây thấp.

Thả một miếng đồng và cục sáp vào băng phiến đang nóng chảy. Hỏi miếng đồng và cục sáp có bị nóng chảy không? Giải thích?
Đồng không bị nóng chảy vì ta thấy nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
Còn cục sáp thì có do nhiệt độ nóng chảy của sáp rơi vào 45 độ C, thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của băng phiến

Tại sao bàn ủi điện lại tự động tắt khi đã đủ nóng?
Khi nhiệt độ của bàn ủi đủ nóng thì băng kép bị cong lên phía trên, đẩy tiếp điểm lên và làm ngắt mạch điện, làm điểm tiếp xúc bị tách ra ngắt dòng điện vào bàn ủi.
 
Last edited:

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Một số câu hỏi lý thuyết mà t.v hay hỏi:

Hãy nêu các đặc điểm của nhiệt kế phòng thí nghiệm?
Gợi ý:
+ Phạm vi đo đc của nhiệt kế
+ Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế
Nhiệt kế thủy ngân thường được dùng trong phòng thí nghiệm
+ Phạm vi đo đc của nhiệt kế :Từ [tex]-30^{o}C[/tex] đến [tex]120^{o}C[/tex]
+ Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế [tex]1^{o}C[/tex]

Băng kép là gì ?
Nhiệt độ của sự nóng chảy là gì ?
- Băng kép là 2 thanh kim loại có bản chất khác nhau được tán chặt vào nhau theo chiều dài, khi hơ nóng băng kép cong về phía thanh nở vì nhiệt ít hơn.
- Nhiệt độ của sự nóng chảy là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy của một chất xảy ra, tức là chất đó chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng.

Câu 1: Nêu tên các chất rắn, chất lỏng, chất khí mà em biết ?
Câu 2: Hãy so sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ?
Câu 1:
+ Các chất ở thể rắn: Cát, đường, nhôm, nước đá, muối,
+ Thể lỏng: Cồn, dầu ăn, nước, xăng…
+ Thể khí: Hơi nước, ô-xi, ni-tơ, …
Câu 2:
- Giống nhau: Các chất này nở ra khi nóng và khi lạnh thì co lại.
- Khác nhau:
+ Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.
+ Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt cũng khác nhau.
+ Các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt giống nhau.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom