- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 27
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Phần phân bón hóa học xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia với số lượng 1 - 2 câu dưới dạng các câu hỏi lý thuyết, đếm số phát biểu đúng, ...Do đó, mình tổng hợp lại kiến thức lý thuyết về phần phân bón hóa học, hy vọng bài viết này có ích cho các bạn.
PHÂN BÓN HÓA HỌC
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.
- Cây đồng hoá C, H và O từ không khí và nước
- Các nguyên tố N, P, K, … cây hấp thu từ đất
à Cần bón phân để bổ sung cho đất các nguyên tố dinh dưỡng.
Phân loại
+Phân đạm
+Phân lân
+Phân kali
+Phân hỗn hợp và phân phức hợp
+Phân vi lượng
I. Phân đạm
-Khái niệm: Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+
-Tác dụng:
+ Kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật.
+ Giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.
-Hàm lượng dinh dưỡng: là tỉ lệ % khối lượng của nguyên tố N
-Các loại phân đạm: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và phân urê
II. Phân lân
-Khái niệm: Phân lân cung cấp P cho cây dưới dạng ion photphat
-Tác dụng:
+ Thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.
+ Làm cho cây khoẻ, hạt chắc, củ to.
- Độ dinh dưỡng: được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó
-Các loại phân lân: Supephotphat và phân lân nung chảy
III. Phân Kali
-Khái niệm: Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng cation K+, thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4
-Tác dụng:
+ Thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, chất dầu.
+ Tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
+ Giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn
-Độ dinh dưỡng: được dấnh giá bằng tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong phân.
IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Là lọai phân bón chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản
Gồm:
+ Phân hỗn hợp: được trộn từ các phân đơn chứa N, P, K theo tỉ lệ khác nhau tuỳ theo loại đất và cây trồng gọi là phân NPK
Ví dụ : Nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3.
+ Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học của các chất.
Ví dụ: NH3 + axit H3PO4 à hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 (amophot )
V. Phân vi lượng
-Khái niệm: phân vi lượng cung cấp cho cây một lượng nhỏ các nguyên tố như B, Zn, Mo, Mn, Cu,…
-Tác dụng: tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…cho cây. Phân này được bón cùng phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ, tuỳ thuộc vào từng loại cây và từng loại đất, không nên dùng quá liều.
Tài liệu bài viết này được tham khảo của một số thầy cô giáo khác. Xin chân thành cảm ơn.
PHÂN BÓN HÓA HỌC
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.
- Cây đồng hoá C, H và O từ không khí và nước
- Các nguyên tố N, P, K, … cây hấp thu từ đất
à Cần bón phân để bổ sung cho đất các nguyên tố dinh dưỡng.
Phân loại
+Phân đạm
+Phân lân
+Phân kali
+Phân hỗn hợp và phân phức hợp
+Phân vi lượng
I. Phân đạm
-Khái niệm: Phân đạm cung cấp nitơ cho cây dưới dạng ion NO3- và ion NH4+
-Tác dụng:
+ Kích thích các quá trình sinh trưởng, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật.
+ Giúp cho cây phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả.
-Hàm lượng dinh dưỡng: là tỉ lệ % khối lượng của nguyên tố N
-Các loại phân đạm: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và phân urê
-Khái niệm: Phân lân cung cấp P cho cây dưới dạng ion photphat
-Tác dụng:
+ Thúc đẩy các quá trình sinh hoá, trao đổi chất và trao đổi năng lượng của cây.
+ Làm cho cây khoẻ, hạt chắc, củ to.
- Độ dinh dưỡng: được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó
-Các loại phân lân: Supephotphat và phân lân nung chảy
-Khái niệm: Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng cation K+, thành phần chủ yếu là KCl và K2SO4
-Tác dụng:
+ Thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra các chất đường, bột, chất xơ, chất dầu.
+ Tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây.
+ Giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn
-Độ dinh dưỡng: được dấnh giá bằng tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong phân.
IV. Phân hỗn hợp và phân phức hợp
Là lọai phân bón chứa đồng thời một số nguyên tố dinh dưỡng cơ bản
Gồm:
+ Phân hỗn hợp: được trộn từ các phân đơn chứa N, P, K theo tỉ lệ khác nhau tuỳ theo loại đất và cây trồng gọi là phân NPK
Ví dụ : Nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO4 và KNO3.
+ Phân phức hợp: là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học của các chất.
Ví dụ: NH3 + axit H3PO4 à hỗn hợp NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 (amophot )
V. Phân vi lượng
-Khái niệm: phân vi lượng cung cấp cho cây một lượng nhỏ các nguyên tố như B, Zn, Mo, Mn, Cu,…
-Tác dụng: tăng khả năng kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp,…cho cây. Phân này được bón cùng phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ, tuỳ thuộc vào từng loại cây và từng loại đất, không nên dùng quá liều.
Tài liệu bài viết này được tham khảo của một số thầy cô giáo khác. Xin chân thành cảm ơn.