- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 27
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Chào các bạn, kì thi trung học phổ thông quốc gia đang tới gần, giai đoạn này các bạn cần củng cố lại kiến thức thật vững chắc để luyện đề và nâng cao kỹ năng làm bài. Do đó, mình xin chia sẻ với các bạn phần lý thuyết tổng hợp về chương sự điện li. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.
SỰ ĐIỆN LI
1. SỰ ĐIỆN LI
- Sự điện li: là quá trình phân li các chất ra ion dưới tác dụng của nước hoặc khi nóng chảy.
- Chất điện li: là chất khi tan trong nước hoặc nóng chảy phân li ra ion. Gồm: axít, bazơ, muối.
- Dung dịch chất điện li dẫn điện tốt vì trong dung dịch tồn tại các phần tử mang điện (ion). Dung dịch càng nhiều ion, khả năng dẫn điện càng tốt.
VD: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: H2SO4, HCl, KCl, CH3COOH. Dung dịch nào dẫn điện tốt nhất.
2. PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI
[TBODY]
[/TBODY]- Đối với chất điện li yếu: nồng độ dd càng nhỏ, điện li càng mạnh
3. ĐỘ ĐIỆN LI α
a. Độ điện li α: α= n/no = C/Co
Trong đó: n: số phân tử phân li thành ion.
no: số phân tử hòa tan.
- chất không điện li: α= 0
- chất điện li mạnh: α= 1
- chất điện li yếu: 0 < α < 1
α phụ thuộc vào bản chất chất tan, nhiệt độ và nông độ của dd ( C càng nhỏ, α càng lớn => Khi pha loãng dung dịch thì độ điên ly tăng)
4. AXIT – BAZƠ
- Theo thuyết A-re-ni-us:
AXIT: Là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+
VD: HCl → H+ + Cl-
HF [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + F-
Axit nhiều nấc:
H3PO4 [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + H2PO4-
H2PO4- [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + HPO42-
HPO42- [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + PO43-
BAZƠ: Là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-
VD: NaOH → Na+ + OH-
Bazơ nhiều nấc:
Mg(OH)2 [tex]\leftrightharpoons[/tex] MgOH+ + OH-
MgOH+ [tex]\leftrightharpoons[/tex] Mg2+ + OH-
HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH: Là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
VD: Al(OH)3; Zn(OH)2
* Zn(OH)2: Phân li kiểu bazơ Zn(OH)2 [tex]\leftrightharpoons[/tex] Zn2+ + 2OH-
Phân li kiểu bazơ Zn(OH)2 [tex]\leftrightharpoons[/tex] ZnO22- + 2H+
* Al(OH)3: Phân li kiểu bazơ Al(OH)3 [tex]\leftrightharpoons[/tex] Al3+ + 3OH-
Phân li kiểu axit Al(OH)3 [tex]\leftrightharpoons[/tex] AlO2-.H2O + H+
5. Muối và phản ứng thủy phân muối
* Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
* Phân loại:
- Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra H+
VD: Na3PO4; NaCl; Na2CO3; NaH2PO2; Na2HPO3,…
- Muối axit: Là muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+
VD: NaHSO4; NaHCO3; NaHSO3; NaHS; NaH2PO4; Na2HPO4,…
* Phản ứng thủy phân và pH của dung dịch muối
SỰ ĐIỆN LI
1. SỰ ĐIỆN LI
- Sự điện li: là quá trình phân li các chất ra ion dưới tác dụng của nước hoặc khi nóng chảy.
- Chất điện li: là chất khi tan trong nước hoặc nóng chảy phân li ra ion. Gồm: axít, bazơ, muối.
- Dung dịch chất điện li dẫn điện tốt vì trong dung dịch tồn tại các phần tử mang điện (ion). Dung dịch càng nhiều ion, khả năng dẫn điện càng tốt.
VD: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: H2SO4, HCl, KCl, CH3COOH. Dung dịch nào dẫn điện tốt nhất.
2. PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI
CHẤT ĐIỆN LI MẠNH | CHẤT ĐIỆN LI YẾU | |
Định nghĩa | Là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li ra hoàn toàn thành ion. | Là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li một phần thành ion. |
Gồm | - axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4... - bazơ mạnh: NaOH, Ba(OH)2,... - hầu hết các muối: NaCl, Cu(NO3)2, AgCl... | - axit yếu: HF, H2S, HClO, H2SO3... - bazo yếu: NH3, Mg(OH)2,.... - một số muối: HgCl2, Hg(CN)2... |
Chú ý | Quá trình điện li 1 chiều | - Cân bằng điện li là cân bằng động, tuân theo nguyên li Lechatelier. - Nước là chất điện li rất yếu |
3. ĐỘ ĐIỆN LI α
a. Độ điện li α: α= n/no = C/Co
Trong đó: n: số phân tử phân li thành ion.
no: số phân tử hòa tan.
- chất không điện li: α= 0
- chất điện li mạnh: α= 1
- chất điện li yếu: 0 < α < 1
α phụ thuộc vào bản chất chất tan, nhiệt độ và nông độ của dd ( C càng nhỏ, α càng lớn => Khi pha loãng dung dịch thì độ điên ly tăng)
4. AXIT – BAZƠ
- Theo thuyết A-re-ni-us:
AXIT: Là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+
VD: HCl → H+ + Cl-
HF [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + F-
Axit nhiều nấc:
H3PO4 [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + H2PO4-
H2PO4- [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + HPO42-
HPO42- [tex]\leftrightharpoons[/tex] H+ + PO43-
BAZƠ: Là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-
VD: NaOH → Na+ + OH-
Bazơ nhiều nấc:
Mg(OH)2 [tex]\leftrightharpoons[/tex] MgOH+ + OH-
MgOH+ [tex]\leftrightharpoons[/tex] Mg2+ + OH-
HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH: Là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
VD: Al(OH)3; Zn(OH)2
* Zn(OH)2: Phân li kiểu bazơ Zn(OH)2 [tex]\leftrightharpoons[/tex] Zn2+ + 2OH-
Phân li kiểu bazơ Zn(OH)2 [tex]\leftrightharpoons[/tex] ZnO22- + 2H+
* Al(OH)3: Phân li kiểu bazơ Al(OH)3 [tex]\leftrightharpoons[/tex] Al3+ + 3OH-
Phân li kiểu axit Al(OH)3 [tex]\leftrightharpoons[/tex] AlO2-.H2O + H+
5. Muối và phản ứng thủy phân muối
* Định nghĩa: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit.
* Phân loại:
- Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra H+
VD: Na3PO4; NaCl; Na2CO3; NaH2PO2; Na2HPO3,…
- Muối axit: Là muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+
VD: NaHSO4; NaHCO3; NaHSO3; NaHS; NaH2PO4; Na2HPO4,…
* Phản ứng thủy phân và pH của dung dịch muối
Muối | pH | Ví dụ |